TỈNH QUẢNG BÌNH
Tỉnh Quảng Bình, diện tích 8.200 km vuông. Dân số năm 2011 là 855.000 người, mật độ 106 người/km vuông. Sắc dân: Kinh, Bru, Chứt, Tày... Gồm có: Thành phố Đồng Hới và 6 huyện: Tuyên Hoá, Minh Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Tỉnh lỵ ở thành phố Đồng Hới. Quảng Bình phía tây giáp Hà Tĩnh, tây và tây nam giáp nước Lào, nam giáp Quảng Trị, phía đông giáp biển. Nhiệt độ trung bình là 26 độ C.
Lịch sử tỉnh Quảng Bình: Năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh, Lý Thường Kiệt làm tiên phong tiến đánh tận kinh đô Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ, vua Chiêm cắt dâng 3 Châu: Ma Linh, Bố Chính và Địa Lý (Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) để được tha. Năm 1605, chúa Nguyễn (Nguyễn Hoàng) đổi Châu Bố Chính thành phủ Quảng Bình. Năm 1831, vua Minh Mạng, đổi phủ Quảng Bình thành tỉnh. Ngày 20-9-1975, sáp nhập tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, thành tỉnh Bình Trị Thiên. Đến ngày 1-7-1989, tỉnh Bình Trị Thiên, đem tách ra lại thành 3 tỉnh như cũ.
Tỉnh Quảng Bình có sông Gianh (Linh Giang) là ranh giới chia đôi đất nước, giữa Đàng Trong (chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (chúa Trịnh, vua Lê) từ năm 1600 đến năm 1777.
Nước Việt, nơi có bờ ngang hẹp nhất là ở tại thành phố Đồng Hới, khoảng cách từ bờ biển đến biên giới nước Lào chỉ có 50 km.
Tỉnh Quảng Bình có nhiều lễ hội đặc sắc: Lễ hội cầu ngư, là lễ cúng Cá Ông (cá voi, ngư dân tin là Cá Ông cứu khi bị tai nạn ở biển). Dân làng tế lễ rất trịnh trọng.
Hội hò khoan Lệ Thuỷ, còn gọi hò khoan Quảng Bình, trong lễ hội nam thanh nữ tú, trổ tài hò đối đáp thật rộn ràng.
Chùa Hoàng Phúc, chùa được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển đề đại tự "Vô song phúc địa" (Đất phúc khôn sánh).
Thành Đồng Hới, thành được vua Minh Mệnh cho xây dựng năm 1824. Thành có 3 cửa: Tả, hữu và hậu.
Mộ Nguyễn Hữu Cảnh, ông quê tỉnh Quảng Bình, là danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Chu, biệt hiệu Hắc Hổ, chức Chưởng binh. Năm 1693, ông dem quân phạt Chiêm, bắt vua Bà Tranh. Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu đem quân xâm lấn nước ta, ông đem quân đánh tan. Ông mất năm 1700, an táng ở Cù Lao Phố (Đồng Nai). Năm 1802, hậu duệ của ông đem thi hài về an táng bên Thác Ro, xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thủy.
Phong Nha-Kẻ Bàng: Khu thắng cảnh Phong Nha-Kẻ Bàng. Tổng diện tích khu di sản rộng 85.750 ha. Nơi đây được tạo lập bởi đá vôi trên 400 triệu năm. Động Phong Nha-vườn Quốc gia Kẻ Bàng, được ủy ban Di sản Thế giới, họp lần thứ 27, tại Paris (Pháp) vào năm 2003, công nhận là Di sản Thế giới thứ 5 của Việt Nam. Động Phong Nha là động đẹp nổi tiếng, có chiều dài 13.000m (động dài nhất), cao 10m đến 30m, cửa động rộng khoảng 25m, có 14 hang lớn, nhũ đá long lanh như ngọc bích, vào động nghe tiếng réo rắt như tiếng đờn khi gió thổi, ầm ì như tiếng trống lúc chèo khua. Càng vào sâu, gặp những bãi cát bồi rộng rãi, do dòng nước chảy ngầm lâu ngày tạo nên, trông thật ly kỳ, thích thú.
Lũy của Đào Duy Từ, bắt đầu xây từ năm 1630 đến năm 1662, để ngăn quân của chúa Trịnh, gồm có Lũy Trường Dục dài 10 km, Lũy Nhật Lệ dài 12 km, Lũy Trường Sa dài 7 km và Lũy Trấn Ninh ở xã Trấn Ninh và Động Hải.
Suối nước Khoáng Bang: Suối cách huyện lỵ Lệ Thủy 21 km về hướng tây. Có nguồn nước khoáng quí hiếm, độ nóng tới 1050C. Nước khoáng nơi đây có thể chữa được một số bệnh tật.
Bãi biển Nhật Lệ nước trong xanh, gần đó có hồ nước ngọt Bàu Tró, cát trắng mịn màng. Nơi đây các nhà khảo cổ còn tìm thấy đồ đá xa xưa có niên đại trước 5.000 năm.
