Trần Văn Minh dịch
(East Asia Forum (25-06-2015); Tác giả: Raul (Pete) Pedrozo, Bộ Quốc phòng Mỹ)
Trong một bài báo mới đây đăng trên East Asia Forum, ông Sam Bateman phê phán quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter về ý định phát triển kế hoạch quân sự cho hoạt động tự do hàng hải (TDHH) trong vùng Biển Đông một cách quyết đoán hơn. Cụ thể, Bateman khẳng định rằng “có những rủi ro pháp lý, hoạt động và chính trị quan trọng liên quan đến các hoạt động này”. Trong khi có thể có những rủi ro liên quan đến việc tiến hành các hoạt động TDHH cận kề những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, phần lớn những gì ông Bateman lập luận để bênh vực quan điểm của ông là không đúng.
Trước tiên, ông Bateman cáo buộc rằng Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến công việc xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông, là điều có thể gây ra ấn tượng rằng Hoa Kỳ đã tự từ bỏ vị thế trung lập trong các tranh chấp chủ quyền. Nhưng, mặc dù với hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông trong 40 năm qua, bắt đầu từ cuộc xâm lăng Hoàng Sa năm 1974 và lên tới cao điểm với các hoạt động xây dựng đảo hiện nay của họ lên đến hơn 2.000 mẫu Anh (800 ha), Mỹ đã duy trì tính trung lập liên quan đến các tranh chấp chủ quyền. Tại cả hai sự kiện, buổi lễ thay đổi cấp chỉ huy của Bộ Tham mưu vùng Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng Năm, ông Carter nhấn mạnh rằng “các bên tranh chấp nên dừng ngay lập tức và chấm dứt công việc cải tạo đảo”.
Thứ hai, ông Bateman đặt câu hỏi về tính hợp pháp của hoạt động TDHH trong vùng lãnh hải, cho rằng “chuyển hướng khỏi tuyến đường qua lại bình thường giữa điểm A và B chỉ để chứng minh quyền đi lại” không cấu thành quyền qua lại vô hại. Ông Bateman trích dẫn các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) rằng sự qua lại vô hại phải “liên tục và nhanh chóng” và không được có “bất kỳ mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước ven biển”.
Có một số vấn đề trong các phân tích của ông Bateman. Để bắt đầu, không có gì trong UNCLOS gợi ý rằng một chiếc tàu hành sử quyền qua lại vô hại phải di chuyển theo một đường thẳng từ điểm A đến điểm B. Tất cả các tàu, kể cả tàu chiến, được hưởng quyền qua lại vô hại thông qua vùng lãnh hải. Việc qua lại được xem là vô hại khi không gây tổn hại cho hòa bình, trật tự hay an ninh của các quốc gia ven biển. Về mặt pháp lý, hành động bị xem là phương hại chỉ khi một tàu nước ngoài phạm phải bất kỳ điều nào trong số 12 hoạt động bị cấm, được liệt kê tại Chương 19. Chỉ di chuyển ngang qua lãnh hải không nằm trong những hoạt động được liệt kê này, thực tế đã được Tòa án Công lý Quốc tế trong vụ xử giữa Nicaragua và Mỹ xác định.
Ngoài ra, UNCLOS cho phép quốc gia ven biển chỉ định các tuyến đường biển và phương án tách biệt giao thông trong lãnh hải của họ cho mục tiêu an toàn hàng hải, trong đó các tàu nước ngoài thực thi quyền qua lại vô hại phải tuân theo. Nhưng không có các tuyến đường biển hoặc phương án tách biệt giao thông được thiết lập ở Biển Đông.
Hơn nữa, như ông Bateman đã chính xác chỉ ra, các hòn đảo nhân tạo được xây dựng trên các thực thể biển ngập nước không được hưởng quyền lãnh hải 12 hải lý. Do đó, các tàu thuyền và máy bay của Mỹ có thể hoạt động một cách hợp pháp trong vòng 12 hải lý của các thực thể biển này. Thêm nữa, do Hoa Kỳ duy trì vị thế trung lập trong các tranh chấp chủ quyền, Hoa Kỳ sẽ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên bất kỳ thực thể biển nào trong khu vực Biển Đông.
