Chúng ta đã thấy vô số phóng sự và hình ảnh về sự ra đi của Cố
Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela. Nhưng có một tấm hình đã gây ra bàn
cãi không ít. Đó là bức hình do một phó nhòm của AFP/Getty Images,
tên là Roberto Schmidt, chụp cảnh bà Thủ Tướng Đan Mạch dùng điện
thoại di động của mình tự chụp và có Thủ Tướng Anh cùng Tổng Thống
Mỹ ngả đầu vào để chụp chung trong lúc tham dự lễ quốc táng Cố
Tổng Thống Mandela.
Ở thời đại nầy, thông tin được lan truyền rất nhanh và mang đến sự chú ý của cả triệu người nhờ Internet, truyền thông, "social media" hay là các trang tán dóc trên mạng.Chuyện dùng điện thoại di động thông minh để tự chụp hình chung với nhau thì có gì đáng nói đâu. Nhưng vấn đề ở đây là vì tấm hình do phóng viên Schmidt tung ra cho thấy cảnh ba người trên có vẻ "enjoy" với nhau quá, trong khi đó phía bên phải tấm hình cho thấy mặt bà Michelle Obama tỏ ra nghiêm nghị, không bằng lòng.
Có nhiều điều có thể đem ra thảo luận hay suy ngẫm về một bức hình. Chúng ta thử bàn về tấm hình nầy, một phần để suy nghiệm về hậu quả của một việc làm nho nhỏ, tình cờ nhưng có hậu quả không ít, phần khác cũng để giải trí cuối tuần vậy.
Thiên hạ nói gì?
Có hai khuynh hướng về vấn đề nầy. Phía bên chê trách cho là Tổng Thống Barack Obama, Thủ Tướng Anh David Cameron và bà Thủ Tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt (trùng tên với ông phó nhòm của AFP) tỏ ra vui cười không đúng chỗ vì đang dự một tang lễ. Có người đem cả chuyện sex vào trong nầy và cho là hai ông có vẻ thích chụp hình với người đẹp tóc vàng, do đó khi được bà kia rủ chụp chung một tấm thì OK ngay, ngả đầu vào, do đó bà Michelle mới ngoảnh mặt nhìn lơ, tỏ ra "sùng sùng".
Nên nhớ ông Mandela là một nguyên thủ quốc gia Phi Châu mà lần đầu tiên được gần như hầu hết các lãnh tụ trên thế giới đến dự tang lễ. Có cả trăm TT, Thủ Tướng, Quân Vương, Hoàng Tử, Công Chúa, Bộ Trưởng, từ tả sang hữu, kéo về Nam Phi đưa tiễn ông lần cuối. Vì tầm quan trọng của buổi lễ và cơ hội được theo dõi của cả thế giới, nên nhất cử nhất động của các ông bà ngồi trên khán đài hôm đó đều có thể gây ra hiểu lầm. Do đó họ phải cẩn thận.
Còn phía bênh vực thì cho là chúng ta quá để ý vào những chuyện không đâu, "not a big deal", có gì đâu mà làm lớn chuyện trong vụ nầy.
"Photos can lie" ( bức hình có thể dối) đó là lời giải thích của phó nhòm Roberto Schmidt. Theo ông thì sự thật là chỉ trước đó mấy giây bà Michelle Obama vui vẻ trò chuyện với tất cả những người ngồi gần đó, kể cả với bà Thủ Tướng Schmidt. "Xui" một cái là cái nhìn tỏ ra nghiêm nghị của bà chỉ được thu vào trong khoảnh khắc, khi bà đăm chiêu nhìn ra vận động trường.
Bà Michelle Obama không là một người chụp hình ăn ảnh so với các đệ nhất phu nhân trước đây, như Jacqueline Kennedy chẳng hạn. Bà bị các phó nhòm ghi lại có các "biểu hiện trên khuôn mặt" không mấy ngoại giao. Nhưng đó là chúng ta nhìn về bề ngoài.
Ông Robert Schmidt cho rằng lúc đầu ông không nhận ra bà Thủ Tướng Đan Mạch, cứ ngỡ là một cộng sự viên của TT Obama. Khi đọc các dòng nầy tôi cho là ông Roberto nầy cũng hơi "yếu". Ai đời cho một nhân viên dưới quyền của một TT ngồi ngang hàng với các yếu nhân trong một buổi lễ như vậy. Nếu ông ta để ý một chút, các cố vấn tối cao và bộ trưởng của ông Obama mà còn đều ngồi hàng ghế sau, như Bộ Trưởng Tư Pháp Eric Holder, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan E. Rice và Phụ Tá Đặc Biệt Phủ TT Valerie Jarrett.
