Hôm nay,  

Để Đam Mê Đọc Sách

12/05/201500:00:00(Xem: 2441)

Hãy hình dung một xã hội, nơi người người đọc sách, nhà nhà đầy những tủ sách... Hẳn là một thiên đường. Hẳn là nơi không có tội phạm.

Làm thế nào có thể xã hội như thế tại Việt Nam? Và tại sao chính phủ không nghĩ tới việc này? Hay phải chăng, những người trong làng văn không có nổi những phong bì dày cộm cho cán bộ?

Và ngược lại, hãy hình dung một xã hội không còn sách nữa, nơi tất cả các nhà nghiên cứu và nhà văn bị truy nã, nơi tất cả sách in tìm thấy được là bị đốt... Không phải đây là chuyện thực tại Miền Nam trong thời kỳ sau 1975... Thực tế, xã hội hiện nay, trong tâm thức nhiều người đã có sẵn mơ hồ tâm thức coi thường đọc sách.

Ca dao xưa có những câu thế này:

- Rừng thư biển thánh khôn dò
Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra
Sẵn sàng áo mẹ cơm cha
Có văn, có sách mới ra con người

- Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông

- Con ơi muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Gái thời chăm chỉ trong nhà,
Khi vào canh củi, khi ra thêu thùa.
Trai thì đọc sách, ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Nữa mai nối được nghiệp nhà,
Trước là đẹp mặt, sau là hiển thân...

Tất nhiên, thời này đọc sách có khi không kiếm ra tiền, vì nhà văn, nhà thơ bây giờ sống rất vất vả. Nhưng haỹ hình dung một xã hội đốt hết tất cả sách... mới là lo.

Bởi vậy, tại sao không vận động cho mở thư viện khắp nơi? Tại sao không hỗ trợ những người đang làm như thế? Có lẽ, các câu hỏi này nên giành cho chính phủ thì phải.

Tuy nhiên, một số thanh niên đang ra sức làm như thế, ra sức khuyến khích mọi người đọc sách.

Báo Người Lao Động có bản tin tựa đề "Gian nan sách hóa nông thôn" hôm 10-5-2015, kể về một nhóm có lòng:

"Sách luôn mang lại nguồn kiến thức nền tảng nhưng chẳng mấy ai chú trọng việc tạo lập thư viện cho người dân. Trong khi thư viện công đang hoạt động èo uột, một cá nhân đã cố gắng tổ chức dự án mang sách đến với người dân

“Chúng tôi kết thúc ngày 80 tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định. Hôm trước, chúng tôi hoàn thành chặng Quảng Ngãi - Quy Nhơn dài 171 km. Đạt 1.087 km rồi, còn 632 km nữa là đến Sài Gòn, cảm ơn bà con đã cổ vũ trong 81 ngày qua…”. Đó là tâm sự trải dài theo anh Nguyễn Quang Thạch và những “gánh sách” chu du từ Bắc vào Nam.


“Cú hích” tinh thần cho người “đói sách”

Trên con đường xuyên Việt gian khó ấy, những tâm sự của Nguyễn Quang Thạch trải dần theo năm tháng làm nhiều người trăn trở. Anh bày tỏ về những hiệu sách cấp huyện rất lớn nhưng ít sách văn học, về các cuộc gặp gỡ như “cú hích” tinh thần khiến các em học sinh THCS “đói sách” mắt mũi sáng lên rạng rỡ, mở ra cả một thế giới tinh thần phong phú và nội tâm sâu sắc.

Theo anh Thạch, khi được hỏi về thư viện và đọc sách, các em học sinh thường cho biết sách không được mượn về nhà. Rất nhiều em chưa đọc những tác phẩm văn học kinh điển như Góc sân và khoảng trời, Những tấm lòng cao cả, Túp lều bác Tôm... Em nào cũng quả quyết rằng nếu có tủ sách miễn phí trong trường thì chắc chắn sẽ đọc hơn 2 cuốn/tuần.

Nguyễn Quang Thạch kể năm 1999, anh đã xin làm công nhân đóng thùng giày ở nhà máy Trasmashoco tại Vũng Tàu trong lúc chờ việc làm ở văn phòng. Hơn 2 tháng trong nhà máy giày, anh đã quan sát và trò chuyện với rất nhiều công nhân về cơ hội tiếp cận sách khi học cấp 1, 2 và 3. Hầu như không ai có cơ hội tiếp cận sách, ngoài sách giáo khoa..."(ngưng trích)

Tuyệt vời là như thế, chỉ là một công nhân, nhưng rồi đam mê đọc sách đã thúc đẩy anh Thạch.

Bản tin cho biết Dự án sách hóa nông thôn của Nguyễn Quang Thạch đã kéo dài 10 năm nay. Anh vừa nghiên cứu lý thuyết vừa áp dụng triển khai các loại tủ sách ở khu vực nông thôn.

Bản tin NLĐ viết:

"Cùng với 100.000 thành viên xã hội - gồm cha mẹ học sinh, thầy cô giáo, các nhà văn, nhà giáo dục người Việt ở trong lẫn ngoài nước và người nước ngoài - Nguyễn Quang Thạch dự định xây dựng hơn 3.800 tủ sách, mang lại cơ hội tiếp cận kiến thức cho hơn 200.000 người dân nông thôn, trong đó có hơn 100.000 học sinh. Nhằm tăng tốc sách hóa nông thôn đạt 300.000 tủ sách vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh được đọc sách, anh quyết định thực hiện chuyến đi bộ xuyên Việt, bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán năm 2015."

Phải chi Bộ Giáo Dục & Đào Tạo biến việc đọc sách làm chính sách ưu tiên, đặt thư viện ở tất cả các trường học. Phải chi tất cả các trại giam và nhà tù ở VN đều có thư viện. Phải chi các làng xã đều có thư viện riêng.

Hãy tỉnh giác rằng rất nhiều người trong chúng ta đang đốt sách trong tâm tưởng...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.