Làng Biển Cảnh Dương, phía nam của đèo Ngang 10 km, là một làng biển sầm uất. Năm 1643, những ông tổ đầu tiên, từ trang Nghi Lộc (Nghệ An) vào vùng đất nơi cửa Roòn lập nghiệp. Càng ngày càng đông người đến định cư, dân làng chân chỉ làm chài lưới, chế biến hải sản và buôn bán, đều được phát đạt. Sinh hoạt văn hóa nơi đây cũng nhịp nhàng phát triển, xuân thu nhị kỳ, làng mở lễ hội cúng thần, hát chèo... Làng biển Cảnh Dương ngày nay đang phát triển mạnh mẽ, phong cảnh mát mẻ, nên thơ.
Tỉnh Quảng Bình là nơi có bề ngang hẹp nhất của Việt Nam, nhưng có phong cảnh nổi tiếng khắp nơi.
Quảng Bình, động đẹp Phong Nha
Nước non, phong cảnh, bao la mỹ miều
.
Cảm tác: Non nước Quảng Bình
Quảng Bình, đông giáp biển mênh mông
Thoai thoải, xa xa những cánh đồng
Tây giáp nước Lào, san sát núi
Nam gần Bến Hải, lạnh lùng sông!
.
Quảng Bình, đường núi khó khăn trèo
Từ biển đến Lào, rộng tí teo
Ngắn ngủi đường đi, đi khúc khuỷu
Gập ghềnh lối bước, bước cheo leo
.
Giao thông, trường trại, sửa khang trang
Buôn bán nhiều nơi, thật rộn ràng
Công nghiệp sửa sang, nhiều kỹ nghệ
Nghề nông canh cải, tốt mùa màng
.
Động Phong Nha, đẹp lắm! Phong Nha!
Ánh sáng lung linh, dáng ngọc ngà
Réo rắt âm đờn, khi gió lộng
Ầm ì tiếng trống, lúc chèo khua
.
Chưởng binh Hữu Cảnh giữ cơ đồ
Bia mộ thiêng liêng bên Thác Ro
Chân Lạp hãi hùng, đành thúc thủ
Chiêm Thành nao núng, hết giằng co
.
Bến bờ Nhật Lệ rộng thênh thang
Bàu Tró nước trong, cát mịn màng
Đồ đá, tìm tòi thời cổ đại
Quảng Bình, vương vấn nhớ miên man
Nguyễn Lộc Yên
Tỉnh Quảng Bình, diện tích 8.200 km vuông. Dân số năm 2011 là 855.000 người, mật độ 106 người/km vuông. Sắc dân: Kinh, Bru, Chứt, Tày... Gồm có: Thành phố Đồng Hới và 6 huyện: Tuyên Hoá, Minh Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Tỉnh lỵ ở thành phố Đồng Hới. Quảng Bình phía tây giáp Hà Tĩnh, tây và tây nam giáp nước Lào, nam giáp Quảng Trị, phía đông giáp biển. Nhiệt độ trung bình là 26 độ C.
Lịch sử tỉnh Quảng Bình: Năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh, Lý Thường Kiệt làm tiên phong tiến đánh tận kinh đô Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ, vua Chiêm cắt dâng 3 Châu: Ma Linh, Bố Chính và Địa Lý (Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) để được tha. Năm 1605, chúa Nguyễn (Nguyễn Hoàng) đổi Châu Bố Chính thành phủ Quảng Bình. Năm 1831, vua Minh Mạng, đổi phủ Quảng Bình thành tỉnh. Ngày 20-9-1975, sáp nhập tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, thành tỉnh Bình Trị Thiên. Đến ngày 1-7-1989, tỉnh Bình Trị Thiên, đem tách ra lại thành 3 tỉnh như cũ.
Tỉnh Quảng Bình có sông Gianh (Linh Giang) là ranh giới chia đôi đất nước, giữa Đàng Trong (chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (chúa Trịnh, vua Lê) từ năm 1600 đến năm 1777.
Nước Việt, nơi có bờ ngang hẹp nhất là ở tại thành phố Đồng Hới, khoảng cách từ bờ biển đến biên giới nước Lào chỉ có 50 km.
Tỉnh Quảng Bình có nhiều lễ hội đặc sắc: Lễ hội cầu ngư, là lễ cúng Cá Ông (cá voi, ngư dân tin là Cá Ông cứu khi bị tai nạn ở biển). Dân làng tế lễ rất trịnh trọng.
Hội hò khoan Lệ Thuỷ, còn gọi hò khoan Quảng Bình, trong lễ hội nam thanh nữ tú, trổ tài hò đối đáp thật rộn ràng.
Chùa Hoàng Phúc, chùa được chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển đề đại tự "Vô song phúc địa" (Đất phúc khôn sánh).
Thành Đồng Hới, thành được vua Minh Mệnh cho xây dựng năm 1824. Thành có 3 cửa: Tả, hữu và hậu.
