Do vậy, cũng như biếm họa, khi nét vẽ có thể làm nhóm người này xem xong là cười xòa, lại có thể làm nhóm người khác nổi giận, thậm chí làm một số người căm thù tới mức ôm bom vào nổ trả thù. Nét vẽ có lành, có dữ, tất nhiên nhạc chế cũng có lành, có dữ.
Thí dụ, như ca khúc Lan và Điệp nổi tiếng từ hơn nửa thế kỷ, với các kịch bản sân khấu, với các vở cải lương làm nhiều người rơi nước mắt, với chuyện tình gay cấn làm rơi nước mắt nhiều thế hệ phụ nữ, đã được một số người làm nhạc chế, trích như sau:
Lời bài hát:
Tôi kể người nghe chuyện tình Lan và Điệp một chuyên tình cay đắng… lúc ở Gò Công đôi lứa thường mộng mơ nên chép thành bài ca… thuở ấy Lan đi gánh nước… Điệp cất bước theo sau… đôi ta mơ rằng… mai lên Sài Gòn làm ăn khấm khá sắm cho nàng mà vila… thế rồi một hôm Điệp lên Sài Gòn làm bồi bàn mà bưng nước… trước lạ sau quen… ông chủ thấy mà thương nên quyết định rồi tăng lương… từ đó Điệp lên như diều gặp gió… hút chích liên miên nên sinh ra bệnh ghiền…(ngưng trích - từ /nhacchetrongtu.net/)
Bất kỳ một phương tiện nghệ thuật nào cũng thế, đôi đường lành dữ -- hay Thiện, Ác -- sẽ tùy tâm người sáng tác hiện ra.
Tuy nhiên, những kiểu nhạc chế từ thời trước 1975 hầu hết là hiền lành, chủ yếu cười là vui, buồn là thời này quanh phố chợ, hốt nhiên laạ có nhạc chế rất mực là sex.
Báo Pháp Luật hôm 31-5 ghi nhận về một mức độ quá đà qua bản tin:
"Quái thai" nhạc chế đang khiến tai người nghe "ô nhiễm"...
Bản tin này viết, trích:
“Những ngôn ngữ bậy bạ, rác rưởi, thiếu văn hoá được mặc sức tung hoành cùng với những suy nghĩ bệnh hoạn, thác loạn “án ngữ” tại các nhạc chế sex. Nhạc chế sex đang dần “gặm nhấm” thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ với sức công phá ghê gớm về đạo đức và thuần phong mỹ tục…
Thô tục nhạc… “giường chiếu”
Nhiều sản phẩm cover nhạc lai tạp như rap sex, nhạc chế kích động… xuất hiện nhan nhản công khai trên mạng. Tại một forum chuyên đăng tải nhạc xuyên tạc những bài nhạc chế với vài trăm nghìn, có khi lên tới hàng triệu lượt người nghe.
Nếu như nhạc chế thuần túy chỉ nhắm vào mục đích gây cười, mua vui thì nhạc chế sex nhắm vào chuyện chăn gối với ngôn từ thiếu lành mạnh, thậm chí vô văn hóa. Những ngôn ngữ bậy bạ, rác rưởi, được mặc sức tung hoành cùng với những suy nghĩ bệnh hoạn, thác loạn “án ngữ” tại các nhạc chế. Rapper Karik là người bị công luận “ném đá” đầu tiên vì có lời bài rap thô tục.
Tuy nhiên, ngôn ngữ của Karik không thấm vào đâu so với những bản rap nói về các vấn đề phản cảm, với nhiều từ tục tĩu trên một số trang nhạc số đang hiện hữu. Bài “Biết tin em có thai”, mở đầu bằng giọng đọc khào khào và lải nhải chuyện tình dục và ca ngợi thói sở khanh. Còn bài “Kỹ sư đào mỏ” có đoạn “Vì tôi đẹp trai bao nhiêu cô cứ theo hoài. Vì tôi đẹp trai nên bao nhiêu cô đã rớt đài và nhiều người đã có thai...”...”(ngưng trích)
Làm thế nào ngăn chận bây giờ? Có nên điều tra, khởi tố những người làm nhạc chế tục tĩu hay không? Hay là nên dán nhãn hiệu “cấm trẻ em dưới 18 tuổi”... trước các ca khúc này?
Hẳn là không nên cấm, và chỉ nên khoanh vùng, xem như chuyện ca hát riêng của một nhóm người. Nhưng phải dùng biện pháp “cấm trẻ em dưới 18 tuôi” và không nên cho phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến.
Chứ còn nói cấm thì vô số chuyện còn kinh khủng ở ngoài phố, ở các xóm nhà nghỉ...
Mặt khác, cần hướng dẫn đạo đức cho trẻ em bằng các hội đoàn xã hội dân sự, các hội hướng đaọ địa phương và quốc tế (phải cho họ hoạt động chứ, cấm mãi sao), sinh hoạt tôn giáo...
Từ từ, cái lành sẽ đẩy lùi các dự, cái thiện sẽ nhiều hơn cái ác...
Tệ nhất sẽ là thái độ nhắm mắt bỏ lơ, cũng tệ tương tự như dồn năng lực nhà nước vào chuyện cấm các bản nhạc chế chỉ hát bên bàn rượu...
- Từ khóa :
- Sài Gòn
- ,
- Rapper Karik
Gửi ý kiến của bạn