Thứ ba, ông Bateman khẳng định rằng “hoạt động TDHH vốn nguy hiểm”. Do những rủi ro liên quan, các kế hoạch TDHH nên được thi hành với sự thận trọng. Kể từ khi được thiết lập vào năm 1979, tàu thuyền và máy bay của Mỹ đã thực hiện hàng trăm vụ khẳng định quyền TDHH trên toàn thế giới. Mỗi hoạt động được lên kế hoạch với chủ ý, xem xét tính pháp lý và được cấp cao nhất của chính phủ phê duyệt. Ngoại trừ một số ít các trường hợp ngoại lệ, các hoạt động này đã được tiến hành một cách hòa bình và chuyên nghiệp không can thiệp vào các quốc gia ven biển.
Thứ tư, ông Bateman quở trách Mỹ đã chỉ trích các tàu Trung Quốc thiếu tính chuyên nghiệp và không tuân theo các quy tắc quốc tế phòng ngừa va chạm. Ông chỉ ra rằng “Hải quân Mỹ đã trải qua một số vụ tai nạn trong những năm gần đây như là hệ quả của những sai phạm về điều khiển tàu và nghệ thuật đi biển của riêng mình”. Trong khi tàu hải quân Mỹ can dự vào các tai nạn như là kết quả của sự thiếu khả năng đi biển, sự khác biệt lớn là tính thiếu khả năng đi biển của các sĩ quan Mỹ nói chung là vô ý, trong khi tính thiếu khả năng đi biển và thiếu chuyên nghiệp về phần các sĩ quan Trung Quốc có vẻ như có chủ ý.
Thứ năm, ông Bateman chỉ ra rằng các quốc gia trong khu vực có thể không hỗ trợ gia tăng sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, khi trích dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng điều này mâu thuẫn với sự thành công của các hoạt động mà Mỹ cam kết đang diễn ra trong khu vực. Singapore đã mời Mỹ tiếp tục khai triển bốn tàu khu trục ở đất nước nhỏ bé này. Sau đó, Mỹ và Úc đã ký một thỏa thuận gia tăng hơn gấp đôi con số binh sĩ Mỹ tập luyện ở miền bắc nước Úc.
Tương tự như vậy, Mỹ và Philippines đã ký Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Nâng cao, cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ và cơ sở vật chất của Philippines, cũng như trang thiết bị quân sự có sẵn ở Philippines trong các sứ mệnh quân sự và nhân đạo. Điều quan trọng hơn là việc ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung Mỹ-Việt về quan hệ quốc phòng gần đây, mở ra cơ hội mới cho sự hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ gia tăng.
Cuối cùng, ông Bateman tuyên bố rằng “bằng cách khiêu khích Trung Quốc với bộ điệu hung hăng và không cần thiết như thế chỉ có thể làm cho tình hình hiện nay tồi tệ hơn”. Bỏ chuyện chính trị sang một bên, hoạt động TDHH là một cuộc diễn tập hợp pháp của quyền và tự do hàng hải và hàng không, và việc sử dụng hợp pháp biển và vùng trời, dành cho tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế.
Mỹ sẽ không chấp nhận hành vi đơn phương của các quốc gia khác, được thiết kế để hạn chế quyền và tự do của cộng đồng quốc tế trong vấn đề hàng hải và hàng không, và các cách thức sử dụng biển sâu liên quan khác.
____
Đại úy Pedrozo là cựu giáo sư về luật quốc tế của trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ và hiện là Trợ lý Luật sư trưởng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trước đây ông từng là nhân viên Cố vấn Luật pháp của Bộ Tham mưu vùng Thái Bình Dương của Mỹ và là trợ lý đặc biệt cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về Chính sách.
