Bạn,
Sài Gòn là vùng trũng thấp, thế nên vẫn có nhiều nơi có nền thấp hơn mực nước triều cường đặc biệt là trên địa bàn quận 6, 8, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh... thường xuyên bị ngập do triều cường. Không chỉ trong mùa mưa, mà cả trong mùa khô, cảnh ngập nước vẫn diễn ra nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Thông tấn nhà nước VASC viết như sau.
Nhiều năm nay, nhiều khu vực của bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh, ngập chìm dưới nước, sâu hơn nửa bánh xe máy đối với người dân nơi đây là "chuyện thường ngày". Đặc biệt khi có những trận mưa to, hay triều cường đạt đỉnh, khu vực bán đảo Bình Quới - Thanh Đa thuộc địa bàn các phường 27, 28 càng ngập nặng, chỗ sâu nhất có thể đo được tới 1.5m. Không chỉ có Thanh Đa, người dân quận 8 SG cũng lâm vào cảnh "trần ai khoai củ" vì tình trạng ngập nước.
Ở quận 8, không ai chưa từng nghe địa danh Mễ Cốc. Khu vực này gần như bị ngập quanh năm vì nơi đây có địa hình đất thấp với cao độ từ 0.9-1.3m. Vào mùa mưa năm ngoái, em học sinh Đỗ Hữu Danh (thường trú tại đường Bình Đức, phường 15, Quận 8) trên đường tan trường về nhà, khi đi vào đường Mễ Cốc, đã bị rớt xuống sông và thiệt mạng khi còn đang ở tuổi 15. Nguyên do, triều cường gây ngập lênh láng làm cho em không thể phân biệt được làn ranh giữa đường và sông.
Theo thống kê của ngành Giao thông công chánh, đầu năm 2001, số điểm ngập là 100 điểm. Trong đó, các điểm ngập nặng hầu hết tập trung ở quận6, bao gồm các khu vực ở đường Tân Hòa Đông, Bà Hom, Minh Phụng, Hàn Hải Nguyên, 3 tháng 2, Tôn Thất Hiệp, Hồng Bàng, Lãnh Binh Thăng. Trong năm này chỉ có thể xóa được 10 điểm, còn lại 90 điểm. Nhưng trên thực tế đã phát sinh thêm 24 điểm mới, nâng số điểm ngập vào đầu năm 2002 lên tới 114 điểm. Số điểm ngập cũ chưa kịp giảm thì số điểm mới lại tăng liên tục, cố gắng lắm các cơ quan hữu quan mới có thể dừng ở con số 97 điểm ngập nước. Đến đầu năm nay, số điểm ngập còn tồn tại và thống kê được là 91 điểm. Thực tế, con số này cao hơn nhiều vì có lẽ ngành Giao thông công chánh "chưa kịp" cập nhật một số điểm ngập vừa mới phát sinh ở các khu vực đang diễn ra quá trình đô thị hóa như quận 2, quận , huyện Bình Chánh...Ngập nước không chỉ là bức bách của một ai mà là "tâm sự" của nhiều người dân Sài thành. Một người dân nói: "Đâu phải chỉ có đồng bằng sông Cửu Long mới sống chung với lũ! Ở đây mưa xuống người dân cũng sống chung với lũ vậy!"
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu nhằm đề ra các giải pháp xóa ngập nội thị và góp phần điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố SG. Báo quốc nội viết: Những cuộc nghiên cứu, hội thảo cũng đã rút ra các nguyên nhân căn bản từ con người và tự nhiên. Sự yếu kém và buông lỏng trong quản lý đã dẫn đến tình trạng sông rạch bị lấn chiếm nghiêm trọng, làm cản trở dòng chảy. Các công trình xây dựng không tuân theo cốt san nền quy chuẩn, hệ thống thoát nước hoạt động yếu kém, người dân tự ý đấu nối cống từ nhà thẳng ra cửa xả. Có một thực tế hiện nay là các giải pháp thực hiện giảm ngập chỉ mới tập trung ở các dự án nhỏ theo phương châm "ngập đâu chống đấy".
