BERLIN - Trong chuyến xuất ngoại đầu tiên sau ngày bắt đầu nhiệm kỳ TT thứ 3, ông Vladimir tiếp xúc các nhà lãnh đạo Đức và Pháp giữa lúc áp lực gia tăng trên hồ sơ Syria.
Cùng trong ngày Thứ Sáu, TT Putin đến Berlin trước, hội đàm với Thủ Tướng Angela Merkel, và sau đi Paris gặp tân TT Francois Hollande.
Cho tới nay, nhà cầm quyền Moscow vẫn nhất mực ngăn trở 1 nghị quyết về Syria tại HĐ Bảo An, kể cả sau vụ tàn sát 108 người tại Houla tuần qua. Đức, Pháp, Anh, Hoa Kỳ và các nước tây phương đã đuổi các ĐS của Syria tiếp theo vụ tàn sát. TT Hollande không loại trừ khả năng can thiệp quân sự có hậu thuẫn của LHQ.
Hôm Thứ Năm, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã lên án Nga về sự cưỡng lại hành động của LHQ. Bà Clinton báo động: chính sách của Nga có thể khuyến khích nội chiến.
Nhưng, giới lãnh đạo Nga tỏ ra không thể lay chuyển - phát ngôn viên Dmitry Peskov của Điện Kremlin tuyên bố "Lập trường của Nga là cân bằng, nhất quán và hoà toàn hợp lý".
1 ngày trước cuộc gặp gỡ TT Putin, Thủ Tướng Merkel lên tiếng hoà dịu, rằng người Nga đã làm việc với tinh thần xây dựng tại HĐ Bảo An. Bà Merkel từ chối nêu ra kỳ vọng về cuộc trao đổi với ông Putin. Nước Đức không thấy lý do để phỏng đoán về can thiệp quân sự tại Syria - 1 cuộc phỏng vấn hôm Thứ Năm của báo chí dẫn lời ngoại trưởng Guido Westerwelle cho hay cộng đồng quốc tế phải dùng mọi đòn bẩy chính trị để chấm dứt đổ máu tại Syria và bảo đảm thực thi kế hoạch Kofi Annan.
Về phần mình, TT Hollande cho biết sẽ ra sức thuyết phục TT Putin để tăng áp lực với Syria và hậu thuẫn các trừng phạt mới - ông Hollande nhận rằng Nga và Trung Quốc là 2 cường quốc miễn cưỡng với đề nghị trừng phạt chế độ Damascus. Ông nói "Chúng ta phải thuyết phục họ rằng không thể cho phép chính quyền Assad tàn sát dân của họ".
Cùng trong ngày Thứ Sáu, TT Putin đến Berlin trước, hội đàm với Thủ Tướng Angela Merkel, và sau đi Paris gặp tân TT Francois Hollande.
Cho tới nay, nhà cầm quyền Moscow vẫn nhất mực ngăn trở 1 nghị quyết về Syria tại HĐ Bảo An, kể cả sau vụ tàn sát 108 người tại Houla tuần qua. Đức, Pháp, Anh, Hoa Kỳ và các nước tây phương đã đuổi các ĐS của Syria tiếp theo vụ tàn sát. TT Hollande không loại trừ khả năng can thiệp quân sự có hậu thuẫn của LHQ.
Hôm Thứ Năm, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã lên án Nga về sự cưỡng lại hành động của LHQ. Bà Clinton báo động: chính sách của Nga có thể khuyến khích nội chiến.
Nhưng, giới lãnh đạo Nga tỏ ra không thể lay chuyển - phát ngôn viên Dmitry Peskov của Điện Kremlin tuyên bố "Lập trường của Nga là cân bằng, nhất quán và hoà toàn hợp lý".
1 ngày trước cuộc gặp gỡ TT Putin, Thủ Tướng Merkel lên tiếng hoà dịu, rằng người Nga đã làm việc với tinh thần xây dựng tại HĐ Bảo An. Bà Merkel từ chối nêu ra kỳ vọng về cuộc trao đổi với ông Putin. Nước Đức không thấy lý do để phỏng đoán về can thiệp quân sự tại Syria - 1 cuộc phỏng vấn hôm Thứ Năm của báo chí dẫn lời ngoại trưởng Guido Westerwelle cho hay cộng đồng quốc tế phải dùng mọi đòn bẩy chính trị để chấm dứt đổ máu tại Syria và bảo đảm thực thi kế hoạch Kofi Annan.
Về phần mình, TT Hollande cho biết sẽ ra sức thuyết phục TT Putin để tăng áp lực với Syria và hậu thuẫn các trừng phạt mới - ông Hollande nhận rằng Nga và Trung Quốc là 2 cường quốc miễn cưỡng với đề nghị trừng phạt chế độ Damascus. Ông nói "Chúng ta phải thuyết phục họ rằng không thể cho phép chính quyền Assad tàn sát dân của họ".
Gửi ý kiến của bạn