Chương trình nguyên tử gây tranh chấp của Iran đã tạo ra một làn sóng quan tâm vào năng lượng hạt nhân cho cả vùng Trung Đông, qua đó cảnh báo rằng nó tạo nguy cơ dựng lên khung cảnh cho cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử trong khu vực, một cơ quan nghiên cứu đã nói như vậy hôm thứ 3.
Ít nhất có 13 nước Trung Đông đã công bố chương trình mới nhằm khám phá năng lượng hạt nhân hay phục hồi lại các chương trình nguyên tử đã có từ trước vào giữa tháng 2 năm 2006 và tháng 1 năm 2007, một bản tường trình của Học viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại London (IISS) cho biết như vậy.
Trong khi mối quan tâm đối với sức mạnh nguyên tử vẫn còn ướm thử, bản tường trình nói rằng các nước như Saudi Arabia, Algeria hay Ai Cập có thể cảm thấy cần phải bắt kịp tham vọng nguyên tử của Iran.
Do Thái, Hoa Kỳ và các nước khác đã tố cáo nước cộng hòa Hồi giáo Iran về việc tìm kiếm một cách giấu diếm vũ khí nguyên tử dưới chiêu bài chương trình nguyên tử dân dụng.
Iran nhấn mạnh đến mục đích của họ là hòa bình, nhưng chương trình của họ giúp đẩy các nước lân cận trong vùng Trung Đông vào việc hoạch định các chương trình nguyên tử cho chính họ.
Bản tường trình cảnh báo rằng hầu hết các chương trình đều phôi thai - trong đó lưu ý rằng các kế hoạch lò phản ứng mới trong vùng Trung Đông phải kép dài ít nhất 10 hay 15 năm nữa - và cũng nói rằng những động cơ thúc đẩy thì hỗn tạp.
Các nước như Jordan, Morocco hay Tunisia tương đối đều có một số lượng dự trữ năng lượng và một phần bị thúc đẩy bởi tham vọng đối với sự độc lập năng lượng trong thời đại giá dầu đang tăng cao.
Nhưng chương trình hạt nhân trong các nước này đang đối diện với những chướng ngại tài chánh lớn, bản tường trình cho biết. Các quan tâm về môi trường cũng giới hạn sự phát triển nữa. Vị trí nguyên tử dự định của Jordan nằm gần Vịnh Aqaba cũng gây tổn hại cho hệ thống sinh thái trong khu vực, chẳng hạn.
Nước giàu có dầu hỏa Saudi Arabia phần lớn chắc là sẽ dẫn đến sự cần thiết duy trì địa vị như là thế lực mạnh trong khu vực của nó, tường trình nói như vậy.
Trong khi vương quốc Arab thuộc phái Sunni bảo thủ không có các lò phản ứng và chưa có cơ sở hạ tầng nguyên tử, nó là một đối thủ lâu dài của nước Iran thuộc phái Shiite. Bản tường trình nói rằng tính toán chiến lược của Saudi Arabia có thể đứng đầu trong việc ủng hộ kho chứa võ khí nguyên tử sẽ làm cho Teheran quyết tâm đạt được các võ khí như vậy cho chính họ.
Các nước khác như Ai Cập hay Thổ Nhĩ Kỳ đang bị thúc bách bởi cả hai: sự mỏi meat vì giá năng lượng cao vàtính hiếu chiến của Iran. Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng trong năm 2006 họ muốn sản xuất 5,000 megawatts năng lượng nguyên tử vào năm 2015, cùng năm mà Ai Cập tuyên bố rằng họ sẽ xây dựng lò phản ứng đầu tiên tại El-Dabaa, trên bờ biển Địa Trung Hải.
Bản tường trình đã không nhắc đến cảnh tượng chương trình nguyên tử của Syria, nói rằng các kế hoạch cho năng lượng hạt nhân dân sự đã bị đóng băng. Trong khi năm ngoái Syria là mục tiêu của cơ quan nguyên tử lực quốc tế IAF bố ráp và nắm được chứng cứ về chương trình vũ khí nguyên tử dấu diếm. Tường trình nói rằng đó là điều có một chút ý nghĩa đối với quốc gia đã bí mật xây dựng nguyên tử khi nó đã có một kho chứa vũ khí hóa học.
Các nước khác được lưu ý trong tường trình bao gồm nước giàu chất uranium là Algeria và ngay cả nước thật nghèo và không ổn định chính trị như Yemen, cũng được nói là muốn theo đuổi sức mạnh nguyên tử dân sự bất chấp sự đánh giá của cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế rằng họ thiếu hệ thống đường dây điện lực để thực hiện việc đó.
"Luôn luôn, chương trình nguyên tử của Iran trở thành một thế lực tăng nhanh, tạo ra sự cạnh tranh khu vực, an ninh quan tâm và hiếu thắng," bản tường trình nói như vậy.