Hôm nay,  

Góc Nhìn: Hiện Trạng TPP?

31/07/201401:08:00(Xem: 4884)

Góc Nhìn: Hiện Trạng TPP?

Đào Như

blank
Thật khó mà đưa ra một ‘từ’ hay một nhận định xác đáng về hiện trạng của Hiệp Định Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương-TPP. Hiệp định này đang đương đầu với muôn vàn thử thách, khó khăn, đến từ nhiều phía, nhất là từ khi ông Phó đại sứ kinh tế Mỹ, Demetrios Marantis, đã tìm cách áp đặt nhiều tiêu chuẩn thương mại đầy tham vọng nhầm vào phục vụ lợi ích của Mỹ. Năm 2009, liền sau khi gia nhập TPP, Demetrios Marantis đã không ngần ngại bộc lộ rằng: Để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp Mỹ: Các doanh nghiệp cỡ nhỏ cỡ trung là xương sống của nền kinh tế, nguồn chính yếu là tạo nên job ở Hoakỳ, nhờ đó TPP có thể qui tụ các nhà xuất khẩu lớn của HoaKỳ. Như vậy mục tiêu của TPP dưới mắt người Mỹ là tăng sản lượng xuất khẩu của Mỹ, chứ không phải tăng cường nhập khẩu như các thành viên TPP từng suy nghĩ. Tất cả mọi quốc gia thành viên của TPP đều nhầm vào khả năng tiêu thụ rất cao của người Mỹ, cho nên mọi món hàng sản xuất của họ đều nhầm vào thị hiếu của người Mỹ, đều nhầm vào xuất cảng sang Mỹ. Khi gia nhập TPP, mọi thành viên đều hy vọng Mỹ là thị truờng lớn nhất trên toàn cầu tiêu thụ những sản phẩm xuất khẩu của họ.

Đó là chưa nói đến 7 tiêu chuẩn thương mại đầy tham vọng khác do Marantis đề xuất mang nhiều chuẩn mực kép, có tính cách độc đoán, gây nhiều khó khăn, cản trở các vòng đàm phán.(1) Nhất là Trung Quốc lên tiếng cực lực phản đối và tố cáo những tiêu chuẩn thương mại của TPP do Marantis đề xuất cố tình loại trừ Trung Quốc ra khỏi Hiệp hội này. Sau gần 30 vòng đàm phán, Hiệp Hội-TPP-vẫn chưa nên hình dáng đúng theo nguyện vọng của chính phủ Obama. Theo nguồn tin Tân Hoa Xã-xinhuanet.com, tại Singapore, sau 4 ngày đàm phán, hôm 25/2/2014 các cấp Bộ trưởng và Đại diện 12 nước thành viên của TPP đã không đạt được thành tựu nào đáng kể, những mâu thuẫn giữa các thành viên TPP và HoaKỳ vẫn tồn tại nhất là vấn đề tiếp cận thị trường-Market Access.

Theo đề nghị của Hoa kỳ, với chủ đích chiêu mộ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, hôm 14-3-2014, có buổi điện đàm với Chánh văn phòng Bạch cung, ông D.McDonalds, theo ủy quyền của Tổng thống Obama, nhầm trao đổi các biện pháp cụ thể, thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện ViệtNam-HoaKỳ cũng như tăng cường phối hợp trong tiến trình đàm phán TPP dựa trên cơ sở của bản tuyên bố chung tại Honululu. Thật sự qua buổi điện đàm này chẳng có gì mới lạ ngoài câu kết luận:” tính đến trình độ khác nhau của các thành viên, hiệp hội TPP sẽ dành sự linh hoạt thỏa đáng đối với các thành viên đang phát triển như ViệtNam”. Nhưng cụm từ “dành sự linh hoạt “vẫn còn quá trừu tượng gần như tối nghĩa.

Ngày 24-4-2014, trong buổi họp báo chung tại Tokyo, Tổng thống Hoa kỳ Obama và Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe cả hai đều nhìn nhận không thể hoàn tất đàm phán về TPP trong một sớm một chiều, còn cần nhiều thời gian. Nhật cũng là thành viên mới nhất của TPP, hôm 26-4-2014, sau khi tiếp xúc vối Tổng thống Mỹ, Obama, Nhật lại tuyên bố sẽ không mở cửa thị trường cho các mặt hàng: Đường, Gạo, thịt bò, thịt heo, cũng như các sản phẩm chế biến từ ngủ cốc, từ sữa. Thật không ngờ, đến đây Mỹ lại đối mặt một lần nữa với vòng đàm phán Doha (Doha Rounds).

