Hôm nay,  

Ngồi Ở Sproul Plaza Nhớ Lại Sóng Gió Cuộc Đời

11/05/201000:00:00(Xem: 5319)

Ngồi Ở Sproul Plaza Nhớ Lại Sóng Gió Cuộc Đời


Sproul Plaza một ngày mùa xuân 2010 (ảnh Bùi Văn Phú).

Từ trái: Bích chương quảng bá chương trình văn nghệ lần thứ 31 của sinh viên Đại học Berkeley; Trình diễn trời trang áo dài trong đêm văn nghệ. Sinh viên dành một phút yên lặng để tưởng nhớ những hi sinh của thế hệ cha anh (ảnh Bùi Văn Phú).

Bùi Văn Phú
Mỗi năm tôi có một tuần nghỉ vào tháng Tư. Những ngày này tôi thường trở lại trường cũ, vào thư viện kiếm một vài cuốn sách muốn đọc hay tìm tài liệu cho bài viết.
Giờ trưa ra Sproul Plaza ngồi nhìn sinh hoạt khiến tôi hồi tưởng lại ngày xưa học hành rất căng mà sinh viên Việt ở đây vẫn dành thời giờ cho văn nghệ, thể thao, báo chí. Nhớ lại ngày mới đến Mỹ bơ vơ, lạc lõng, cần có bạn để chia sẻ những trải nghiệm và khó khăn trên đường hội nhập vào đời sống mới.
Thời đó một niên học không gồm hai học kì như bây giờ, nhưng được chia làm ba khoá: mùa Thu, mùa Đông và mùa Xuân, mỗi khoá 12 tuần lễ, thời gian học chừng 10 tuần còn lại là những ngày thi. Nếu một môn có hai midterm - bài kiểm tra - cộng với bài thi cuối khoá nữa, vì thế một học kì lấy ba hay bốn lớp thì coi như thi cử liên tục, thời gian học chẳng có bao nhiêu.
Ngày còn ở quê nhà thường nghe nói: “có học mới biết rằng lo” và tôi cũng đã trải qua bao nỗi lo trong những kì thi. Nhưng bây giờ không chỉ lo phần chuyên mà còn lo trở ngại ngôn ngữ vì mới chân ướt chân ráo đến đây. Bạn nào đã phải học “Subject A” là môn học viết luận văn tiếng Anh dành cho sinh viên nước ngoài thì hiểu được nỗi khó khăn để đạt tiêu chuẩn tiếng Anh khi theo học Đại học Berkeley. Còn những môn khác như sinh hoá hay hoá hữu cơ với vô số công thức, phản ứng mà để nước đến chân mới học gạo thì đảm bảo trống ngực sẽ đánh thình thịch khi nhận bài vì chỉ mong trúng tủ những phần đã học qua. Còn không, thày trả lại bài thi với những con D, con F mà thấy tương lai tốt nghiệp xa vời thêm. Nhận điểm xấu mà buồn, nhưng không phải vì “học tài thi phận”, hay “học tài thi lí lịch” mà tại “bệnh lười” mà thôi.
Bây giờ nghĩ lại cuộc đời với nhiều sóng gió và không quên những năm tháng học hành căng thẳng ấy.
*
Sproul Plaza đông người. Nhiều bàn của các hội sinh viên bày ra. Sinh viên Việt Nam đang chuẩn bị cho văn nghệ - culture show - tổ chức lần thứ 31 vào ngày 17.04 sắp tới nên có bàn bán vé. Để quảng bá cho chương trình các em khoe áo dài, nón lá, áo bà ba giữa sân trường, tay cầm những băng rôn, biển quảng cáo văn nghệ chủ đề “Our Life After” được các em đặt tên tiếng Việt là “Sóng gió cuộc đời”.
