Hôm nay,  

Nguyễn Du: Ra Bắc 1796, Tình Duyên Tan Vỡ; Ho Xuân Hương: Bà Lang Khóc Chồng

26/11/201300:00:00(Xem: 4424)
Trong bài thơ ký tên Chí Hiên tặng, của Nguyễn Du còn lưu lại trong Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương có hai câu thơ:

Ra Bắc phen này mong nỗi việc,
Vào Nam ngẫm trước cũng hoài công.


Nguyễn Du cho rằng việc vào Nam từ năm 1794 đến 1796 là hoài công, vô ích. Và mong rằng việc ra Bắc năm 1796 sẽ làm nên việc. Sau khi trở về Hồng Lĩnh, làm người đi săn núi Hồng, tìm lại dấu tích cuộc khởi nghĩa của người anh thứ tư Nguyễn Quýnh (1761- 1791) chống Tây Sơn, Nguyễn Du thấy bế tắc không thể lập lại việc làm hoài Lê của anh, chỉ gây tai hoạ làng Tiên Điền bị đốt cháy, bị làm cỏ. Nguyễn Du không tìm ra bạn đồng chí hướng, mọi người đều sống trong sợ hãi, khóc cười theo thời. Nguyễn Du xoay ra tìm đường làm Nam Hải Điếu Đồ (người đi câu biển Nam) ra đảo Song Ngư tìm đường theo thương thuyền đi Nha Trang, nơi chúa Nguyễn đã đánh chiếm tới thành Diên Khánh. Công việc bại lộ Nguyễn Du bị Quận Công Nguyễn Văn Thận, Trấn Thủ Hà Tĩnh bắt giam 10 tuần (ba tháng 10 ngày). Nể tình bạn Nguyễn Nể, Quận Công Thận tha cho Nguyễn Du.

Công việc xây dựng từ đường họ Nguyễn Tiên Điền, các đền thờ, chùa Trường Ninh, cầu Tiên đã tạm xong, mọi việc có em Nguyễn Ức lo liệu. Tiền bạc anh Nguyễn Nể cho cũng có hạn. Nguyễn Du ở lại cũng chẳng làm gì. Dân làng Tiên Điền sau cơn hoạn nạn nghèo đói xơ xác, người bạn Thực Đình dạy học vất vả cũng không đủ ăn. Người xứ Nghệ sau khi học sách vở thánh hiền, lên đường thi cử, đỗ thì làm quan, không đổ thì đi khắp bốn phương trời tìm nơi dạy học, hay làm thầy thuốc, thầy bói, thầy địa lý.. Chẳng lẽ Nguyễn Du lại ở lại mở trường kế bên cạnh tranh với bạn Thực Đình, chỉ no khi ăn ở đình làng, ở lại cũng chẳng ai thuê mướn ông Tam Trường con quan Xuân Quận Công chầm nón hay đi cày thuê ! Bài thơ Khuất Thực, trong Thanh Hiên Thi tập cho chúng ta thấy bế tắc của Nguyễn Du trong hoàn cảnh này: Chống gươm ngạo nghễ muốn thét to trong trời xanh. Ba chục tuổi rồi, đời như hoa sen trong bùn hôi tanh. Sách vỡ có ích gì cho cuộc sống mỗi ngày. Nào ngờ đâu vì đói rách mà có người thương tâm cho áo cơm. Bài thơ Nguyễn Du làm năm 1796 năm 30 tuổi trên đường đi ra Bắc, đi bộ từ Hồng Lĩnh ra Thăng Long, sau khi ở tù ra. Vì nếu ở Tiên Điền, hay Thăng Long cũng có anh em, bà con, bạn bè đùm bọc không đến nỗi rách rưới.

XIN ĂN

Chống gươm ngạo nghễ thét trời xanh,
Ba chục năm trong bùn hôi tanh.
Chữ nghĩa ích gì cho cuộc sống,
Nào ngờ đói rách người thương tâm.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

KHUẤT THỰC

Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên,
Triển chuyển nê đồ tam thập niên.
Văn tự hà tằng vi ngã dụng,
Cơ hàn bất giác thụ nhân liên.


Chú thích:

Tằng lăng: Tự điển Từ Nguyên: dáng cao hiểm. Bản Trương Chính dịch: Ngạo nghễ. Bản Đào Duy Anh dịch: Ngất ngưỡng.

Trường kiếm ỷ thanh thiên: Kiếm dài như tựa tới trời xanh. Nguyễn Du tựa thanh kiếm dài lòng phẩn nộ muốn thét lên hỏi trời xanh. Chí cao mà phải lăn lóc trong bùn lầy, vì đói rách khiến người động lòng thương.

Bài Qua sông Long Vĩ, Nguyễn Du từ giả làng Tiên Điền. Nhìn lại quê hương mà rơi lệ. Vì Tây Sơn mà mình phải lìa bỏ quê hương. Vừa qua sông Long Vĩ (một đoạn của sông Lam) đến huyện Nghi Lộc đã là người khách tha hương. Giữa bãi cát trắng mái đầu trông bạc. Trên không trung tiếng chim hồng nhạn lạc bầy kêu áo não. Các em: Nguyễn Ức, Nguyễn Nhưng, Nguyễn Lang, các cháu Nguyễn Hành, Nguyễn Thiện, Nguyễn Công.. trên bến tiễn đưa. Vì ta mà lệ ướt khăn.

