Sống Lo Âu Trên Đê Biển
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, tại thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang có một con đê chắn sóng chạy dọc bờ biển được xây từ thời Pháp thuộc và người dân nơi đây quen gọi là đập đá. Thế nhưng một bộ phận dân cư thôn Hải Tiến do không có đất nên đã lên bờ đá dựng nhà định cư, bất chấp sự nguy hiểm từ những cơn bão luôn rình rập. Hiện gần 100 gia đình sống trên đập đá hàng ngày đối mặt với nhiều nỗi lo và nguy hiểm thường trực.Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Thôn Hải Tiến nằm ở cửa biển Thuận An quanh năm phải chống chọi với thiên tai, bão lũ, cuộc sống của người dân ở đây vì thế gặp rất nhiều khó khăn. Hiện toàn thôn có gần 100 hộ dân đang làm nhà và định cư ngay trên con đê chắn sóng. Phần lớn những hộ này trước kia sống lênh đênh trên ghe, thuyền. Sau này họ lên bờ nhưng không có đất nên đành lên đập đá cất nhà bất chấp sự nguy hiểm của những cơn thủy triều và bão lũ.
Trận đại hồng thủy năm 1999 đã cuốn phăng 13 ngôi nhà trên đập đá, trở thành nỗi khiếp sợ đối với những hộ dân nơi đây. Nữ cư dân Trần Thị Điệp lấy chồng về thôn Hải Tiến đã gần chục năm, do điều kiện gia đình chồng quá khó khăn, không có đất làm nhà nên phải dựng nhà trên đập đá. Căn nhà tạm bợ, chật chội, chênh vênh nơi đầu sóng ngọn gió. Chị Điệp thở dài: "Sống ở đây khổ lắm, cứ bão tới là nhà cửa không còn gì nữa, gió cuốn hết ra biển".
Hoàn cảnh của cụ Trần Thị Sớm (68 tuổi, ngụ ở thôn Hải Tiến) khó khăn hơn. Không có con, chồng mất vì bệnh ung thư cách đây 30 năm, cụ sống một mình trong căn chòi rách nát trên con đập chắn sóng này. Cụ mong mỏi từng ngày được đến nơi ở mới. Không những vậy, gần 100 hộ dân sinh sống ở nơi đây còn nỗi lo thiếu nước sạch sinh hoạt, không có nhà vệ sinh, môi trường sống bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan.
Do dựng nhà trên đập chắn sóng nên nhà chức trách địa phương đã có kế hoạch tái định cư cho các hộ dân trên đó nhưng biết đến bao giờ mới thực hiện.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, trao đổi với phóng viên, một viên chức tên là Nguyễn Xuân Hải, chủ tịch ủy ban thị trấn Thuận An, cho biết: "Địa phương đã nhiều lần tổ chức tái định cư cho các hộ dân sống trên đập đá nhưng vì còn thiếu ngân sách, cũng như chưa đủ đất để chuyển tất cả các hộ trên đập đá đến nơi ở mới được".
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, tại thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang có một con đê chắn sóng chạy dọc bờ biển được xây từ thời Pháp thuộc và người dân nơi đây quen gọi là đập đá. Thế nhưng một bộ phận dân cư thôn Hải Tiến do không có đất nên đã lên bờ đá dựng nhà định cư, bất chấp sự nguy hiểm từ những cơn bão luôn rình rập. Hiện gần 100 gia đình sống trên đập đá hàng ngày đối mặt với nhiều nỗi lo và nguy hiểm thường trực.Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Thôn Hải Tiến nằm ở cửa biển Thuận An quanh năm phải chống chọi với thiên tai, bão lũ, cuộc sống của người dân ở đây vì thế gặp rất nhiều khó khăn. Hiện toàn thôn có gần 100 hộ dân đang làm nhà và định cư ngay trên con đê chắn sóng. Phần lớn những hộ này trước kia sống lênh đênh trên ghe, thuyền. Sau này họ lên bờ nhưng không có đất nên đành lên đập đá cất nhà bất chấp sự nguy hiểm của những cơn thủy triều và bão lũ.
Trận đại hồng thủy năm 1999 đã cuốn phăng 13 ngôi nhà trên đập đá, trở thành nỗi khiếp sợ đối với những hộ dân nơi đây. Nữ cư dân Trần Thị Điệp lấy chồng về thôn Hải Tiến đã gần chục năm, do điều kiện gia đình chồng quá khó khăn, không có đất làm nhà nên phải dựng nhà trên đập đá. Căn nhà tạm bợ, chật chội, chênh vênh nơi đầu sóng ngọn gió. Chị Điệp thở dài: "Sống ở đây khổ lắm, cứ bão tới là nhà cửa không còn gì nữa, gió cuốn hết ra biển".
Hoàn cảnh của cụ Trần Thị Sớm (68 tuổi, ngụ ở thôn Hải Tiến) khó khăn hơn. Không có con, chồng mất vì bệnh ung thư cách đây 30 năm, cụ sống một mình trong căn chòi rách nát trên con đập chắn sóng này. Cụ mong mỏi từng ngày được đến nơi ở mới. Không những vậy, gần 100 hộ dân sinh sống ở nơi đây còn nỗi lo thiếu nước sạch sinh hoạt, không có nhà vệ sinh, môi trường sống bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan.
Do dựng nhà trên đập chắn sóng nên nhà chức trách địa phương đã có kế hoạch tái định cư cho các hộ dân trên đó nhưng biết đến bao giờ mới thực hiện.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, trao đổi với phóng viên, một viên chức tên là Nguyễn Xuân Hải, chủ tịch ủy ban thị trấn Thuận An, cho biết: "Địa phương đã nhiều lần tổ chức tái định cư cho các hộ dân sống trên đập đá nhưng vì còn thiếu ngân sách, cũng như chưa đủ đất để chuyển tất cả các hộ trên đập đá đến nơi ở mới được".
Gửi ý kiến của bạn