Hôm nay,  

Thư Gởi Các Bạn Trung-quốc Về Vấn-đề Tranh-chấp Biển Đông

08/10/201515:42:00(Xem: 3509)

ỦY-BAN LÃNH-ĐẠO LÂM-THỜI

VIỆT-NAM CỘNG-HÒA

6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150-1335

Telephone: (703) 971-9178

 

Để phổ-biến tức-thời                                                  Liên-lạc: Ông Nguyễn (703) 971-9178

 

THƯ GỞI CÁC BẠN TRUNG-QUỐC

VỀ VẤN-ĐỀ TRANH-CHẤP BIỂN ĐÔNG

 

            Ngày 25 tháng 9 vừa qua, nhân dịp sang gặp Tổng-thống Mỹ Barack Obama, Chủ-tịch Cộng-hòa Nhân-dân Trung-quốc Tập Cận-bình đã nhắc lại một lời khẳng-định sai quấy không xứng-đáng với một cường-quốc và một chính-quyền có trách-nhiệm.  Đó là, một lần nữa ông nói Trung-quốc có “những quyền lịch-sử không thể chối cãi được” về một phần lớn của Biển Đông—mà trong tiếng Trung-hoa gọi là Nam-hải và người Phi-luật-tân kêu là Biển Tây Phi-líp-pin.

 

Điều sai quấy trong lập-trường của Trung-Cộng

 

            Điều sai quấy trong lời khẳng-định của Trung-Cộng có thể thấy qua nhiều cách: Cũng như vịnh Mễ-tây-cơ không thuộc về Mê-hi-cô, hay Ấn-độ-dương không thuộc về Ấn-độ, biển Nam-hải không hề thuộc về Trung-quốc dù như tên biển này trong tiếng ngoại-quốc có thể có thêm tên Trung-quốc ở trong đó (như South China Sea hay Mer de Chine).  Thứ nữa, nếu ta nghiên cứu các bản-đồ Trung-quốc cho đến đầu thế-kỷ 20 ta sẽ thấy là đất cực-Nam của Trung-quốc đều ngừng ở đảo Hải-nam và không bao giờ đi xa hơn thế.  Nói khác đi là nói dối.

            Ngược lại, có rất nhiều tài-liệu cũng như bản-đồ (do các nhà địa-lý Âu-châu hay trong các nguồn lịch-sử của Việt-nam, không trừ một số nguồn lịch-sử Trung-quốc) cho thấy là ít ra cũng từ thế-kỷ 16, quần-đảo Hoàng-sa và một phần của quần-đảo Trường-sa thuộc về Việt-nam.  Tỷ-dụ, từ thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong vẫn có những “đợi Bắc-hải, “Bắc” đối với Đàng Trong) được gởi hàng năm ra ngoài đảo thu những hải-sản từ Hoàng-sa về.  Dựa vào truyền-thống đó, các ngư-dân Việt-nam ở chung quanh Đà-nẵng và nhất là ở Cù lao Ré (tên chữ là Lý-sơn) vẫn coi Hoàng-sa là vùng đánh cá truyền-thống của họ, một sự-kiện mà cho tới những năm gần đây không ai tranh cãi.

            Những “bằng-chứng” mà người Trung-hoa đưa ra như các miểng gốm từ đời này đời nọ lượm nhặt được trên đảo thì hiển-nhiên là không có giá-trị nêu không muốn nói là khôi hài.  Không những không thể coi chúng là bằng-chứng, nói chi đến bảo đó là bằng-chứng khám-phá ra các đảo, nhất là khi ta biết phần lớn các tên Trung-hoa cho các đảo ở Hoàng-sa và Trường-sa là những tên dịch hay phiên-âm từ tiếng ngoại-quốc (tiếng Anh và tiếng Pháp) mới có trong thế-kỷ 20.