Ngoài văn nghệ Việt Nam tôi còn thấy quảng bá văn nghệ của sinh viên Philippin, sinh viên Pakistan cũng trong tháng Tư.
Dưới những bóng cây xanh lá mùa xuân và trong một trưa nắng đẹp tôi thấy chỗ này là bàn của sinh viên Do Thái, chỗ kia là sinh viên Palestine, dù ở một nơi xa xôi đang có chiến tranh giữa những người cùng tổ tiên. Có bàn của sinh viên gốc Hoa, gốc Iran, có hội sinh viên Hồi giáo, Ki-tô giáo, hội sinh viên khoa thương mại, khoa hoá. Sproul Plaza phản ánh môi trường sinh hoạt đa dạng, phong phú của đại học Hoa Kỳ.
Tuần này đang có vận động tranh cử ban đại diện sinh viên, tức ASUC, nên nhiều sinh viên mang bảng của ứng viên gà nhà đi qua, đi lại. Năm nay cũng có ứng viên gốc Việt, tuy không nhiều như những năm qua. Đôi ba năm trước một sinh viên Việt là Van Nguyen được bầu làm chủ tịch ban đại diện, có Nhu Nguyen được bầu làm đại biểu trong ASUC. Năm ngoái Tu Tran làm phó chủ tịch. Trong quá khứ tôi đã thấy tên các ứng viên họ Nguyễn, Phạm, Trần, Lê trên bích chương tranh cử. Truyền thống tham gia sinh hoạt dòng chính của sinh viên gốc Việt có từ những năm đầu thập niên 1980 với Phạm Hoàng Tánh là người đầu tiên được bầu vào ASUC. Sau có Ninh Ngọc Bảo Khanh tranh cử nhưng không thành công. Cuối thập niên 1990 có Minh Dương trong ASUC và hiện nay anh đang tranh cử vào hội đồng thành phố San Jose.
Con số sinh viên gốc Việt tốt nghiệp Đại học Berkeley nay cũng có đến vài nghìn và đã đi khắp muôn phương làm nhiều ngành nghề. Có Andrew Lâm, tức Lâm Quang Dũng với những nhận định trên truyền thông Mỹ về Việt Nam và cộng đồng người Việt. Có Thúy Vũ trên kênh CBS-5 San Francisco, Mina Nguyễn tham gia chính quyền. Nhiều tiến sĩ: Nguyễn Xuân Dũng, Ngô Như Phú Việt, Đinh Hùng, Nguyễn Thạc Hùng của ngành toán, Trang Hùng Phong ngành vi sinh học, Thái Trương ngành vật lí. Các bác sĩ y khoa Trịnh Ngọc Huy, Phan Quang Cẩn, Lê Duy Huân, Hoàng Thu Thủy; nhãn khoa Đào Kiều Liên, Phạm Hoàng Tánh, Đỗ Cúc Hoàng; nha khoa Đặng Bảo Kim, Trần Ngọc Châu. Có luật sư Đặng Khải Minh, Trần Đình Bá, Nguyễn Xuân Phước, Ngô Tuấn, Đinh Ngọc Tấn, Linda Hàn Nguyễn. Kĩ sư Nguyễn Hùng Việt, Nguyễn Chiến. Phim ảnh có Đức Nguyễn. Tôn giáo có mục sư Hùng Phạm, Nguyễn Như Bằng Hữu. Làm từ thiện với Đỗ Anh Thư. Có hoa hậu áo dài Đào Việt Thi, á hậu Phạm Hiền Diệu Thúy.