(East Asia Forum (25-06-2015); Tác giả: Raul (Pete) Pedrozo, Bộ Quốc phòng Mỹ)
Trong một bài báo mới đây đăng trên East Asia Forum, ông Sam Bateman phê phán quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter về ý định phát triển kế hoạch quân sự cho hoạt động tự do hàng hải (TDHH) trong vùng Biển Đông một cách quyết đoán hơn. Cụ thể, Bateman khẳng định rằng “có những rủi ro pháp lý, hoạt động và chính trị quan trọng liên quan đến các hoạt động này”. Trong khi có thể có những rủi ro liên quan đến việc tiến hành các hoạt động TDHH cận kề những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, phần lớn những gì ông Bateman lập luận để bênh vực quan điểm của ông là không đúng.
Trước tiên, ông Bateman cáo buộc rằng Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến công việc xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông, là điều có thể gây ra ấn tượng rằng Hoa Kỳ đã tự từ bỏ vị thế trung lập trong các tranh chấp chủ quyền. Nhưng, mặc dù với hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông trong 40 năm qua, bắt đầu từ cuộc xâm lăng Hoàng Sa năm 1974 và lên tới cao điểm với các hoạt động xây dựng đảo hiện nay của họ lên đến hơn 2.000 mẫu Anh (800 ha), Mỹ đã duy trì tính trung lập liên quan đến các tranh chấp chủ quyền. Tại cả hai sự kiện, buổi lễ thay đổi cấp chỉ huy của Bộ Tham mưu vùng Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng Năm, ông Carter nhấn mạnh rằng “các bên tranh chấp nên dừng ngay lập tức và chấm dứt công việc cải tạo đảo”.
Thứ hai, ông Bateman đặt câu hỏi về tính hợp pháp của hoạt động TDHH trong vùng lãnh hải, cho rằng “chuyển hướng khỏi tuyến đường qua lại bình thường giữa điểm A và B chỉ để chứng minh quyền đi lại” không cấu thành quyền qua lại vô hại. Ông Bateman trích dẫn các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) rằng sự qua lại vô hại phải “liên tục và nhanh chóng” và không được có “bất kỳ mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước ven biển”.
Có một số vấn đề trong các phân tích của ông Bateman. Để bắt đầu, không có gì trong UNCLOS gợi ý rằng một chiếc tàu hành sử quyền qua lại vô hại phải di chuyển theo một đường thẳng từ điểm A đến điểm B. Tất cả các tàu, kể cả tàu chiến, được hưởng quyền qua lại vô hại thông qua vùng lãnh hải. Việc qua lại được xem là vô hại khi không gây tổn hại cho hòa bình, trật tự hay an ninh của các quốc gia ven biển. Về mặt pháp lý, hành động bị xem là phương hại chỉ khi một tàu nước ngoài phạm phải bất kỳ điều nào trong số 12 hoạt động bị cấm, được liệt kê tại Chương 19. Chỉ di chuyển ngang qua lãnh hải không nằm trong những hoạt động được liệt kê này, thực tế đã được Tòa án Công lý Quốc tế trong vụ xử giữa Nicaragua và Mỹ xác định.
Ngoài ra, UNCLOS cho phép quốc gia ven biển chỉ định các tuyến đường biển và phương án tách biệt giao thông trong lãnh hải của họ cho mục tiêu an toàn hàng hải, trong đó các tàu nước ngoài thực thi quyền qua lại vô hại phải tuân theo. Nhưng không có các tuyến đường biển hoặc phương án tách biệt giao thông được thiết lập ở Biển Đông.
Hơn nữa, như ông Bateman đã chính xác chỉ ra, các hòn đảo nhân tạo được xây dựng trên các thực thể biển ngập nước không được hưởng quyền lãnh hải 12 hải lý. Do đó, các tàu thuyền và máy bay của Mỹ có thể hoạt động một cách hợp pháp trong vòng 12 hải lý của các thực thể biển này. Thêm nữa, do Hoa Kỳ duy trì vị thế trung lập trong các tranh chấp chủ quyền, Hoa Kỳ sẽ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên bất kỳ thực thể biển nào trong khu vực Biển Đông.