QUA SÔNG LONG VĨ

Ngoãnh nhìn quê rơi lệ,
Gió Tây cuốn bụi đường.
Vừa qua sông Long Vĩ,
Đã là khách tha hương.
Giữa cát đầu trông bạc,
Trùng khơi lạc tiếng hồng.
Thân bằng trên bến vọng,
Vì ta lệ ướt khăn.

Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ

Độ LONG VĨ GIANG

Cố quốc hồi đầu lệ,
Tây phong nhất độ trần,
Tài qua Long Vĩ thủy,
Tiện thị dị hương nhân,
Bạch phát sa trung hiện,
Ly hồng hải thượng văn.
Thân bằng tân khẩu vận,
Vị ngã nhất triêm cân.


Triêm cân: Ngày xưa có chiếc khăn quấn tóc trên đầu tóc búi tó, khi khóc lấy xuống lau nước mắt, thuở ấy chưa có khăn mù xoa như thời Tây: Nước mắt nhỏ sa anh lấy mù xoa anh chậm, tình nghĩa vợ chồng ngàn dậm không quên. Thơ Trần Tuấn Khải. Tiễn anh Khóa xuống tàu.

Bài Dạ hành cho thấy Nguyễn Du đi trong đêm, có lẽ đi lén không “báo cáo” cho Trấn Thủ Nguyễn Văn Thận biết: Sư già yên giấc đỉnh mây Hồng, có lẽ canh tý (11 giờ đến 1 giờ sáng) nhà sư sau khi tụng kinh công phu đang ngủ ngon giấc trong một ngôi chùa ẩn trong mây trên núi Hồng. Trên bờ sông Lam chim âu trắng nằm yên ấm trên bãi cồn. Ánh trăng xế trên biển Nam chiếu ngàn dậm. Nguyễn Du ra đi trong một đêm trăng sáng, đi dọc theo bờ biển từ Tiên Điền ra tới Tam Điệp rồi đi Vị Hoàng, lên Thăng Long,( ngày xưa đi bộ cũng mất vài tuần hay cả tháng vì vừa đi vừa nghỉ. Vua Quang Trung năm 1789 đi hành quân từ Phú Xuân ra Thăng Long, hai người cáng một người thay phiên nhau đi thần tốc cũng vài tuần, năm 2011, tôi đi đoạn đường này bằng xe lửa chỉ mất một buổi, đi qua Quãng Bình nơi Nguyễn Du làm quan, qua Hà Tĩnh quê hương nhà thơ, nhớ người xưa đi thật cực khổ, gian nan nhất là qua đèo Ba Dội: một đèo, một đèo lại một đèo, đường đi qua đèo lắm cọp, sông Lam thời ấy lại có nhiều cá sấu..). Trên đường xa gió lạnh như dồn vào một thân mình. Đi suốt đêm trên bờ biển chờ ngày sáng. Tiếc mình đầu bạc mà dấu thân vụng về để một lần bị bắt. Đêm khuya không lo sương ướt áo, mừng râu mày không nhuốm bụi phong trần.

ĐI ĐÊM

Sư già yên giấc đỉnh mây Hồng,

u trắng nằm yên ấm bãi cồn.
Trăng xế biển Nam ngàn dậm chiếu,
Đường xa gió lộng, một người trông.
Đêm đen mờ mịt, bao giờ sáng,
Đầu bạc mà còn, vụng dấu thân.
Khuya khoắt không lo sương ướt áo,
Râu mày mừng chẳng bụi phong trần.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

DẠ HÀNH

Lão nạp an miên Hồng Lĩnh vân,
Phù âu tĩnh túc noãn sa tân.
Nam minh tàn nguyệt phù thiên lý,
Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân.
Hắc dạ hà kỳ mê thất hiểu,
Bạch đầu vô lại chuyết tàn thân,
Bất sầu cửu lộ triêm y duệ
Thả hỷ tu mi bất nhiễm trần.


Bài Dao Vọng Càn Hải Từ, Nguyễn Du viết trên đường đi qua cửa Cồn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, thờ Dương Thái Hậu, vợ vua Tống Độ Tông, Trung Quốc. Khi nhà Tống mất nước vì Mông Cổ, bà cùng hai người con gái lên thuyền ra bể, sang Đại Việt lánh nạn lánh nạn. Theo truyền thuyết thuyền đắm, xác giạt vào cửa Cồn, người địa phương chôn cất và lập đền thờ. Bài Xa trông đền Cờn, Nguyễn Du tả: Nước biển mênh mông tiếp đến sao Đẩu, thấp thoáng ngôi đền đứng lẻ loi giữa bãi cát nhỏ. Buổi chiếu chìm cây cổ thụ lạnh lẽo liền với bến chim phù đậu. Mùa thu, làn khói lúc trời lạnh mát dịu bay ra cửa biển. Kêu trời các bậc tướng văn tướng võ dốc cả lòng son. Vỗ đất Quỳnh Nhai (Quảng Đông) không còn một ai là dòng giống nữa. Đáng cười thay ả Minh Phi Vương Chiêu Quân ra ở ngoài cửa ải, gảy đàn tỳ bà, rót rượu mời chúa Thiền Vu..

