QUỐC HỘI MỸ BUỘC CHÍNH PHỦ ĐIỀU TRẦN VỀ IRAQ
Cac nhà lập pháp liên bang duy trì áp lực cho tới khi có được sự giải thich chi tiết của Bạch Oác về chiến lược Iraq - cuộc điều trần tại ủy ban quân vụ Thượng Viện hôm thứ tư bước qua ngày thứ 2.
Nghị sĩ Dick Lugar của ủy ban quan hệ đối ngoại cho biết sẽ nêu ra cac câu hỏi về kế hoạch bàn giao chủ quyền Iraq vì người dân cần được biết và theo dõi chương trình hành động của chính phủ.
Hôm thứ tư, Thứ Trưởng QP Paul Wolfowitz điều trần, tập trung vào các câu hỏi đã nêu ra, nhưng cung cấp không nhiều chi tiết mới - ông Wolfowitz cả quyết rằng Ngũ Giac Đài có kế hoạch, điển hình như là gợi ý của LHQ về việc tổ chức chính quyền chuyển tiếp tại Iraq.
Nhưng, cac nghị sĩ muốn biết nhiều hơn, như cac nhân vật nào được chọn, và chọn theo cach nào.
MCCAIN: CÀNG BÀN GIAO SỚM CÀNG TỐT
Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John Warner (Virginia), chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, nói là ông vẫn lạc quan, nhưng TNS John McCain (Cộng Hòa, Az) nói hôm thứ ba, “Càng sớm bàn giao chính phủ cho dân Iraq thì càng tốt cho chúng ta...”
Tuần này, Thứ Trưởng Wolfowitz điều trần 5 lần tại 3 ủy ban của 2 Viện. Cùng ra điều trần với Thứ Trưởng Wolfowitz, Tướng Richard Meyers, tham mưu trưởng liên quân, báo cáo rằng bạo động gia tăng tại Iraq làm gia hạn nhiệm kỳ công tac của khoảng 20,000 binh sĩ, nên gây tốn kém nhiều hơn dự chi.
Ông Meyers cho biết cac chuyên viên ngân sach đang phân tich để tính xem là bao nhiêu.
Tại ủy ban quân vụ, Thứ Trưởng Wolfowitz phuc trình rằng Iraq đã bắt đầu chứng kiến những chuyển biêÙn lớn lao từ 1 năm qua, với các cải tiến về chăm sóc y tế, trường học và cac tiện ich công cộng trong khi chuẩn bị thành lập chính phủ mới.
SẼ XÓA SỔ HỘI ĐỒNG CAI TRỊ IRAQ ĐỂ DÂN IRAQ HÀI LÒNG
ROME - Nhà ngoại giao Lakhdar Brahimi, đặc sứ tại Iraq của LHQ, tuyên bố "chính HĐ Cai Trị xac nhận cơ chế này không còn sau ngày bàn giao chủ quyền, và sẽ có cơ chế mới hoặc HĐ Cai Trị mở rộng, để nhân dân Iraq thấy là khac với hệ thống dưới quyền lực lượng chiếm đóng.”
Trả lời phỏng vấn của CNN, đặc sứ Brahimi cho biết thành phần của chính quyền chuyển tiếp sẽ gồm cac chuyên viên, đại diện cac sắc tộc, cac tôn giáo, cac địa phương.
Về câu hỏi chính quyền mới sẽ có cac đảng viên Baath của chế độ cũ hay không, ông Brahimi nói thực tế chính trị là cần những người có kinh nghiệm, được dân chúng công nhận.
Về triển vọng LHQ sẽ xoay chuyển được tình hình Iraq, ông Brahimi nói : LHQ có kinh nghiệm, vô tư, và có khả năng trợ lực, có chương trình hành động, và khac với lực lượng chiếm đóng..
Ông tiên đoán ngày 30-6 Iraq sẽ có 1 chính quyền chấp nhận được và là thay đổi thật hướng tới độc lập, chủ quyền, hòa bình và an ninh. Ông Brahimi cũng dự báo vai trò của lực lượng Mỹ là an ninh, không còn là thế lực chiếm đóng.
BREMER: SAU NGÀY BÀN GIAO, SẼ CÒN BẠO ĐỘNG
RUMSFELD: MỸ KHÔNG RÚT QUÂN SỚM
WASHINGTON D.C. - Tổn thất của lực lượng Hoa Kỳ tại Iraq tiếp tục gia tăng, nhưng theo Bộ Trưởng QP Donald Rumsfeld, Hoa Kỳ sẽ không rút quân sớm. Ông nói "Tình thế Fallujah như hiện nay không thể tiếp tục vô hạn định. Cac phần tử sát nhân và tay sai của chế độ cũ không được phép chiếm giữ thành phố Fallujah, chống lại hòa bình và tự do".