Thứ ba, ông Bateman khẳng định rằng “hoạt động TDHH vốn nguy hiểm”. Do những rủi ro liên quan, các kế hoạch TDHH nên được thi hành với sự thận trọng. Kể từ khi được thiết lập vào năm 1979, tàu thuyền và máy bay của Mỹ đã thực hiện hàng trăm vụ khẳng định quyền TDHH trên toàn thế giới. Mỗi hoạt động được lên kế hoạch với chủ ý, xem xét tính pháp lý và được cấp cao nhất của chính phủ phê duyệt. Ngoại trừ một số ít các trường hợp ngoại lệ, các hoạt động này đã được tiến hành một cách hòa bình và chuyên nghiệp không can thiệp vào các quốc gia ven biển.
Thứ tư, ông Bateman quở trách Mỹ đã chỉ trích các tàu Trung Quốc thiếu tính chuyên nghiệp và không tuân theo các quy tắc quốc tế phòng ngừa va chạm. Ông chỉ ra rằng “Hải quân Mỹ đã trải qua một số vụ tai nạn trong những năm gần đây như là hệ quả của những sai phạm về điều khiển tàu và nghệ thuật đi biển của riêng mình”. Trong khi tàu hải quân Mỹ can dự vào các tai nạn như là kết quả của sự thiếu khả năng đi biển, sự khác biệt lớn là tính thiếu khả năng đi biển của các sĩ quan Mỹ nói chung là vô ý, trong khi tính thiếu khả năng đi biển và thiếu chuyên nghiệp về phần các sĩ quan Trung Quốc có vẻ như có chủ ý.
Thứ năm, ông Bateman chỉ ra rằng các quốc gia trong khu vực có thể không hỗ trợ gia tăng sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, khi trích dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng điều này mâu thuẫn với sự thành công của các hoạt động mà Mỹ cam kết đang diễn ra trong khu vực. Singapore đã mời Mỹ tiếp tục khai triển bốn tàu khu trục ở đất nước nhỏ bé này. Sau đó, Mỹ và Úc đã ký một thỏa thuận gia tăng hơn gấp đôi con số binh sĩ Mỹ tập luyện ở miền bắc nước Úc.
Tương tự như vậy, Mỹ và Philippines đã ký Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Nâng cao, cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ và cơ sở vật chất của Philippines, cũng như trang thiết bị quân sự có sẵn ở Philippines trong các sứ mệnh quân sự và nhân đạo. Điều quan trọng hơn là việc ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung Mỹ-Việt về quan hệ quốc phòng gần đây, mở ra cơ hội mới cho sự hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ gia tăng.
Cuối cùng, ông Bateman tuyên bố rằng “bằng cách khiêu khích Trung Quốc với bộ điệu hung hăng và không cần thiết như thế chỉ có thể làm cho tình hình hiện nay tồi tệ hơn”. Bỏ chuyện chính trị sang một bên, hoạt động TDHH là một cuộc diễn tập hợp pháp của quyền và tự do hàng hải và hàng không, và việc sử dụng hợp pháp biển và vùng trời, dành cho tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế.
Mỹ sẽ không chấp nhận hành vi đơn phương của các quốc gia khác, được thiết kế để hạn chế quyền và tự do của cộng đồng quốc tế trong vấn đề hàng hải và hàng không, và các cách thức sử dụng biển sâu liên quan khác.
____
Đại úy Pedrozo là cựu giáo sư về luật quốc tế của trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ và hiện là Trợ lý Luật sư trưởng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trước đây ông từng là nhân viên Cố vấn Luật pháp của Bộ Tham mưu vùng Thái Bình Dương của Mỹ và là trợ lý đặc biệt cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về Chính sách.
Gửi ý kiến của bạn