XA TRÔNG ĐỀN CỜN

Mênh mông mặt bể nối sao trời.
Thấp thoáng bãi vàng đền lẻ loi.
Chiều lạnh cây cao chim tối đậu.
Mác man cửa bể tỏa sương trôi.
Thét trời khanh tướng lòng son quyết,
Vỗ đất Quỳnh Nhai vua hết rồi.
Cười ả Minh Phi ra cửa ải
Tỳ bà chuốt rượu Thiền Vu vui.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

DAO VỌNG CÀN HẢI TỪ

Mang mang hải thủy tiếp thiên xu,
Ẩn ước cô từ xuất tiểu chu.
Cổ mộc hàn liên phù chữ mộ,
Tình yên thanh dẫn hải môn thu.
Hào thiên tướng tướng đan tâm tận,
Phủ địa Quỳnh Nhai khối nhục vô.
Tiếu nhĩ Minh Phi trường xuất tái,
Tỳ bà bôi tửu khuyến Thiền Vu.


Chú Thích:

Thiên Xu: Sao đầu trong bày ngôi sao Bắc Đẩu, còn gọi là sao Bắc Cực, đây chỉ nơi thiên đế ở, hàm chỉ vua Tống.

Tướng tướng đan tâm tận: Lúc Tống thất thế, Trương Thế Kiệt, tướng võ đem Dương Thái Hậu và con là Đế Bính, chạy ra Quỳnh Nhai, tỉnh Quảng Đông, Quân Nguyên Mông Cổ theo tới nơi. Lục Phú Tư tướng văn, cõng Đế Bính nhảy xuống biển. Dương Thái Hậu và hai con gái xuống thuyền trốn, thuyền đắm xác trôi dạt vào Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nước ta, dân chúng an táng lập đền thờ tại Cửa Cờn. Tướng Trương Thế Kiệt cũng đắm thuyền chết.

Khối nhục: khối thịt, ý nói dòng dõi. Dương Thái Hậu hay tin con là Đế Bính đã chết, khóc mà nói rằng: Ta sở dĩ chịu gian khổ để sống đến ngày nay là vị họ Triệu Tống mà gìn giữ một khối thịt ấy, nay đến nỗi này, ta còn mong gì ?

Minh Phi: tức Vương Chiêu Quân, cung nhân của vua Hán Nguyên Đế cống cho vua Hồ, Thiền Vu. Thời Tấn húy tên Tư Mã Chiêu nên đổi là Minh Phi. Câu này ý khen bà Dương Thái Hậu không chịu rơi vào tay giặc. Những sự kiện trên chứng tỏ Trung Quốc không phải thời nào cũng mạnh, mà có những triều vua bạc nhược phải đem cung nhân yêu quý của nhà vua cống cho các vua các bộ lạc ở Tân Cương để được yên thân. Cuối đời Tống, Vạn Lý Trường Thành không ngăn nổi Trung Quốc bị mất nước, Mông Cổ cai trị hơn trăm năm, trong khi Việt Nam vẫn giữ độc lập ba lần đánh bại Mông Cổ. Cuối nhà Minh, bị Mãn Thanh xâm chiếm cai trị bốn trăm năm, người Trung Quốc phải nhục nhã ăn mặc để tóc bính theo người Mãn Thanh, gặp người Mãn Thanh phải quỳ nộp xưng tụng: Mãn Đại nhân, từ đó có chữ Mandarin trong ngôn ngữ Tây Phương. Những thời kỳ Trung Quốc mất nước, Việt Nam là nơi tiếp nhận làn sóng tị nạn, nuôi dưỡng người Trung Quốc.

Bài Tái du Tam Điệp Sơn, làm trên đường Nguyễn Du từ Hồng Lĩnh đi bộ ra Thăng Long năm 1796. Đèo Ba Dội cao ngất tầng mây, khách bên trời lại qua đèo lần nữa, mắt nhìn thu tóm cả mặt đất. Ngoài biển xa thấy các thuyền đánh cá, khí núi tan, trông hình núi gầy. Trời lạnh cây cỏ dàu dàu. Kẻ đi đường ngoảnh nhìn lại, xiếc bao nỗi buồn nhớ quê hương.

LẠI VƯỢT NÚI TAM ĐIệP

Mây vương núi Tam Điệp,
Bên trời khách lại qua,
Trong mắt trời đất rộng,
Thuyền chài ngoài biển xa.
Sương tan gầy dáng núi,
Trời lạnh úa cỏ hoa.
Người đi đường ngoảnh lại,
Bao nỗi nhớ quê nhà.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

TÁI DU TAM ĐIệP SƠN

Văn tế sơn Tam Điệp,
Thiên nhai khách tái du,
Nhãn trung thu đại địa,
Hải ngoại kiến ngư chu.
Chướng tĩnh phong loan sấu.
Thiên hàn thảo mộc thu,
Hành nhân hồi thủ xứ.
Vô ná cố hương sầu.