Bộ Trưởng QP Hoa Kỳ chỉ rõ rằng những kẻ đe dọa tiến trình bàn giao chủ quyền cho chính phủ chuyển tiếp tưởng có thể đánh đuổi liê quân và gây nội chiến là sai lầm nghiêm trọng.
Bộ Trưởng Rumsfeld cũng thông báo rằng cac đơn vị mới sẽ thay thế từng phần trong quân số 135,000 người hiện nay tại Iraq.
ANH: KHÔNG TĂNG QUÂN Ở IRAQ
LONDON - Thủ Tướng Tony Blair hôm thứ tư cho biết ông không có kế hoạch tăng quân số Anh ở Iraq. Anh hiện có 7500 quân ở Iraq. Sau cac vụ tấn công tự sát ở Basra, là vùng trách nhiệm của quân Anh, ông Blair tuyên bố tại QH : chúng ta có đủ quân ở Basra, chính phủ không có kế hoạch tăng quân số vào lúc này. Ông nói tiếp "Dĩ nhiên, chúng tôi luôn theo dõi tình hình, và hiện nay lực lượng Anh làm nhiệm vụ rất tốt".
Trước đó, Ngoại Trưởng Jack Straw khẳng định rằng cac hành động tấn công tự sát không thể làm thay đổi kế hoạch bàn giao chủ quyền Iraq như đã định - ông Straw cho biết mặc dù Tây Ban Nha quyết định rút quân, liên minh quốc tế tại Iraq vẫn mạnh.
CỘNG HÒA DOMINICAN RÚT
Cộng Hòa Dominican sẽ rút 300 lính ra khỏi Iraq “càng sớm càng tốt,” theo lời Bộ Trưởng Quốc Phòng, Tướng Jose Miguel Soto Jimenez.
Đó là quyết định của Tổng Thống Hipolito Mejia sau buổi họp với các cố vấn cao cấp. Hợp đồng với Mỹ đưa quân vào Iraq của Dominican sẽ hết hạn vào tháng 6, nhưng tới giờ chưa có thời hạn nào về lệnh rút quân.
BA LAN: SẼ RÚT, NHƯNG KHÔNG BẤT NGỜ
WARSAW - Ông Leszek Miller, Thủ Tướng Ba Lan sắp mãn nhiệm, hôm thứ tư tuyên bố : các lựa chọn để rút quân từ Iraq về nước đang được xem xét, nhưng bất cứ trường hợp triệt thoái nào cũng sẽ không bất ngờ, và được thỏa thuận với Washington. Ông Miller cho biết ông Thủ Tướng kế nhiệm sẽ phac thảo kế hoạch cho lực lượng của Ba Lan ở Iraq trong diễn văn đầu tiên về chính sach, vào đầu Tháng 5. Thủ Tướng Miller nhấn mạnh "Quyết định cuối cũng sẽ được cân nhắc cẩn trọng".
THƯƠNG GIA ĐAN MẠCH BỊ GIẾT
COPENHAGEN - Thương gia Đan Mạch bị bắt coc ở Iraq đã chết - theo thông cáo của Bộ ngoại giao Đan Mạch, chưa có tin tức về những kẻ tấn công và về động lực giết người.
Sau ngày được báo tin về sự biệt tich của ông Henrik Frandsen 35 tuổi, Bộ ngoại giao Đan Mạch đã có cac tiếp xúc với giới giáo sĩ và cac nhà chức trach địa phương để tìm kiếm.
Ngày 16-4, Bộ ngoại giao Đan Mạch chính thức thông báo 1 công dân mất tich, mà danh tính là do báo chí nêu ra.
Theo tin báo chí, ông Frandsen ở Iraq để kinh doanh nghề xây dựng cống rãnh, bị bắt coc trong 1 vụ cướp trên xa lộ ở thị trấn Taji, ngoài thủ đô Baghdad.
Ý: RÚT KHỎI IRAQ LÀ HỖN LOẠN
LIPETSK - Lực lượng Italy lưu lại Iraq sau ngày Hoa Kỳ bàn giao chủ quyền cho cac nhà chức trach dân sự - sau cuộc hội đàm với TT Vlaidimir tại tỉnh Lipetsk của Nga, Thủ Tướng Silvio Berlusconi loan báo như trên, và nói "Chúng tôi ở lại sau ngày 30-6, nếu không tình thế sẽ biến thành hỗn loạn như đã thấy ở Kosovo".
Hôm thứ tư, cac vụ tấn công tự sát ở Basra gây thiệt mạng ít nhất 68 người. Theo ông Berlusconi, bạo động khiến cho khó bàn giao quyền kiểm soát quân sự cho LHQ, vì tổ chức LHQ không có đủ khả năng quân sự. Thủ Tướng Berlusconi cho biết Italy đã khả năng can dự của NATO.