Hôm nay thấy lòng bùi ngùi, vào xem trang Thư Viện Hoa Sen cho lòng thư thái.
Trước tiên là thấy khổ, sau là thấy đạo.
Thấy khổ... Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ có bài thơ trên trang TVHS, nay xin trích như sau.
CHIÊU NIỆM NEPAL (*)Nguyễn Lương Vỵ
Tang thương miền đất PhậtĐộng đất chôn vạn ngườiĐền đài vỡ máu tươiTượng đá trầm nắng xếChuông đưa xanh dấu lệChim vút trắng âm đờiNam mô vọng trùng khơiVuông chiều khô tiếng nấc.Thời kinh bay trắng ngấtOan khuất lịm màu tangKathmandu hoang tànKhắp Nepal sầu thảmTháp thiêng trơ đất lạnhÔi DaraharaNhư ký ức trôi xaChỉ còn thềm đá nát.Chiêu niệm miền đất PhậtChẳng biết nghiệp từ đâuNgọn cỏ khô cúi đầuCâu kinh đau úp mặtKiếp người như chớp tắtTrần gian tợ bóng mâyChỉ biết chắp hai tayThở dài theo nắng nhạt...04.2015
.
Thấy khổ xong, mới lo tìm đạo mà tu. Nơi đây, xin trích văn của Cư sĩ Minh Mẫn từ bài Tín Ngưỡng Tâm Linh cũng trên Thư Viện Hoa Sen về Chánh tín.
Thế nào là Chánh tín? Cư sĩ Minh Mẫn viết, trích:
“...Chánh tín là niềm tin chính mình, một niềm tin không bị lệ thuộc vào bất cứ điều kiện vật thể, hay ngoại lực, mặc dù vẫn tin có ngoại lực (trong một hạn giới tương quan, nhưng vào trạng thái tuyệt đối thì nội lực và ngoại lực chỉ là một). Năng lượng sinh thức, năng lượng siêu thức vẫn tồn tại song hành với năng lượng ngoại biên, tác động hỗ tương mà không chịu áp lực chi phối như một năng lực sáng tạo với vật thụ tạo. Chánh tín là niềm tin vào khả năng trí tuệ và chủ động trước mọi hoàn cảnh của nội lực.(lúc bấy giờ, tuy không khấn cầu nương tựa vào ngoại lực, ngoại lực và nội lực vẫn liên kết hỗ tương lẫn nhau, đó là quy luật đồng tính hấp dẫn).
Tín ngưỡng tâm linh chân chánh là một niềm tin tự chủ trong cuộc sống hiện thực và phi hiện thực, thể hiện sự tự do tuyệt đối vượt ngoài vòng kềm tỏa của tập quán, tập khí, truyền thống xã hội mà vẫn không chống chế mọi hiện thực. Việc diễn tiến sự tự do tuyệt đối của tâm linh một cách hài hòa theo chiều hướng đi lên khiến Tâm Từ phát triển một cách tự nhiên, Tâm Từ chủ động hướng dẫn mọi hành sử theo đúng lộ trình chân chính mà không cần đến ý thức phân biệt, vì Tâm Từ tự thân vốn là Trí Tuệ, chúng song hành và hiện hữu trong mọi lúc mọi nơi nếu niềm tin chân chánh vào lĩnh vực tâm linh chân chánh. Chính vì thế kinh điển bảo: ”Đức tin là mẹ đẻ của mọi công đức”, vì đức tin chân chánh thì mọi hành vi đều chân chánh, hành vi chân chánh đều đem lại lợi ích cho mình và cho người. Đây là xét về luật tương quan nhân quả trong sinh hoạt. Một hành giả có nội lực tâm linh, hay nói cách khác, hành giả đã đạt trạng thái liễu ngộ, vấn đề làm chủ tự thân hay làm chủ ngoại vật chỉ là điều tất yếu – “nhất thiết duy tâm tạo”. Đã làm chủ như thế thì chìa khóa sanh tử cũng đã nắm trong tay...”(ngưng trích)
Thây khổ, tất nhiên dễ hướng tâm vê tín ngưỡng tâm linh.
Nhưng hướng tâm cho đúng, thì mới gọi là Chánh tín. Xin chúc quý độc giả, sống giữa cõi khổ đau này, vẫn tìm được chiêc bè Chánh pháp để vượt qua dòng sông sinh tử...