Nguyễn Du về trở lại Thăng Long năm 1796, không khỏi xúc động nhìn phủ Chúa Trịnh, sau mười năm. Mồng 8 tháng chạp năm Bính Ngọ 1786. Nguyễn Hữu Chỉnh, thuộc hạ Hoàng Đình Bảo bị kiêu binh giết, đầu hàng nhà Tây Sơn được Nguyễn Huệ phong làm làm tiên phong đem quân Tây Sơn ra Bắc phò Lê diệt Trịnh. Nhưng Nguyễn Huệ không tin ông, nên rút quân bất ngờ bỏ Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại. Nguyễn Hữu Chỉnh dựa vào vua Lê đánh dẹp được Trịnh Bồng. Vua Lê Chiêu Thống lợi dụng thời cơ Án Đô Vương Trịnh Bồng bỏ trốn lúc ban đêm, tức thì sai người đốt hết phủ chúa Trịnh. Công trình xây dựng 243 năm, phủ chúa cháy mười ngày chưa tắt, bao nhiêu lâu đài cung điện bị đốt cháy giờ đây chỉ còn một bãi đất hoang. Năm 1787, Nguyễn Hữu Chỉnh bị Vũ Văn Nhậm tướng Tây Sơn hành hình tứ mã phân thây. Vũ Văn Nhậm chuyên quyền lại bị Nguyễn Huệ giết. Vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Năm 1789 quân Thanh sang nước ta. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đem quân phá tan, sông Nhị Hà tắt nghẽn vì máu và xác quân Thanh đứt cầu phao chết đuối. Đống Đa, Hà Hồi, Ngọc Hồi những trận chiến còn tanh máu người.

Bài Bát muộn, Xua nỗi buồn Nguyễn Du viết: Cát bụi che mờ thềm ngọc đã mười năm, thành phủ xây dựng Hơn ba trăm năm nhà Lê, một nửa đã thành gò hoang, những loài chim sâu nhỏ bé đều bay hết cả. Sau cuộc huyết chiến, chỉ còn lại cõi càn khôn nhơ nhớp. Quê nhà trong cơn binh lửa Nguyễn Du ở Vân Nam, Liễu Châu rồi Trường An cách xa Thăng Long ngàn dậm nước mắt tuôn rơi. Bạn bè, anh em chỉ còn lại mấy hàng thu dưới đèn. Đêm thu vắng rồng cá lặng lẽ. Trăm mối u hoài không ngủ yên được.

XUA NỖI BUỒN

Bụi mờ thềm ngọc đã mười năm,
Thành phủ trăm năm nửa đã hoang.
Chim quạ sâu trùng bay hết cả,
Đất trời huyết chiến máu còn tanh.
Quê hương binh lửa xa ngàn khóc,
Bè bạn đèn khuya thư mấy hàng.
Rồng cá lặng lờ đêm vắng vẻ,
U hoài trăm mối dạ tơ vương.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

BÁT MUộN

Thập tải trần ai ám ngọc trừ,
Bách niên thành phủ bán hoang khư.
Yêu ma trùng điểu cao phi tận,
Trỉ uế càn khôn huyết chiến dư.
Tang tử binh tiền thiên lý lệ,
Thân bằng đăng hạ sổ hàng thư.
Ngư long lãnh lạc nhàn thu dạ,
Bách chủng u hoài vị nhất sư.


Chú thích:

Ngư Long: lấy từ ý thơ Đỗ Phủ: Ngư Long tịch mịch giang thu lãnh. Cá rồng lặng lẽ sông thu lạnh.

Về Thăng Long trước tiên Nguyễn Du tìm đến Cổ Nguyệt Đường. Bài thơ ký tên Chí Hiên tặng I, Nguyễn Du oán trách Hồ Xuân Hương thậm tệ. Hồ Xuân Hương vẫn trân trọng chép trong Lưu Hương Ký, chứng tỏ nàng vẫn còn yêu Nguyễn Du đến bậc nào.? Nguyễn Du bị tù, mẹ đã gả Hồ Phi Mai cho anh thầy lang xóm Tây làng Nghi Tàm, cũng là học trò cụ Đồ Diễn.

Nguyễn Du viết: Đã giao du với nhau mấy năm tròn, thề thốt tình thâm giao mãi còn, không biết tại lòng nàng thay dạ đổi lòng, lòng đen tựa mực đi lấy chồng thầy thuốc, còn tôi tù tội mới ra, tình tôi vẫn yêu nàng thắm như son, một lòng yêu nàng. Tai tôi chưa quên lời vàng ngọc của nàng, nàng có mắt hãy xem tôi làm nên sự nghiệp với nước non. Chớ trách cúa xuân, vì sợ chờ đợi tôi mà mỏi mệt vì sợ lỡ thì. Tình nàng sớm mận tối đào như thế có xứng đáng dòng dõi con nhà quyền quý chăng? Có bài thơ trách móc nào đau đớn hơn ?