Kẻ binh vực còn cho rằng hôm đó không là một "tang lễ" (a funeral) đưa người quá cố xuống lòng đất, mà là một "lễ tưởng niệm" (a memorial service) để vinh danh cuộc đời của cố TT Mandela. Chẳng phải người Nam Phi cũng vui cười,nhảy múa, ca hát tưng bừng trong sân vận hôm đó sao? Tập quán của Tây Phương, mà Nam Phi là cựu thuộc địa của Anh, thì không hẳn chỉ có khóc lóc trong các "đám ma" mà họ hãnh diện, vui vẻ ghi nhớ lại những thành tích hay việc làm đáng quý, đáng yêu của người đã ra đi, dù trẻ hay già, dù ra đi với lý do gì. u đó cũng là một việc làm có ý nghĩa mà chắc hẳn người nằm xuống cũng hài lòng.
Thật sự là một bức hình có thể "nói dối", không nói lên đúng hết của những gì quan trọng khác đã xảy ra trong cùng một thời điểm. Nó có thể "lie" và rồi làm cho ông Obama cũng bị mang tiếng vì không tế nhị. Với những người không ưa ông, tấm hình đó sẽ "đổ thêm dầu vào lửa" và chê trách ông đủ điều.
Người ta thường nói một bức hình có giá trị bằng ngàn lời nói, quả cũng không sai. Trong quá khứ người Việt Nam mình cũng là nạn nhân của những tấm hình, tuy nó khác với hình chụp chơi cho vui của ông Obama.
Tấm hình có thể "lie". Đúng lắm! Hình ảnh ghi lại những gì đã xảy ra, nhưng chỉ trong giây lát. Và nếu ta nhìn vào đó để rồi đi đến một kết luận sâu xa hay quan trọng thì có thể đem đến hậu quả tai hại và suy diễn sai vấn đề.
Tôi muốn nói đến vài tấm hình chụp trong chiến tranh Việt Nam. Bức thứ nhất ghi lại cảnh một bé gái VN chạy trần truồng ra khỏi vùng vừa bị thả bom Napalm. Bức hình do một anh phó nhòm người Việt làm cho Mỹ, truyền đi nhanh trong dư luận công chúng Mỹ, rồi vào "tận phòng khách của họ" nếu muốn nói theo ngôn từ của báo giới.CSVN đã gây ra biết bao nhiêu tang tóc đau thương cho ngay đồng bào của mình. Các "mẹ nuôi" đã bị tuyên truyền, lừa đảo cho chúng ẩn thân và tiếp liệu. Biết đâu cô bé đó cũng muốn hay may mắn có cơ hội chạy về phe quốc gia để lánh nạn CS, vì đêm nào chúng cũng về phá xóm phá làng của cô, hay lường gạt gia đình và hàng xóm của cô theo "cách mạng", để rồi bây giờ đất nước VN bị toàn bọn cực kỳ phản động làm cho đất mất nhà tan, luân thường đạo lý suy đồi.
Một bức hình thứ hai làm chúng ta bị "họa lây" là cảnh chụp Tướng Nguyễn Ngọc Loan rút súng lục ra bắn chết một tên VC ngay sau khi tên nầy bị bắt. Trước đó thì tên VC nầy sát hại thường dân và phá phách Sài Gòn rất lâu. Cả hai bức hình "lịch sử" đều do phóng viên chụp tình cờ, cái mà tôi gọi là cái 'click" ác quá vì nó tuy ghi lại một sự kiện, nhưng hoàn toàn không nói lên toàn thể bức tranh của thời cuộc lúc đó, đôi khi lại có phản ứng bất lợi cho một phía. Ông phó nhòm về vụ Tướng Loan thì sau nầy tỏ ra hối hận, ông ước gì có thể vứt bỏ cuộn phim trong đó có ghi tấm hình "lie too much".