Trong khi đó sau chuyến công du châu Á hồi tháng Tư vừa rồi, Tổng thống Obama và một số quan chức cao cấp Mỹ tuyên bố có bước “đột phá” trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật. Nhưng Phó Thủ tướng Nhật lại nói rằng Nhật và Mỹ sẽ không không đạt được thỏa thuận nào về kinh tế liên quan đến TPP cho đến trước mùa Thu năm nay, nghĩa là trứơc kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ II Tổng thống Mỹ

Vào buổi TPP đang bị trắc trở như thế, hôm 29-4-2014 Trung Quốc đề xuất thành lập một Hiệp định bên cạnh Hiệp Hội Kinh Tế- TPP, có tên là “Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Châu Á Thái Bình Dương-FTAAP- (Free Trade Area of the Asia Pacific). Trung Quốc cũng cho hay sẽ đem dự án này trình làng tại Thượng đỉnh APEC vào tháng 5 -2014. Indonesia, một quốc gia duy nhất của ASEAN là thành viên của APEC, đã tích cực hỗ trợ dự án này. Dĩ nhiên Mỹ đã lo ngại dự án này, rõ ràng đây là một dự án kinh tế tại Thái Bình Dương có tính cạnh trạnh khốc liệt với Hiệp Định Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương-TPP của Mỹ.

Theo nguồn tin AP, hôm 20-6-2014, sau nhiều thập niên các hãng xưởng Mỹ dọn sang TQ tiêu thụ nhân công TQ. Bây giờ dòng chảy ngược lại, các xí nghiệp TQ đang lan tràn sang Mỹ để tiệu thụ nhân công Mỹ. Trung Quốc đang chủ động tạo ra một số công ăn việc làm cho Mỹ.(2) Điển hình tiểu bang Alabama, (Mỹ), có mức thất nghiệp cao đang là gánh nặng tài chánh cho tiểu bang này. Tổ hợp Golden Dragon Precise Copper Tube Group của TQ hồi tháng 5 vừa rồi mở nhà máy tại vùng Pine Hill thuộc bang Alabama và sẽ mưón 300 công nhân Mỹ làm việc phục vụ sản xuất trong dài hạn.

Đó là những gì sẽ và đang xảy ra tai Alabama và cũng bắt đầu sẽ xảy ra tại các tiểu ban khác trên toàn nước Mỹ.

- Cụ thể tại Moraine-Ohio-tổ hợp làm kiếng- Fuyao Glass Industry Group- của TQ vừa phục hồi nhà máy làm kiếng của General Motors bỏ phế từ năm 2008 và sẽ thâu dụng ít nhất 800 nhân công Mỹ.

- Tại Lancaster County-South Carolina- tổ hợp dệt Keer Group của TQ đầu tư $218 triệu usd xây dựng nhà máy sản xuất tơ sợi may mặc sẽ thu nhận ít nhất, cuối năm 2015, 500 công nhân địa phương

- Tại Gregory, Texas, tổ hợp Tiajan Pipes TQ, đầu tư $1 tỷ usd vào nhà máy chế tạo ống dẫn dầu cho giàn khoan và khí đốt. tổ hợp này sẽ thâu nhận cuối năm 2015, ít nhất là 500 công nhân thợ Mỹ…

Sở dĩ có hiện tượng dòng chảy ngược chiều như chúng ta vừa thấy ở trên là vì từ lâu các kinh tế gia, các nhà đầu tư Hoa kỳ sáp hàng chào mừng các xi nghiệp, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư TQ với bản hiệu quảng cáo: HoaKỳ là vùng đất đầu tư tốt nhất thế giới với nền an ninh bảo đảm nhất, với năng lực dồi dào nhất, lương bổng ít cách biệt, giá năng lượng và thị trường tiển tệ ít thay đổi nhất. Đặc biệt các bang miền Nam của Mỹ. lao động kỹ thuật cao giá lại rẻ, giá đất ở đó cũng rẻ. Do vậy, theo nghiên cứu của Rhodin Group năm 2013, các công ty TQ đầu tư vào HoaKỳ với số vốn kỷ lục $14 tỷ usd sẽ mướn ít nhất 70,000 công nhân Mỹ làm việc trong dài hạn. Đây là con số không mấy ai ngờ cách đây vào khoảng 10 năm.