CHÍ HIÊN TẶNG I

Chữ giao nguyền với mấy năm tròn,
Xe nón tình kia mãi mãi còn.
Chẳng biết dạ người đen tựa mực,
Sao hay lòng khách thắm như son.
Còn tai chữa vãng lời vàng ngọc,
Có mắt càng xem mặt nước non.

Chớ trách chúa Xuân lòng mỏi mệt,
Mận đào được thế tiếng công môn ?


Thơ chữ Nôm Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương chép trong Lưu Hương Ký.

Chú thích:

Xe nón: do chữ xạ lạp theo sách Phong Thổ Ký, tục nước Việt thuần phác. Trong buổi sơ giao, hai bên làm lễ kết nghĩa, thường có lời thề: Anh cỡi xe, tôi đội nón, khi gặp nhau anh sẽ xuống xe vái chào tôi. Anh cầm ô tôi cỡi ngựa, khi gặp nhau tôi sẽ xuống ngựa chào anh. Thơ Khổng Bình Trọng: Vạn sự biến đổi khôn lường, Chớ vì cỡi xe mà khinh kẻ đội nón. Vì thế tình bạn thân gọi là xạ lạp chi giao, tình xe nón.

Bài Chí Hiên tặng I I. Nguyễn Du không trách móc nữa mà bày tỏ nỗi lòng mình. Rũi may nào xá gì, theo Kinh Dịch: cùng tất thông, thông tất biến, biến tất hóa. Chưa dễ gặp được tri âm để bày tỏ nỗi lòng. Ra Bắc phen này mong làm nên nỗi việc. Ngẫm lại việc vào Nam năm 1794 cũng hoài công, tại Hồng Lĩnh không thể làm được việc gì, vì sau trận chiến của Nguyễn Quýnh, người sống sót e sợ, thờ ơ. Muốn vượt biển vào Nam theo chúa Nguyễn cũng thất bại, bị tù. Bạn thơ nay đâu, ngồi uống trà một mình, trà hết châm thêm nước sôi uống trà nhạt. Quán trọ đêm năm canh lạnh vì manh áo quá mong manh. Trông ra sông biển khói bay mù mịt, Người xưa Cổ Nguyệt đường lòng như tấm gương trong giờ chẳng thấy đâu.

CHÍ HIÊN TẶNG Bài II.

Rủi may nào sá nghĩ cùng thông,
Chưa dễ tri âm tỏ nỗi lòng.
Ra Bắc phen này mong nỗi việc.
Vào Nam ngẫm trước cũng hoài công.
Bạn tao năm hết mâm trà lạt,
Quán khách canh chày mảnh áo mong.
Gớm nhẽ trông ra mù khói bể,
Nguyệt Đường bao nả thấy gương trong.


Thơ chữ Nôm Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương chép trong Lưu Hương Ký.

Chú thích:

Quán khách: quán do người khách trú (Hắc ka) gốc Hải Nam lập ra cho người đi đường ở trọ.

Bạn tao: bạn tao đàn, do chữ Ly tao của nhà thơ Khuất Nguyên.

Cổ Nguyệt đường: nhà Hồ Xuân Hương.

Thất vọng trước tình duyên tan vỡ, Nguyễn Du tìm đến nhà người bạn văn chương Đoàn Nguyễn Tuấn. Đoàn ra làm quan Tây Sơn, nên xây dựng trên bờ sông Nhị một ngôi nhà khang trang: Thác lạc nhân gia nhị thủy tân. Cư nhiên biệt chiếm nhất thành xuân. Đông Tây kiều các kiêm thiên khởi. (Đại nhân hý bút) Bên bờ sông Nhị nhà chen gần. Đã chiếm cả thành hết cảnh xuân. Cầu gác Đông Tây cao ngất dựng.. Nhà Đoàn Nguyễn Tuấn có kém gì nhà các quan, các siêu sao ngày nay ! Trong lầu ngọc ấy lại có một cô gái tên Đoàn Nguyễn Thị Huệ vừa 21 tuổi, mất cha năm lên một được ông anh cả Đoàn Nguyễn Tuấn nuôi dưỡng. Lúc ấy anh Nguyễn Nể làm Hành Khánh Sứ (Chánh Sứ) sang nhà Thanh mừng lễ truyền ngôi vua Càn Long cho vua Gia Khánh vừa về tới. Nguyễn Nể và Đoàn Nguyễn Tuấn tác hợp cho Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Thị Huệ và giao cho gia trang ở Quỳnh Hải. Từ nay 30 tuổi, Nguyễn Du chấm dứt cuộc đời mười năm gió bụi. Nguyễn Du dạy văn, dạy võ và hoàn tất Truyện Kiều. Đoàn Nguyễn Thị Huệ quay tơ, dệt lụa. Bài Quỳnh Hải Nguyên Tiêu Nguyễn Du viết về cuộc sống hạnh phúc ở Quỳnh Hải. Đêm rằm tháng giêng, trăng sáng tỏa ngập tràn hạnh phúc. Tình yêu của Đoàn Nguyễn Thị Huệ mặn nồng chu đáo với chồng, lòng Nguyễn Du như ánh trăng chiếu ấm cúng bên vợ. Một trời xuân hứng như lạc cả vào nhà ai. Ánh trăng Quỳnh Châu soi rõ muôn nghìn dậm. Khác với nơi quê hương Hồng Lĩnh, anh em kẻ mất người còn: Anh Nguyễn Khản, Nguyễn Điều, Nguyễn Trụ, Nguyễn Quýnh, em Nguyễn Tốn đã mất. Chỉ còn anh Nguyễn Nể bôn ba đi sứ, làm quan chống đỡ sự sụp đổ của gia đình, gầy dựng lại gia trang. Các chị, em gái đi lấy chồng xa quê, chỉ còn lại Nguyễn Nhưng, Nguyễn Ức, Nguyễn Lang. Những ngày tháng giang hồ, đa hận bạc đầu qua nhanh. Bước đường cùng, bị tù, người yêu đi lấy chồng, không ngờ lại lấy vợ, tìm thấy hạnh phúc nơi người vợ mới cưới. Mình đã trải qua góc biển chân trời nay đã ba chục tuổi rồi.