Ai cũng nhớ các tấm hình nầy được phe phản chiến, tả phái và nhất là Cộng Sản lợi dụng, cộng với hàng trăm tuyên truyền láo khoét khác đã làm cho cuộc chiến chống Cộng của VNCH bị khó khăn, bất lợi và rồi chúng ta bị đồng minh bỏ rơi vì Mỹ không là "đồng minh với ai" lâu dài mà chỉ là người hợp tác (partner) trong giai đoạn, trước kia và bây giờ họ vẫn như vậy. Tôi tin rằng người Việt Quốc Gia và phe đồng minh lúc ấy cũng yêu hoà bình và công lý, hơn gấp ngàn lần phe CS và phản chiến hồi đó.
Sự thật vẫn là quân đội VNCH và đồng minh đâu có tàn ác bằng CSVN giết đồng bào của mình mà có phóng viên hay báo giới nào muốn ghi lại. Họ không đi tìm hay phổ biến các hình ảnh đầy tội ác của CSVN vì nó không có "chạm" tới phản ứng tình cảm của người dân Mỹ hay phía Tây Phương nhẹ dạ, không thành một bản tin hay hình ảnh "ăn tiền" nên các chủ bút hay chủ nhiệm đều bỏ ra ngoài.
Bây giờ lương tâm của các "Pulitzer winners" ở đâu mà không ghi lại cảnh dân oan bị cướp đất cày, đi khiếu kiện bị đánh đập tàn nhẫn bởi công an CS. Hay tất cả chỉ là cái "fame" của một thời phục vụ cho một thiểu số tại các "salon". Nó không đem lại công lý, sự thật, tiến bộ gì mà còn làm hại cả một dân tộc hiền lành, yêu hoà bình và công lý như dân tộc Việt Nam.
Yes! the photos can lie, Mr. Schmidt ! Chuyện của ông bà Obama ở Nam Phi là chuyện nhỏ. Có những tấm hình đươc giải thưởng "cao quý" trong nghề của quý vị, song chúng đã "lied" rất nhiều đối với dân tộc chúng tôi. Bây giờ các phóng viên vẫn tiếp tục cho đồng bào tôi những bức hình cũng "lie" tiếp. Đó là một bức hình hoàn toàn trống rỗng, "empty", không ghi lại những tồi bại, ác độc thật do chế độ CS đang gây ra trên quê hương VN yêu dấu.
Võ Phú Viên
Ở thời đại nầy, thông tin được lan truyền rất nhanh và mang đến sự chú ý của cả triệu người nhờ Internet, truyền thông, "social media" hay là các trang tán dóc trên mạng.Chuyện dùng điện thoại di động thông minh để tự chụp hình chung với nhau thì có gì đáng nói đâu. Nhưng vấn đề ở đây là vì tấm hình do phóng viên Schmidt tung ra cho thấy cảnh ba người trên có vẻ "enjoy" với nhau quá, trong khi đó phía bên phải tấm hình cho thấy mặt bà Michelle Obama tỏ ra nghiêm nghị, không bằng lòng.
Có nhiều điều có thể đem ra thảo luận hay suy ngẫm về một bức hình. Chúng ta thử bàn về tấm hình nầy, một phần để suy nghiệm về hậu quả của một việc làm nho nhỏ, tình cờ nhưng có hậu quả không ít, phần khác cũng để giải trí cuối tuần vậy.
Thiên hạ nói gì?
Có hai khuynh hướng về vấn đề nầy. Phía bên chê trách cho là Tổng Thống Barack Obama, Thủ Tướng Anh David Cameron và bà Thủ Tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt (trùng tên với ông phó nhòm của AFP) tỏ ra vui cười không đúng chỗ vì đang dự một tang lễ. Có người đem cả chuyện sex vào trong nầy và cho là hai ông có vẻ thích chụp hình với người đẹp tóc vàng, do đó khi được bà kia rủ chụp chung một tấm thì OK ngay, ngả đầu vào, do đó bà Michelle mới ngoảnh mặt nhìn lơ, tỏ ra "sùng sùng".
Nên nhớ ông Mandela là một nguyên thủ quốc gia Phi Châu mà lần đầu tiên được gần như hầu hết các lãnh tụ trên thế giới đến dự tang lễ. Có cả trăm TT, Thủ Tướng, Quân Vương, Hoàng Tử, Công Chúa, Bộ Trưởng, từ tả sang hữu, kéo về Nam Phi đưa tiễn ông lần cuối. Vì tầm quan trọng của buổi lễ và cơ hội được theo dõi của cả thế giới, nên nhất cử nhất động của các ông bà ngồi trên khán đài hôm đó đều có thể gây ra hiểu lầm. Do đó họ phải cẩn thận.