Mộ Nguyễn Hữu Cảnh, ông quê tỉnh Quảng Bình, là danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Chu, biệt hiệu Hắc Hổ, chức Chưởng binh. Năm 1693, ông dem quân phạt Chiêm, bắt vua Bà Tranh. Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu đem quân xâm lấn nước ta, ông đem quân đánh tan. Ông mất năm 1700, an táng ở Cù Lao Phố (Đồng Nai). Năm 1802, hậu duệ của ông đem thi hài về an táng bên Thác Ro, xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thủy.
Phong Nha-Kẻ Bàng: Khu thắng cảnh Phong Nha-Kẻ Bàng. Tổng diện tích khu di sản rộng 85.750 ha. Nơi đây được tạo lập bởi đá vôi trên 400 triệu năm. Động Phong Nha-vườn Quốc gia Kẻ Bàng, được ủy ban Di sản Thế giới, họp lần thứ 27, tại Paris (Pháp) vào năm 2003, công nhận là Di sản Thế giới thứ 5 của Việt Nam. Động Phong Nha là động đẹp nổi tiếng, có chiều dài 13.000m (động dài nhất), cao 10m đến 30m, cửa động rộng khoảng 25m, có 14 hang lớn, nhũ đá long lanh như ngọc bích, vào động nghe tiếng réo rắt như tiếng đờn khi gió thổi, ầm ì như tiếng trống lúc chèo khua. Càng vào sâu, gặp những bãi cát bồi rộng rãi, do dòng nước chảy ngầm lâu ngày tạo nên, trông thật ly kỳ, thích thú.
Lũy của Đào Duy Từ, bắt đầu xây từ năm 1630 đến năm 1662, để ngăn quân của chúa Trịnh, gồm có Lũy Trường Dục dài 10 km, Lũy Nhật Lệ dài 12 km, Lũy Trường Sa dài 7 km và Lũy Trấn Ninh ở xã Trấn Ninh và Động Hải.
Suối nước Khoáng Bang: Suối cách huyện lỵ Lệ Thủy 21 km về hướng tây. Có nguồn nước khoáng quí hiếm, độ nóng tới 1050C. Nước khoáng nơi đây có thể chữa được một số bệnh tật.
Bãi biển Nhật Lệ nước trong xanh, gần đó có hồ nước ngọt Bàu Tró, cát trắng mịn màng. Nơi đây các nhà khảo cổ còn tìm thấy đồ đá xa xưa có niên đại trước 5.000 năm.
Làng Biển Cảnh Dương, phía nam của đèo Ngang 10 km, là một làng biển sầm uất. Năm 1643, những ông tổ đầu tiên, từ trang Nghi Lộc (Nghệ An) vào vùng đất nơi cửa Roòn lập nghiệp. Càng ngày càng đông người đến định cư, dân làng chân chỉ làm chài lưới, chế biến hải sản và buôn bán, đều được phát đạt. Sinh hoạt văn hóa nơi đây cũng nhịp nhàng phát triển, xuân thu nhị kỳ, làng mở lễ hội cúng thần, hát chèo... Làng biển Cảnh Dương ngày nay đang phát triển mạnh mẽ, phong cảnh mát mẻ, nên thơ.
Tỉnh Quảng Bình là nơi có bề ngang hẹp nhất của Việt Nam, nhưng có phong cảnh nổi tiếng khắp nơi.
Quảng Bình, động đẹp Phong Nha
Nước non, phong cảnh, bao la mỹ miều
.
Cảm tác: Non nước Quảng Bình
Quảng Bình, đông giáp biển mênh mông
Thoai thoải, xa xa những cánh đồng
Tây giáp nước Lào, san sát núi
Nam gần Bến Hải, lạnh lùng sông!
.
Quảng Bình, đường núi khó khăn trèo
Từ biển đến Lào, rộng tí teo
Ngắn ngủi đường đi, đi khúc khuỷu
Gập ghềnh lối bước, bước cheo leo
.
Giao thông, trường trại, sửa khang trang
Buôn bán nhiều nơi, thật rộn ràng
Công nghiệp sửa sang, nhiều kỹ nghệ
Nghề nông canh cải, tốt mùa màng
.
Động Phong Nha, đẹp lắm! Phong Nha!
Ánh sáng lung linh, dáng ngọc ngà
Réo rắt âm đờn, khi gió lộng
Ầm ì tiếng trống, lúc chèo khua
.
Chưởng binh Hữu Cảnh giữ cơ đồ
Bia mộ thiêng liêng bên Thác Ro
Chân Lạp hãi hùng, đành thúc thủ
Chiêm Thành nao núng, hết giằng co
.
Bến bờ Nhật Lệ rộng thênh thang
Bàu Tró nước trong, cát mịn màng
Đồ đá, tìm tòi thời cổ đại
Quảng Bình, vương vấn nhớ miên man
Nguyễn Lộc Yên
Send comment