ĐÊM RẰM THÁNG GIÊNG Ở QUỲNH HẢI

Trăng sáng đầu xuân tỏa ngập tràn,
Bao giờ trăng chẳng nhạt thuyền quyên.
Một trời xuân hứng nhà ai lạc,
Muôn dậm Quỳnh Châu nguyệt sáng ngần.
Hồng Lĩnh không nhà huynh đệ vắng,
Bạc đầu đa hận tháng ngày nhanh.
Đường cùng trăng vẫn còn soi đến,
Góc biển chân trời, ba chục năm.
Thơ Thanh Hiên thi tập Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

QUỲNH HẢI NGUYÊN TIÊU

Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên,
Y y bất cải cựu thuyền quyên.
Nhất thiên thi hứng thùy gia lạc,
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên.
Hồng lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.
Cùng đồ liên nhữ giao tương kiến,
Hải giác thiên nhai tam thập niên.


Chú thích:

Quỳnh Hải: Huyện Quỳnh Côi, thời Gia Long thuộc trấn Sơn Nam Hạ, năm 1831 thời Minh Mạng mới chia thành tỉnh Thái Bình và tỉnh Nam Định. Vùng đất giáp biển tỉnh Thái Bình, nên Nguyễn Du gọi là Quỳnh Hải hay Quỳnh Châu.

Thuyền quyên: dáng đẹp đẽ dễ thương, chỉ người phụ nữ. Hay phụ nữ tự xưng mình. Trai anh hùng, gái thuyền quyên (Kiều). Giang sơn một gánh giữa đồng, thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng ? Cô đào về già nhân buổi hát nhắc lại cho quan Binh Bộ Thượng Thư Nguyễn Công Trứ, nhớ, ngày xưa chàng từng giả làm nhạc công xách đàn theo hầu nàng, nhân một hôm hai người giữa đồng không mông quạnh, chàng bảo quên đàn sai tiểu đồng đi về lấy, và chàng đã làm gì, thiếp đã ứ hự, chàng có nhớ chăng ? Nguyễn Du dùng chữ thuyền quyên để chỉ Đoàn Nguyễn Thị Huệ, thì chắc nàng tài sắc, xứng đôi vừa lứa, cũng chẳng kém gì Xuân Hương Hồ Phi Mai. Các chú thích cũ cho rằng thuyền quyên chỉ ánh trăng không đúng.

HỒ XU N HƯƠNG BÀ LANG KHÓC CHỒNG

Lo lắng trước tình duyên của con gái, đã hai mươi bốn tuổi mà vẫn còn chờ đợi Nguyễn Du, ngày cưới hỏi vẫn chưa thấy đâu. Xóm Tây, con thầy Lang làng Nghi Tàm cậy mai mối đến hỏi cho con trai, cũng làm nghề thầy lang, cũng là học trò cụ Đồ Diễn. Gả con về Hà Tĩnh cách trở xa đường, còn con thầy Lang dầu sao cũng xóm làng gần. Hồ Xuân Hương gửi thơ bao lần thúc dục Nguyễn Du, Bài thơ nguyên là một ghi chú dài dòng nhân có ông.. về Hồng Lĩnh gửi thơ cho chàng: Vài hàng viết thơ gửi chàng mà nước mắt rơi lai láng, nghĩ tưởng rằng em sẽ chờ đợi chàng được lâu. Nhìn lá nhuộm sương buổi ban mai mà lòng thêm thẹn, màu sương khói chỉ làm rộn thêm nỗi sầu. Em thờ thẩn trước nhà, nhà đang sửa soạn chưng diện đám hỏi, lòng em trống trải, như nhà chưng diện để khoe với gió. Vì lòng em đã chán nghe những lời tán tỉnh của anh Lang như tiếng địch (tiêu, sáo dọc) thét bên tai, anh chàng thổi sáo dỡ, lại cứ đem địch thổi bên tai nghe chói như tiếng thét (ngày nay, đàn vĩ cầm dỡ mà đi tán gái, không cần người yêu than chói tai, hàng xóm cũng lấy trộm mất cây đàn vĩ cầm). Muốn hỏi trăng già sao khe khắt với tình yêu đôi ta, trêu nhau chi mà se những mối tơ không trọn vẹn để cho đôi ta phải xa nhau !