Còn phía bênh vực thì cho là chúng ta quá để ý vào những chuyện không đâu, "not a big deal", có gì đâu mà làm lớn chuyện trong vụ nầy.
"Photos can lie" ( bức hình có thể dối) đó là lời giải thích của phó nhòm Roberto Schmidt. Theo ông thì sự thật là chỉ trước đó mấy giây bà Michelle Obama vui vẻ trò chuyện với tất cả những người ngồi gần đó, kể cả với bà Thủ Tướng Schmidt. "Xui" một cái là cái nhìn tỏ ra nghiêm nghị của bà chỉ được thu vào trong khoảnh khắc, khi bà đăm chiêu nhìn ra vận động trường.
Bà Michelle Obama không là một người chụp hình ăn ảnh so với các đệ nhất phu nhân trước đây, như Jacqueline Kennedy chẳng hạn. Bà bị các phó nhòm ghi lại có các "biểu hiện trên khuôn mặt" không mấy ngoại giao. Nhưng đó là chúng ta nhìn về bề ngoài.
Ông Robert Schmidt cho rằng lúc đầu ông không nhận ra bà Thủ Tướng Đan Mạch, cứ ngỡ là một cộng sự viên của TT Obama. Khi đọc các dòng nầy tôi cho là ông Roberto nầy cũng hơi "yếu". Ai đời cho một nhân viên dưới quyền của một TT ngồi ngang hàng với các yếu nhân trong một buổi lễ như vậy. Nếu ông ta để ý một chút, các cố vấn tối cao và bộ trưởng của ông Obama mà còn đều ngồi hàng ghế sau, như Bộ Trưởng Tư Pháp Eric Holder, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan E. Rice và Phụ Tá Đặc Biệt Phủ TT Valerie Jarrett.
Kẻ binh vực còn cho rằng hôm đó không là một "tang lễ" (a funeral) đưa người quá cố xuống lòng đất, mà là một "lễ tưởng niệm" (a memorial service) để vinh danh cuộc đời của cố TT Mandela. Chẳng phải người Nam Phi cũng vui cười,nhảy múa, ca hát tưng bừng trong sân vận hôm đó sao? Tập quán của Tây Phương, mà Nam Phi là cựu thuộc địa của Anh, thì không hẳn chỉ có khóc lóc trong các "đám ma" mà họ hãnh diện, vui vẻ ghi nhớ lại những thành tích hay việc làm đáng quý, đáng yêu của người đã ra đi, dù trẻ hay già, dù ra đi với lý do gì. u đó cũng là một việc làm có ý nghĩa mà chắc hẳn người nằm xuống cũng hài lòng.
Từ trái qua phải: Thủ Tướng David Cameron của Anh, Bà Thủ Tướng Helle
Thorning Schmidt của Đan Mạch, TT Barack Obama. Bên phải là Đệ Nhất Phu
Nhân Michelle Obama. (Hình chụp bởi phóng viên Roberto Schmidt của
AFP/Getty Images)
Thật sự là một bức hình có thể "nói dối", không nói lên đúng hết của những gì quan trọng khác đã xảy ra trong cùng một thời điểm. Nó có thể "lie" và rồi làm cho ông Obama cũng bị mang tiếng vì không tế nhị. Với những người không ưa ông, tấm hình đó sẽ "đổ thêm dầu vào lửa" và chê trách ông đủ điều.
Người ta thường nói một bức hình có giá trị bằng ngàn lời nói, quả cũng không sai. Trong quá khứ người Việt Nam mình cũng là nạn nhân của những tấm hình, tuy nó khác với hình chụp chơi cho vui của ông Obama.
Tấm hình có thể "lie". Đúng lắm! Hình ảnh ghi lại những gì đã xảy ra, nhưng chỉ trong giây lát. Và nếu ta nhìn vào đó để rồi đi đến một kết luận sâu xa hay quan trọng thì có thể đem đến hậu quả tai hại và suy diễn sai vấn đề.