Đến đây, tôi xin dừng lại không bàn thêm lý do của sự xoay chiều dòng chảy các xí nghiêp Mỹ,Trung. Tôi xin trở lại và tâp trung vào những tiêu chuẩn thương mại đầy tham vọng của TPP do Demetrios Marantis đề xuất năm 2009. TQ đã từng tố cáo những tiêu chuẩn của Marantis đề ra nhằm mục đích loại trừ TQ ra khỏi Hiệp hội TPP. Trung Quốc đã vô cùng tinh xảo vượt lên những rào cản này, trở thành kẻ chủ động tham gia hợp tác phát triển kinh tế với Mỹ, khỏi cần phải là thành viên TPP. Sau những sự kiện đầu tư kinh tế của TQ trên đất Mỹ như chúng ta vừa thấy ở trên, phải chăng TQ đang tước đoạt Hiêp định Kinh Tế Xuyen Thái Bình Dương từ trên tay người Mỹ ngay trên đất Mỹ. Trung quốc đã thành công trong công tác vô hiệu hóa hoàn toàn tinh thần và mục đích của HIệp Hội TPP. TPP đang là một Hiệp định dư thừa? Vì nó đã mất hoàn toàn ý nghĩa tự thân của nó? Về dài về lâu, TPP xem chừng đang hụt hơi, sẽ không còn đủ khả năng tồn tại.

Ấy vậy mà, Bach Cung hôm 14/7 vẫn cử ông Evan Medeiros, Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Obama đến Hà Nội để thúc đẩy các vấn đề có liên quan đến đàm phán Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên TBD-TPP và vấn đề Biển Đông.(3) Đông thái này của Bach Cung trùng hợp với lúc Việt Nam đang gặp khó khăn, đối phó chật vật với TQ qua vụ việc GKHD-981 hạ đặt trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo nhận định của một số báo giới, sở dĩ Mỹ đưa ra hành động này vì Mỹ e rằng Việt Nam sẽ đầu hàng TQ. Trong thực tế thì trái lại. TQ đã rút GKHD-981 trong đêm 15/7, 1 tháng trước hạn định mà TQ đã đưa ra. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói, nhờ sự hỗ trợ của Thế giới, và ý chí kiên trì đấu tranh của chính mình, Việt Nam thắng được TQ, ít ra trong thời khoản ngắn ngủi này. Thế là việc TQ rút GKHD-981 sớm hơn 1 tháng trước hạn định, một lần nữa TQ đã vô tình vô hiệu hóa mục địch của chuyến công du đến Hà Nội của Evan Medeiros.

Dù sao đi nữa việc Bạch Cung cử ông Evan Medeiros đến Hà Nội vẫn nói lên được những cố gắng của chính phủ Hoa Kỳ nhầm phục sinh lại Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương-TPP. Nếu TPP có mệnh hệ nào, đó là điềm chẳng lành cho Chiến lược Xoay Trục của Mỹ . Vì TPP là một mũi nhọn quan trọng hỗ trợ Chiến lược Xoay Trục của Mỹ về châu Á Thái Bình Dương. /.

Đào Như

BS Đào Trọng Thể

thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park, Illinois, USA

July-30-2013

CHÚ THÍCH

(1)- HIỆP ĐỊNH KINH TẾ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Đ8ANG Ở ĐÂU? của cùng tác giả Đào Như

http://luatkhoavietnam.com/documents/DaonhunhandinhHiepdinhkinhtexuyenThaibinhduong.pdf

(3)- ĐẠI DIỆN TỔNG THỐNG MỸ SẼ ĐẾN HÀ NỘI

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=191673&zoneid+1#.U8Uz-G07Vc0

(2)- NHÀ MÁY DOANH NGHIỆP TQ BẮT ĐẦU LĂN TRÀN TRÊN ĐẤT MỸ

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=190505&zoneid=1#.U7IsW)7Vc01


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.