HỌA NH N

Vài hàng chữ gấm chạnh niềm châu,
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lâu.
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn,
Sương pha khói biếc rộn cơn sầu.
Thẩn thơ trước viện nhà khoe gió,
Đồng vọng tai nghe địch thét đâu ?
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy,
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.
Thơ Hồ Xuân Hương Lưu Hương Ký


Trước sự nguy cấp của tình hình Nguyễn Du, không biết hành động gì hơn, đã trả lời bài thơ này bằng bài Ký mộng: Thời gian qua nhanh như nước chảy ngày đêm, anh như người du tử ở biệt mãi chốn quê hương. Bao năm rồi không gặp mặt lại, nói làm sao hết những nhớ thương, chỉ còn biết gặp nhau trong mộng, đêm qua anh mơ thấy rõ ràng, em đến tìm anh nơi bến sông Giang Đình. Dung nhan vẫn như ngày xưa, áo tứ thân không buồn chăm sóc. Thoạt tiên em kể nỗi đau ốm, rồi than thở những ngày xa nhau, sụt sùi không nói hết, như cách một bức màn. Bình sinh em không thuộc lối, mộng hồn không biết thực hay không. Núi Tam Điệp nhiều hổ trĩ, sông Lam lắm cá sấu. Đường đi hiểm trở khó khăn, không biết có nhờ cậy ai ? Mộng đến ngọn đèn cô đơn giọi sáng, mộng tan gió thổi lạnh lùng. Người đẹp của lòng anh không thấy nữa, Lòng anh rối như tơ vương. Nhà trống ánh trăng xế soi vào, chiếu trên tấm áo cô đơn của anh.

GHI LẠI GIẤC MộNG

Dòng nước ngày đêm chảy,
Người biệt chốn cố hương.
Bao năm không gặp mặt,
Làm sao hết nhớ thương ?
Trong mộng rành rành thấy,
Tìm ta nơi bến sông,
Dung nhau vẫn như trước,
Y trang buồn biếng chăm.
Trước kể nỗi đau ốm,
Rồi than những ngày xa,
Nghẹn ngào không nói hết,
Dường cách bức màn sa.
Bình sinh không thuộc lối,
Mộng hồn biết thật chăng ?
Núi Điệp đầy hổ báo,
Sông Lam lắm thuồng luồng.
Đường đi thật hiểm trở,
Phận gái nhờ ai không ?
Mộng đến đèn côi sáng.
Mộng tan gió lạnh lùng.
Giai nhân nào thấy nữa,
Lòng ta rối tơ vương.
Nhà trống vầng trăng xế,
Soi manh áo cô đơn.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:

KÝ MộNG

Thệ thủy nhật dạ lưu,
Du tử hành vị qui.
Kinh niên bất tương kiến,
Hà dĩ uý tương ti (tư).
Mộng trung phân minh kiến,
Tầm ngã giang chi mi.
Nhan sắc thị trù tích,
Y sức đa sâm si.
Thỉ ngôn khổ bệnh hoạn,
Kế ngôn cửu biệt ly.
Đái khấp bất chung ngữ,
Phảng phất như cách duy.
Bình sinh bất thức lộ,
Mộng hồn hoàn thị phi.
Điệp sơn đa hổ trĩ,
Lam Thủy đa giao ly.
Đạo lộ hiểm thả ác,
Nhược chất tưong hà y ?
Mộng lai cô đăng thanh,
Mộng khứ hàn phong xuy,
Mỹ nhân bất tương kiến,
Nhu tình loạn như ti.
Không lâu ốc tà nguyệt;
Chiếu ngã đan thường y.


Chú thích:

Cách duy: cách bức màn. Hoàng hậu vua Hán Vũ Đế là Lý Phu Nhân, sắc đẹp, múa giỏi, chết sớm. Vũ Đế rất thương tiếc. Có người phương sĩ nói có thể chiêu hồn Lý Phu Nhân về, vua bằng lòng. Ban đêm người ấy bèn giương màn, đốt nến, để vua ngồi trong màn, nhìn sang bức màn khác, thấy bóng người giống Lý Phu Nhân.

Nhược chất: tư chất phụ nữ yếu đuối

Nhu tình: mối tình vấn vương tha thiết.

Bài thơ này, ông Đào Duy Anh cho rằng Nguyễn Du nhớ vua Lê Chiêu Thống; ông Trương Chính, Lê Thước lúc đầu cho rằng nhớ người bạn cũ, sau đó cho rằng nhớ vợ em Đoàn Nguyễn Tuấn. Các bản khác đều cho như thế. Riêng tôi chứng minh bài này Nguyễn Du nhớ Xuân Hương Hồ Phi Mai.