            Trái lại, các chấp ngôn của Việt-nam là rất có cơ-sở: Gia Long Hoàng-đế (1802-1820), chẳng hạn, đã đích-thân ra ngoài quần-đảo Hoàng-sa vào năm 1819 để chứng tỏ chủ-quyền VN, vua Minh Mạng (1820-1840) còn cho người ra đo đạc và cắm mốc chủ-quyền ngoài quần-đảo Hoàng-sa vào năm 1835; và cũng từ thập niên 1930 người Pháp, lúc bấy giờ là chính-quyền ở Việt-nam, đã xây một đài khí-tượng ngoài đảo Pattle, đảo lớn nhất ở Hoàng-sa, để đưa ra những thông tin hải-hành cho các tàu quốc-tế đi qua vùng này ở Biển Đông mãi cho đến tận tháng 1/1974 khi Trung-Cộng cưỡng-chiếm Hoàng-sa từ tay Hải-quân VNCH.

            Trung-quốc chỉ mới bắt đầu đòi hỏi chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa một cách muộn màng bắt đầu từ năm 1947 khi chính-quyền Trung-hoa Dân-quốc của Tưởng Giới-thạch đưa ra một hình vẽ 11 vạch chạy vòng quanh Biển Đông để có thể tìm cách đòi một số quyền về cho Trung-quốc.  Riêng sự-kiện con đường 11 vạch này không liền lạc với nhau cũng đủ tỏ là chính-quyền Trung-quốc không chắc chắn gì về những đòi hỏi của mình.  Con đường đứt nối này chỉ là mộng mơ của một nhà địa-lý Trung-quốc vào thời bấy giờ.  (Bằng-chứng về sự mơ hồ này của Trung-quốc có thể thấy rõ qua sự-kiện là về sau, vì những lý-do này khác, con đường 11 vạch đã có lúc được vẽ lại thành 10 vạch, rồi 9 vạch như ngày hôm nay.)

           

Sự quốc-tế công-nhận chủ-quyền của Việt-nam

 

            Ngược lại, chủ-quyền Việt-nam trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa được quốc-tế công-nhận ít nhất qua bốn hội-nghị quốc-tế trong đó có sự tham-gia của nhiều nước:

            Hội-nghị Hòa-bình San Francisco năm 1951 bác bỏ đề nghị của Liên-Xô là hãy trả lại Hoàng-Trường-sa về cho Trung-quốc sau khi Nhật tuyên-bố từ bỏ chủ-quyền trên hai quần-đảo này (bằng 46 phiếu chống, chỉ có 3 phiếu thuận) trong khi đó Thủ-tướng Trần Văn Hữu của Quốc-gia VN đã lên tiếng đòi chủ-quyền trên hai quần-đảo mà ông nói đã thuộc về Việt-nam từ lâu.  Lời khẳng-định của ông Hữu đã không gặp sự chống đối nào và còn được ghi vào kỷ-yếu của Hội-nghị.

            Hội-nghị Genève năm 1954, mà ngồi chủ-tọa là Ngoại-trưởng Anthony Eden của Anh và ông Châu Ân-lai của Trung-Cộng, đã quyết-định hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa thuộc về chính-quyền miền Nam khi đất nước bị chia đôi ở vĩ-tuyến 17 thành hai miền Nam Bắc.  Với tư-cách đó, ông Châu Ân-lai không thể nói là ông không biết về chuyện này.  Khi Trung-Cộng vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, ở một thời-điểm mà ông Châu còn làm thủ-tướng, quyết-định gộp Tây-sa (tức Hoàng-sa của VN) và Nam-sa (tức Trường-sa của VN) vào lãnh-hải của Trung-quốc thì tức là ông đã đi ngược lại lời cam-kết của ông.

            Hiệp-định Hòa-bình Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 định nghĩa sự “toàn vẹn lãnh-thổ của Việt-nam [tức trong đó có sự toàn vẹn lãnh-thổ của miền Nam] như được công-nhận bởi Hiệp-định Genève 1954” (Điều 1).  Như vậy, theo Hiệp-định Paris đã không có một sự đổi thay nào trong vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa.

