AMSTERDAM, HÒA LAN - Tỉ lệ mác bệnh và tử vong vì ung thư đang gia
tăng, nhưng tài trợ cho điều trị và nghiên cứu ung thư thì "bị
cắt giảm" với những quốc gia nghèo bị thiệt hại nặng nhất, theo
các nhà nghiên cứu tại Scotland cho biết.
Tác giả đứng đầu của phúc trình là Giáo Sư Peter Boyle, giám đốc
Viện Sức Khỏe Công Cộng Toàn Cầu của Đại Học Strathclyde, nói rằng
các kỹ nghệ y tế và y dược tư nên làm việc sát hơn với các chính
quyền và lãnh vực công để có thể giúp họ đối phó với thảm nạn ung
thư quốc tế đang gia tăng.
Phúc trình có tên "Tình Trạng Ung Thư Năm 2013" nói rằng tỉ
lệ mắc bệnh và chết do ung thư đã gia tăng khắp thế giới, trong khi
để có được sự chăm sóc là bất tiện trong các quốc gia. Phúc trình
tiên đoán rằng các trường hợp ung thư toàn cầu sẽ đạt tới 26.4 triệu
vào năm 2030, phần lớn bởi vì ảnh hưởng của dân số gia tăng và lão hóa
trong các quốc gia đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc, và Nigeria, cùng với
sự thay đổi lối sống.
Boyle nói với Hội Ung Thư Châu Âu tại Amsterdam rằng, "Thật là bất
hạnh mắc bệnh ung thư, và còn tồi tệ hơn khi bị ung thư nếu bạn là
nghèo khổ. Nhiều khu vực trên thế giới đã không thể đối phó với
tình trạng hiện tại và hoàn toàn không có chuẩn bị nào cho sự gia
tăng trong tương lai của vấn đề ung thư."
Boyle kêu gọi quỹ tài trợ công và tư để giúp các quốc gia nghèo hơn
có thể quản trị. Ông trích phỏng đoán năm 2009 của the Economist
Intelligence Unit cho rằng tốn 217 tỉ đô la một năm để mắc bệnh ung thư
đến chăm sóc và chữa trị tại các nước nghèo đạt tới tiêu chuẩn của
những quốc gia giàu.