Hồ Xuân Hương đã nhận được bài thơ này, nên trong bài: Cảm Cựu Kiêm trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu, gửi Nguyễn Du năm 1813. Hồ Xuân Hương đã nhắc lại bằng câu: Giấc mộng rồi ra nửa khắc không. Xuân Hương đã hiểu Nguyễn Du khi viết: Mộng đến đèn côi sáng, mộng tan gió lạnh lùng, Giai nhân nào thấy nữa, Lòng ta rối tơ vương. Nguyễn Du đã xem cuộc tình ba năm với Xuân Hương Hồ Phi Mai, như một giấc mộng. Bài Tạp Thi I, Nguyễn Du cũng xem cuộc tình với cô Xuân Hương làng Nghi Tàm, hay cô Cúc làng Trường Lưu đều là mộng ảo. Xuân lan, thu cúc, thành mộng ảo (Xuân lan thu cúc thành hư sự.) Dù còn yêu Nguyễn Du, nhưng biết rằng tình yêu không lối thoát, Nguyễn Du không có một hành động nào cậy mai mối hay người thân đến cưới hỏi, ít ra Nguyễn Du cũng còn mấy bà chị dâu, hay chị ruột ở Thăng Long ?: Ba đồng một miếng trầu cay, sao anh không hỏi những ngày em còn không ?

Tin Nguyễn Du bị bắt giam tại Hà Tĩnh ra đến Thăng Long. Bà Đồ Diễn thôi thúc con gái lấy chồng. Phạm Đình Hổ trong bài Hoài cổ ( Nhớ xưa), mượn ý thơ Thôi Hộ, đã trêu nàng: Năm xưa hoa đào nở, Em tôi học cài trâm. Năm nay hoa đào nở, Mẹ gả xóm Tây gần, Năm nay hoa đào nở, Gió xuân sao lạnh lùng. Em nhìn hoa mà khóc, Sầu vương nét mi cong.(Khứ tuế đào hoa phát, Lân nữ học sơ kê. Kim tuế đào hoa phát. Dĩ giá lân gia tây; Kim tuế đào hoa phát, Xuân phong hà thê thê, Lân nữ đối hoa khấp, Sầu thâm mi chuyển đê.. (Phạm Đình Hổ. Tuyển tập thơ văn; nxbKHXH 1998.) Hồ Xuân Hương không còn lối thoát đành lên kiệu hoa về nhà chồng thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm.

Theo Gs Hoàng Xuân Hãn, tương truyền người chồng thứ nhất Hồ Xuân Hương là một thầy thuốc, con một thầy lang, chưa được bao lâu thì thầy lang đi chữa bệnh chẳng may bị nhiễm bệnh mất. Xuân Hương viết bài Bà Lang Khóc Chồng. Bản Quốc m Thi Tuyển chữ nôm tựa Khóc Chồng Làm Thuốc.

BÀ LANG KHÓC CHỒNG

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì ?
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.
Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo,
Cay đắng chàng ơi vị quế chi.
Thạch nhủ, trần bì sao để lại,
Qui thân, liên nhục tẩm mang đi.
Dao cầu, thiếp biết trao ai nhỉ ?
Sinh ký chàng ơi, tử tắc quy.

Chú thích:

Cam thảo: thân cây có chất ngọt.
Quế chi: cành vỏ quế có quế vị cay, có quế vị đắng.
Thạch nhủ: một loại lá trà, cũng có nghĩa là vú trong hang động.
Trần bì: võ quýt phơi khô, nghĩa bóng cái giống người nữ hay người nữ trần truồng.
Qui thân: một loại cần, nghĩa bóng là qui đầu, dương vật.
Liên nhục: hột sen nghĩa bóng là thân thể.
Dao cầu: dao sắc thuốc bắc.
Sinh ký tử qui: Sống gửi thác về, lấy từ sách Hoài Nam Ký.


Bài thơ Xuân Hương không yêu thầy lang nên đùa bởn, mượn tên các vị thuốc: Cam thảo, quế chi, thạch nhủ, trần bì, qui thân, liên nhục. Và Dao cầu để sắc thuốc bắc, từ nay thân phận thiếp biết trao cho ai. Hồ Xuân Hương không cho mối tình này nằm trong tình sử của mình nên cũng không chép trong Lưu Hương Ký.

Paris 24-11-2013

PHẠM TRỌNG CHÁNH

*Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V Sorbonne

Tác giả: Hồ Xuân Hương, nàng là ai ? Nguyễn Du Mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương. Truyện Thơ Odyssée (12110 câu lục bát). Sử Thi Iliade (16933 câu lục bát). Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc trước năm 1945. Giáo Dục Miền Nam Việt Nam 1954-1975. Thơ Tình Nhất Uyên,( Huy Cận, Xuân Diệu đề tựa). Tự điển Tình yêu bằng thơ tình Xuân Diệu.(toàn bộ di cảo đã xuất bản và chưa xuất bản do Xuân Diệu ký thác).. nxb Khuê Văn. Paris ấn hành; Cánh chim từ vùng lửa đỏ; Thơ Nhất Uyên, nhạc Tôn Thất Lập. HSVST Paris 1974. Bóng Thời Gian, Thời gian ta mãi mãi còn xanh, thơ Nhất Uyên và Nguyễn Đăng Hưng.Bruxelles nxb Thanh Long 1972. Chiêm Bao Trắng. Sàigon 1969… Email: phamtrongchanh@free.fr

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.