            Cuối cùng, Định-ước quốc-tế về Việt-nam, ký vào ngày 2 tháng 3 năm 1973 ở Paris, nhằm “bảo đảm việc kết thúc chiến-tranh và duy trì hòa-bình ở Việt-nam, tôn trọng những quyền quốc gia căn bản của dân-tộc Việt-nam, cũng như quyền dân-tộc tự-quyết của nhân-dân miền Nam” và “đóng góp vào và bảo đảm hòa-bình ở Đông-dương,” do 12 quốc gia trên thế-giới ký trong đó có năm cường-quốc (Hoa-kỳ, Pháp, Anh, Liên-Xô và Trung-Cộng) dưới sự chứng-kiến của Tổng-thư-ký Liên-hiệp-quốc vào lúc đó, ông Kurt Waldheim, cũng long-trọng cam-kết là tất cả các quốc gia đó sẽ tôn trọng “những quyền căn-bản của nhân-dân Việt-nam, định nghĩa như nền độc-lập, chủ-quyền, thống nhất, và toàn vẹn lãnh-thổ của Việt-nam” (Điều 2 của Định-ước).  Người đại diện nhân danh Trung-quốc ký vào định-ước này là Ngoại-trưởng Cơ Bằng-phi, rõ ràng là Bắc-kinh đã cam-kết thêm một lần nữa, một điều họ không thể phủ-nhận được.  Tuyên-bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Quốc-vụ-viện Trung-quốc, do đó, là thêm một lần nữa vi-phạm ngay lời cam-kết của họ.

           

Những bước xâm-lược ngày càng leo thang của Trung-Cộng

 

            Bất kể sự vững mạnh không thể chối cãi được của Việt-nam về vấn-đề chủ-quyền trên Hoàng-Trường-sa, Bắc-kinh đã tiến-hành với một loạt hành-động nhằm “đớp từng phần” vào lãnh-thổ, lãnh-hải VN—một chiến-thuật được Tây-phương mô-tả là “cắt lát” hay còn gọi là “tầm ăn lá” (theo hình ảnh quen thuộc của phương Đông), chiến-thuật “vết dầu loang.”

            Năm 1956, Bắc-kinh chiếm các đảo phía Đông của quần-đảo Hoàng-sa từ tay của hải-quân Trung-hoa Quốc-gia của ông Tưởng Giới-thạch.

            Đến tháng 9 năm 1958, Bắc-kinh đòi chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa (mà họ gọi là “Tây-sa” và “Nam-sa”).  Trong khi Sài-gòn phản-đối kịch-liệt và đưa vấn-đề ra trước Liên-hiệp-quốc thì Hà-nội, qua một bức công-hàm ô nhục của thủ-tướng Phạm Văn Đồng (đề ngày 14 tháng 9, 1958) lại đồng-thuận với việc tuyên-bố của Bắc-kinh dù như Hà-nội không có quyền-hạn gì trên hai quần-đảo đó.

            Tháng 1 năm 1974, hải-quân Trung-Cộng đánh bại một đoàn tàu của quân-lực VNCH được gởi ra để bảo vệ chủ-quyền của miền Nam.  Trong trận hải-chiến này, Hải-quân VNCH đã tranh đấu rất anh-dũng nhưng cũng đã mất 74 chiến-sĩ bị chết trong cuộc đụng độ này.

            Tháng 3 năm 1988, Hải-quân Trung-quốc lại đánh chiếm Gạc Ma trong quần-đảo Trường-sa và sáu bãi đá ngầm của Việt-nam, đẩy xa sự hiện diện của Trung-quốc tới 800 dặm về phía nam Hải-nam, điểm cực-nam của lãnh-thổ Trung-quốc đến đầu thế-kỷ 20.