Nhiều cựu sinh viên chọn vùng San Jose làm nơi an cư, lạc nghiệp. Có người đi thật xa, về quê hương nguồn cội, như Đặng Khải Minh, Ninh Ngọc Bảo Kim, Nguyễn Dụng Tài, Bùi Huy Thiện Trí, Trần Sĩ Chương, Benny Trần, Amy Phạm đã hoặc đang làm việc ở Việt Nam. Tốt nghiệp đầu tiên từ Đại học Berkeley có lẽ là bác sĩ Trần Mạnh Ngô - tiến sĩ khoa sinh vật lí - vào thời chiến tranh còn sôi động ở quê nhà.
35 năm, hơn một thế hệ đã qua, nhiều bạn đã có con nối gót cha mẹ theo học trường xưa. Con trai của Thắng Võ và Thiên Kim, của Bảo Nguyễn, Câu Nguyễn. Con gái của Nguyễn Trọng Vũ và Kim Phượng. Hai con trai của Quản Trọng Thắng, một người tốt nghiệp năm 1996 còn một người đang là thủ quỹ Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Berkeley trong khoá học mùa xuân này.
Cũng 35 năm qua, hành trình rời bỏ quê hương đã được thế hệ cha anh kể lại để các em viết ra những câu chuyện và dàn dựng lên chương trình văn nghệ năm nay.
*
Thứ Bảy 17.04 là Open House, một ngày truyền thống của học đường Mỹ, không chỉ bậc đại học mà ngay ở trung học cũng có để giới thiệu trường với công chúng.
Khuôn viên trường thường ngày tấp nập sinh viên, hôm nay nhộn nhịp hơn với phụ huynh và học sinh từ nhiều thành phố vùng Vịnh San Francisco đổ về. Các em đến để tìm hiểu về ngôi trường mà trong tương lai có thể là nơi trau dồi, mở mang kiến thức. Phụ huynh và các em được các hội đoàn đón tiếp ngay tại cổng, có đội kèn đồng hòa nhạc, có phô diễn thành tích với những giải Nobel, những số sinh viên Berkeley nhận học bổng Rhodes Scholarship. Nhiều trò chơi khoa học do sinh viên thực hiện được đem ra cho học sinh thử nghiệm, từ xe điện, người máy, giàn phóng hỏa tiễn dùng nước và bơm xe đạp cho đến bẫy chuột và những trái bóng bàn được dùng để diễn tả một loại phản ứng trong nhân nguyên tử.
Sân trên và sân dưới Sproul Plaza tràn ngập sinh hoạt của các tổ chức, hội đoàn sinh viên. Tại một bàn giới thiệu những chương trình học mang tính quốc tế với mấy chục lá cờ nhỏ, trong đó có cờ vàng ba sọc đỏ là dấu chỉ tiếng nói sinh viên, phản ứng của cộng đồng trong những tranh luận về mầu cờ đã được nhiều người biết đến.
Năm giờ chiều, văn nghệ “Sóng gió cuộc đời” được khai mạc trong thính đường Zellerbach với 1500 khán giả.
Chương trình năm nay đánh dấu 35 năm sự có mặt của người Việt tại Hoa Kỳ, vì thế nội dung xoay quanh những câu chuyện về hành trình và cuộc sống ở Mỹ mà thế hệ trước đã trải qua trong những ngày đầu định cư. Đó là những chặng đường gian nan và đầy mồ hôi, nước mắt của mẹ cha để cho các em có được ngày hôm nay.
Đó là câu chuyện của ông Nam tìm cách đưa gia đình vượt biển nhưng cuối cùng vợ con đi thoát còn ông bị kẹt lại. Ông phải đi học tập cải tạo, đi kinh tế mới. Mười bốn năm sau gia đình mới được đoàn tụ. Khi ông đến Mỹ, cô con gái đã lớn, không nhận cha và đời sống mới có những xung khắc thế hệ, văn hoá, vợ chồng bất hoà.
Đó là chuyện của bà Tuyết vì phải làm việc cực nhọc lo cho hai cô con gái có đủ cơm ăn, áo mặc. Bà để ông ngoại lo cho các cháu nên chúng cảm thấy thiếu tình thương, vào trường thì biếng nhác, phá phách. Cuối cùng bà Tuyết nhận ra bổn phận làm mẹ cần gần gũi với các con nên đã thôi học thêm Anh ngữ, bớt làm việc để có nhiều thời gian trông nom con.
Các em cũng dựng cảnh đời sống trại tị nạn, nơi một thiếu nữ tên Hương đã có người yêu ở Mỹ và đang chờ ngày rời trại thì bị kẻ xấu hãm hại khiến cô mang thai. Trước nỗi đau khổ đó Hương toan tự tử. Nhờ có nhà sư khuyên bảo nên cô bỏ ý định hủy diệt sự sống và sau đó đưa con lên đường định cư.
“Sóng gió cuộc đời” còn được sinh viên ghi lại vắn tắt qua nét cuộc đời cha mẹ đã trải qua và được chiếu trên màn hình cùng với hình ảnh thuyền nhân vượt biển, với cảnh đời sống trại tị nạn.
- Bà và bác tôi đã sống trong trại tị nạn ở Indonesia một năm.
- Mẹ tôi đã mất cha và mất quê hương.
- Ba tôi dạy toán ở đại học còn mẹ tôi đang học luật.
- Mẹ tôi học tiếng Đức trong hai tuần lễ khi được chọn làm đại diện cho người tị nạn trong trại lên phát biểu.
- Cha tôi bị tù ba năm vì đã chiến đấu cho gia đình và tổ quốc. Tôi chẳng hiểu cuộc chiến này, nhưng bạn và tôi có thể hiểu được những trải nghiệm của ông.
- Bố mẹ tôi gặp nhau và yêu nhau trên một con tàu vượt biển.
- Bố mẹ tôi đã phải lênh đênh trên biển 7 ngày.
Trong phần khai mạc các em đã hát quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà một cách trang nghiêm. Trước khi kết thúc chương trình toàn ban văn nghệ lên sân khấu và dành 35 giây yên lặng để tưởng nhớ những người đã hi sinh cho các em có được ngày hôm nay và cũng để đánh dấu 35 năm cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Dưới sự đạo diễn của sinh viên Travis Đỗ, học khoa điện ảnh và cũng là trưởng ban văn nghệ của hội, 78 sinh viên đã chung sức làm việc để dựng lên một chương trình văn nghệ thật ý nghĩa và sống động.
Tinh thần sinh hoạt của các em đã được Sophia Chan, chủ tịch hội sinh viên nhấn mạnh trong lời chào mừng khán giả, đó là nhắm vào những mục đích: học tập, văn hoá và cộng đồng. Điều đó đã được thể hiện bằng sự thành đạt của hàng nghìn sinh viên Việt, bằng 31 lần sinh viên cùng nhau làm văn nghệ và bằng những đóng góp cho cộng đồng từ ba thập niên qua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.