Sài Gòn là vùng trũng thấp, thế nên vẫn có nhiều nơi có nền thấp hơn mực nước triều cường đặc biệt là trên địa bàn quận 6, 8, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh... thường xuyên bị ngập do triều cường. Không chỉ trong mùa mưa, mà cả trong mùa khô, cảnh ngập nước vẫn diễn ra nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Thông tấn nhà nước VASC viết như sau.
Nhiều năm nay, nhiều khu vực của bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh, ngập chìm dưới nước, sâu hơn nửa bánh xe máy đối với người dân nơi đây là "chuyện thường ngày". Đặc biệt khi có những trận mưa to, hay triều cường đạt đỉnh, khu vực bán đảo Bình Quới - Thanh Đa thuộc địa bàn các phường 27, 28 càng ngập nặng, chỗ sâu nhất có thể đo được tới 1.5m. Không chỉ có Thanh Đa, người dân quận 8 SG cũng lâm vào cảnh "trần ai khoai củ" vì tình trạng ngập nước.
Ở quận 8, không ai chưa từng nghe địa danh Mễ Cốc. Khu vực này gần như bị ngập quanh năm vì nơi đây có địa hình đất thấp với cao độ từ 0.9-1.3m. Vào mùa mưa năm ngoái, em học sinh Đỗ Hữu Danh (thường trú tại đường Bình Đức, phường 15, Quận 8) trên đường tan trường về nhà, khi đi vào đường Mễ Cốc, đã bị rớt xuống sông và thiệt mạng khi còn đang ở tuổi 15. Nguyên do, triều cường gây ngập lênh láng làm cho em không thể phân biệt được làn ranh giữa đường và sông.
Theo thống kê của ngành Giao thông công chánh, đầu năm 2001, số điểm ngập là 100 điểm. Trong đó, các điểm ngập nặng hầu hết tập trung ở quận6, bao gồm các khu vực ở đường Tân Hòa Đông, Bà Hom, Minh Phụng, Hàn Hải Nguyên, 3 tháng 2, Tôn Thất Hiệp, Hồng Bàng, Lãnh Binh Thăng. Trong năm này chỉ có thể xóa được 10 điểm, còn lại 90 điểm. Nhưng trên thực tế đã phát sinh thêm 24 điểm mới, nâng số điểm ngập vào đầu năm 2002 lên tới 114 điểm. Số điểm ngập cũ chưa kịp giảm thì số điểm mới lại tăng liên tục, cố gắng lắm các cơ quan hữu quan mới có thể dừng ở con số 97 điểm ngập nước. Đến đầu năm nay, số điểm ngập còn tồn tại và thống kê được là 91 điểm. Thực tế, con số này cao hơn nhiều vì có lẽ ngành Giao thông công chánh "chưa kịp" cập nhật một số điểm ngập vừa mới phát sinh ở các khu vực đang diễn ra quá trình đô thị hóa như quận 2, quận , huyện Bình Chánh...Ngập nước không chỉ là bức bách của một ai mà là "tâm sự" của nhiều người dân Sài thành. Một người dân nói: "Đâu phải chỉ có đồng bằng sông Cửu Long mới sống chung với lũ! Ở đây mưa xuống người dân cũng sống chung với lũ vậy!"
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu nhằm đề ra các giải pháp xóa ngập nội thị và góp phần điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố SG. Báo quốc nội viết: Những cuộc nghiên cứu, hội thảo cũng đã rút ra các nguyên nhân căn bản từ con người và tự nhiên. Sự yếu kém và buông lỏng trong quản lý đã dẫn đến tình trạng sông rạch bị lấn chiếm nghiêm trọng, làm cản trở dòng chảy. Các công trình xây dựng không tuân theo cốt san nền quy chuẩn, hệ thống thoát nước hoạt động yếu kém, người dân tự ý đấu nối cống từ nhà thẳng ra cửa xả. Có một thực tế hiện nay là các giải pháp thực hiện giảm ngập chỉ mới tập trung ở các dự án nhỏ theo phương châm "ngập đâu chống đấy".
Gửi ý kiến của bạn