            Tháng 9 năm 1991, sau sự-kiện Liên-Xô sụp đổ Hà-nội đã đầu hàng Trung-quốc ở Thành-đô và phải hứa hẹn bồi thường cho Trung-quốc, dước hình-thức những sự nhượng-bộ trên đất liền (mất ít nhất 720 cây số vuông chiến-lược trong vùng biên-giới giữa hai nước) qua hiệp-định ký vào năm 1999 và 11 nghìn cây số vuông biển trong Vịnh Bắc-Việt (qua hiệp-định ký năm 2000).

            Dựa vào những hiệp-ước đó, Trung-Cộng đã đuổi các ngư-dân Việt-nam ra khỏi những ngư-trường truyền-thống của mình ở chung quanh quần-đảo Hoàng-sa, tấn-công các tàu đánh cá của VN, như đâm vào, tịch-thu các mẻ cá hay hải-sản đã thu được, chưa kể thỉnh thoảng còn bắn chết người, bắt bớ ngư-dân VN rồi đòi tiền chuộc.  Trong suốt thời-gian đó, Trung-quốc củng-cố các đảo rồi biến chúng thành một huyện của Trung-quốc dưới tên huyện Tam-sa bất kể những phản-đối lấy lệ của Hà-nội.

            Tháng 5 năm 2012, Bắc-kinh đưa một giàn khoan khổng lồ, Hải-dương 981, vào vùng lãnh-hải của Việt-nam và xua đuổi những tàu bè VN ra tìm cách đẩy giàn khoan ra khỏi lãnh-hải của VN.  Bắc-kinh chỉ rút giàn khoan HY 981 ra sau hai tháng, vào tháng 7/2012.

            Trung-Cộng không chỉ tạo ra những khó khăn cực-kỳ cho “đồng-minh” trên danh-nghĩa của họ là Hà-nội, ngay trong những vùng mà Việt-nam coi là vùng tài-nguyên truyền-thống của mình trên biển trong đó có việc đánh cá và khai thác dầu khí.  Trung-Cộng còn xâm-chiếm cả những đảo và bãi thuộc về Phi-luật-tân như bãi cạn Scarborough hay dẫy đảo Mischief.  Những năm gần đây, Trung-Cộng còn đe dọa cả những vùng lãnh-hải của Mã-lai-á và Nam-dương, nghĩa là những điểm cực-nam của con đường 9 vạch, một vùng biển mà Bắc-kinh mới chỉ chính-thức đòi từ tháng 5 năm 2009.

            Gần đây nhất là những hành-động xây cất và vượt đất của Trung-Cộng tại một số bãi đảo ở Trường-sa cho phép Bắc-kinh biến những bãi đảo đó thành những thành trì quân-sự, gây nên những hồi chuông báo-động ở tận xa xôi như Đông-kinh (Nhật-bản) và Hoa-thịnh-đốn.

           

Thân gởi các Bạn Trung-quốc,

 

            Từ sự trình bầy trên đây, dựa hoàn-toàn vào những dữ-kiện chắc chắn, không thể phủ-nhận được, các bạn có thể thấy là những hành-động của Bắc-kinh đã nói lên dõng dạc tham-vọng của giới lãnh-đạo, chúng thuyết phục hơn là những câu nói hoa mỹ mà Bắc-kinh thường đưa ra, phủ-nhận hoàn-toàn những lời tuyên-bố hòa-bình đến từ Bắc-kinh.

            Trung-quốc hiện đang đứng trước nhiều hiểm-họa về kinh tế và tài-chánh nên họ rất dễ quay sang một giải-pháp củng-cố quốc-phòng nhằm xoa dịu những thành-phần hiếu động trong quân-lực vì tin rằng nếu kêu gọi đến lòng ái quốc quá khích trong quần-chúng, Trung-quốc sẽ có thể trở lại giai-đoạn phát triển nhanh chóng của nền kinh tế như trong quá-khứ.  Chính ngộ-nhận này giải thích sự hung hăng của Bắc-kinh trong Hoàng-hải (như trong vụ tranh chấp với Nhật-bản về quần-đảo Senkaku/Điếu-ngư-đài) hay việc đòi vô lý chiếm tới 80 phần trăm Biển Đông-Nam-Á (Biển Đông của Việt-nam).