Tôi muốn nói đến vài tấm hình chụp trong chiến tranh Việt Nam. Bức thứ nhất ghi lại cảnh một bé gái VN chạy trần truồng ra khỏi vùng vừa bị thả bom Napalm. Bức hình do một anh phó nhòm người Việt làm cho Mỹ, truyền đi nhanh trong dư luận công chúng Mỹ, rồi vào "tận phòng khách của họ" nếu muốn nói theo ngôn từ của báo giới.CSVN đã gây ra biết bao nhiêu tang tóc đau thương cho ngay đồng bào của mình. Các "mẹ nuôi" đã bị tuyên truyền, lừa đảo cho chúng ẩn thân và tiếp liệu. Biết đâu cô bé đó cũng muốn hay may mắn có cơ hội chạy về phe quốc gia để lánh nạn CS, vì đêm nào chúng cũng về phá xóm phá làng của cô, hay lường gạt gia đình và hàng xóm của cô theo "cách mạng", để rồi bây giờ đất nước VN bị toàn bọn cực kỳ phản động làm cho đất mất nhà tan, luân thường đạo lý suy đồi.
Một bức hình thứ hai làm chúng ta bị "họa lây" là cảnh chụp Tướng Nguyễn Ngọc Loan rút súng lục ra bắn chết một tên VC ngay sau khi tên nầy bị bắt. Trước đó thì tên VC nầy sát hại thường dân và phá phách Sài Gòn rất lâu. Cả hai bức hình "lịch sử" đều do phóng viên chụp tình cờ, cái mà tôi gọi là cái 'click" ác quá vì nó tuy ghi lại một sự kiện, nhưng hoàn toàn không nói lên toàn thể bức tranh của thời cuộc lúc đó, đôi khi lại có phản ứng bất lợi cho một phía. Ông phó nhòm về vụ Tướng Loan thì sau nầy tỏ ra hối hận, ông ước gì có thể vứt bỏ cuộn phim trong đó có ghi tấm hình "lie too much".
Ai cũng nhớ các tấm hình nầy được phe phản chiến, tả phái và nhất là Cộng Sản lợi dụng, cộng với hàng trăm tuyên truyền láo khoét khác đã làm cho cuộc chiến chống Cộng của VNCH bị khó khăn, bất lợi và rồi chúng ta bị đồng minh bỏ rơi vì Mỹ không là "đồng minh với ai" lâu dài mà chỉ là người hợp tác (partner) trong giai đoạn, trước kia và bây giờ họ vẫn như vậy. Tôi tin rằng người Việt Quốc Gia và phe đồng minh lúc ấy cũng yêu hoà bình và công lý, hơn gấp ngàn lần phe CS và phản chiến hồi đó.
Sự thật vẫn là quân đội VNCH và đồng minh đâu có tàn ác bằng CSVN giết đồng bào của mình mà có phóng viên hay báo giới nào muốn ghi lại. Họ không đi tìm hay phổ biến các hình ảnh đầy tội ác của CSVN vì nó không có "chạm" tới phản ứng tình cảm của người dân Mỹ hay phía Tây Phương nhẹ dạ, không thành một bản tin hay hình ảnh "ăn tiền" nên các chủ bút hay chủ nhiệm đều bỏ ra ngoài.
Bây giờ lương tâm của các "Pulitzer winners" ở đâu mà không ghi lại cảnh dân oan bị cướp đất cày, đi khiếu kiện bị đánh đập tàn nhẫn bởi công an CS. Hay tất cả chỉ là cái "fame" của một thời phục vụ cho một thiểu số tại các "salon". Nó không đem lại công lý, sự thật, tiến bộ gì mà còn làm hại cả một dân tộc hiền lành, yêu hoà bình và công lý như dân tộc Việt Nam.
Yes! the photos can lie, Mr. Schmidt ! Chuyện của ông bà Obama ở Nam Phi là chuyện nhỏ. Có những tấm hình đươc giải thưởng "cao quý" trong nghề của quý vị, song chúng đã "lied" rất nhiều đối với dân tộc chúng tôi. Bây giờ các phóng viên vẫn tiếp tục cho đồng bào tôi những bức hình cũng "lie" tiếp. Đó là một bức hình hoàn toàn trống rỗng, "empty", không ghi lại những tồi bại, ác độc thật do chế độ CS đang gây ra trên quê hương VN yêu dấu.
Võ Phú Viên
Gửi ý kiến của bạn