Một phúc trình mới bởi Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) nói rằng chi phí của việc giúp các quốc gia phát triển đối phó với sự gia tăng nhiệt độ “có thể leo lên cao tới 150 tỉ đô la vào năm 2025, 2030 và từ 250 tới 500 tỉ đô la mỗi năm vào năm 2050.”
Phúc trình cho biết những số liệu đó có thể được cần nay dù những cắt giảm khí thải nhà kính (GHG) đã thành công trong việc hạn chế gia tăng nhiệt độ tới 2 độ C (3.6 độ F) trên mức trung bình thời gian tiền kỹ nghệ – mục tiêu mà các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng ý trong nhiều năm qua là cần thiết để tránh những ảnh hưởng thảm khốc trong tương lai trên trái đất này.
Nếu mục tiêu 2 độ C đó mà không đạt được, UNEP cho biết rằng có thể chứng kiến phí tổn đối phó “số lượng trường hợp tồi tệ nhất tăng gấp đôi.”
5 năm trước tại Copenhagen, Hoa Kỳ và các quốc gia đã phát triển khác thỏa thuận thành lập quỹ toàn cầu để giúp các nước đang phát triển cắt giảm khí thải nhà kinh và đối phó với những việc xảy ra được cho là thay đổi khí hậu, từ hạn hán và lũ lụt tới gia tăng mực nước biển.
Quỹ Khí Hậu Xanh (GCF) được thành lập nhằm mục đích kiếm ra 100 tỉ đô la một năm từ các nguồn tài trợ công và tư vào năm 2020, cam kết hàng năm đã được duyệt xét như là không thực tế bởi một và nhà phê bình.
- Từ khóa :
- Hoa Kỳ
- ,
- Copenhagen
- ,
- John Kerry
Gửi ý kiến của bạn