            Ngày nay đã quá rõ là dưới sự cầm quyền của Tập Cận-bình, Trung-quốc đã từ bỏ thế-cách ở trong bóng tối của Đặng Tiểu-bình trước đây mà quay sang một cách tiếp cận bá-quyền vừa xứng với thế-lực kinh tế ngày càng mạnh của nước này.  Song cách tiếp cận mới này đã chỉ gây nên những hồi chuông báo-động ở trong hầu hết các quốc gia láng giềng của Trung-quốc, từ Nhật-bản xuống đến các quốc gia trong ASEAN, nhất là những nước nào bao quanh Biển Đông mà hầu hết không chấp nhận đường 9 vạch của Trung-quốc—một thái-độ ăn khớp với phần còn lại của toàn-thế-giới bởi thế-giới chỉ muốn duy trì tự do hàng hải ở trong một vùng biển then chốt đối với thương mại toàn-cầu và không chấp nhận những đòi hỏi bất hợp pháp của Bắc-kinh.

            Bởi chúng tôi biết rằng giờ đây ở Trung-quốc vẫn còn nhiều bạn Trung-hoa lương thiện và hiểu biết nên cùng với các bạn Phi-luật-tân và Đông-Nam-Á khác, chúng tôi kêu gọi đến lương-tâm và thiện-chí của các bạn để ngăn chặn bàn tay của Chủ-tịch Tập Cận-bình và những đàn em trong quân-lực của ông ngõ hầu duy trì hòa-bình trong một vùng bao gồm không ít hơn 600 triệu dân, buộc Trung-quốc phẚi tôn trọng Quy-ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) cũng như Tuyên bố về cách Ứng-xử (DOC) mà Trung-quốc đã ký kết, đòi Bắc-kinh phẚi ngưng ngay nếu không phẚi là tháo gỡ các vụ đùn đắp “hoà-bình” nơi các bãi đẚo trong quần-đẚo Trường-sa mà đang đe doạ hoà-bình và ổn-định trong vùng và có thể dẫn đến Thế-chiến thứ ba.

 

 

Springfield, Virginia, ngày 6 tháng 10, 2015

 

Nguyễn Ngọc BÍCH

Chủ-tịch Ủy-ban Lâm-thời VNCH

 

 

Note

 

On June 8, 2013, the Chinese delegation at the UN circulated a “China’s Position Paper regarding the South China Sea.”  Ten days later, on June 18, 2013, the Republic of Vietnam Leadership Committee published a rejoinder entitled “Rebuttal of the Chinese Position Paper.”  This rebuttal was widely circulated and received approbation as a judicious document in answer to the Chinese paper.  The present paper, “Letter to My Chinese Friends re. the South China Sea Dispute,” is one in a continuous dialogue that we would want to have with well-thinking leaders of public opinion in China.  It also follows the Proceedings of the Manila Conference on the South China Sea Disputes, a joint Vietnamese-Filipino project held in Manila (Bernas Center, Ateneo Law School, Makati, Manila) on March 27, 2015.

/.



.
.

Ý kiến bạn đọc
11/10/201511:29:12
Khách
Đức Dalai Lama đi khắp năm Châu bốn Bể để van xin thế giới giúp Tibet mà vẫn chẳng thay đổi được gì.

Muốn VN thay đổi, người Việt Hải Ngoại phải giữ những chức vụ thật quan trọng trong guồng máy chính phủ và tư nhân như những người Do Thái đang làm o HK. Nói tóm lại, chúng ta cần CHẤT XÁM, CHẤT XÁM và CHẤT XÁM.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.