Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là là quan điểm của VIệt Báo.”

The Việt-Nam Upheaval: Sử Từ Tâm

16/11/202109:22:00(Xem: 1618)

LGT: Dưới đây là phần trình bày song ngữ của tác giả tại buổi ra mắt hai sử liệu quý báu “The Vietnam Upheaval” (hay là VIỆT NAM, CUỘC ĐỔI ĐỜI) và Tập Sử liệu song ngữ Việt/Anh “Bản Tường Trình của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc Tìm Hiểu Sự Thật tại miền Nam Việt Nam năm 1963,” do quý Anh Chị Em Liên Nhóm Nhân Văn NT & Tiếng Thời Gian cùng Nhóm Gioan Tiền Hô thực hiện. Buổi ra mắt sách diễn ra tại Westminster Community Center vào chiều Chúa Nhật 14 tháng 11, 2021.

Để có sách “The Viet-Nam Upheaval,” xin liên lạc Giáo sư Vũ Quý Kỳ: (404) 783-6632, kyqvu@yahoo.com, 1842 Belle Meade Court, Stone Mountain, GA 30087.


Để có sách song ngữ “Bản Tường Trình của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc,” xin liên lạc Nhà văn Trần Phong Vũ: (949) 232-8660, tphongvu50@gmail.com, https://vanhoimoi.org/.


blank


Xin trân trọng kính chào Quý Vị,


Cách đây ít tháng, Nhà văn Trần Phong Vũ có liên lạc và nhờ tôi giúp đọc và giới thiệu Tập 2 của bộ sách “The Viet-Nam Upheaval” trong chương trình ra mắt sách hôm nay. Tôi không quen và chưa liên lạc với Giáo sư Vũ Quý Kỳ bao giờ. Nhưng có lẽ vì vậy mà Chú Vũ nhờ tôi chăng, vì như vậy, những nhận xét của tôi sẽ độc lập và khách quan đến mức tối đa. Ban Tổ Chức nhắm tới các bạn trẻ nên đã nhờ tôi nói cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Tôi nhận lời vì thấy Chú Vũ đã cao tuổi mà vẫn đau đáu việc nước, nhất là vẫn canh cánh trong lòng mối quan tâm đến tuổi trẻ và vận nước.


Cũng trong tinh thần hướng về giới trẻ, xin phép Quý Vị cho tôi thưa chuyện với các bạn trẻ bằng tiếng Anh trước, dù tôi yêu tiếng Việt và luôn đưa tiếng Việt lên hàng đầu trong công việc nghiên cứu và sáng tác của tôi trong gần 30 năm qua. Nhưng trong những đề tài phức tạp như lịch sử Việt Nam cận đại, thì các bạn trẻ cần tiếng Anh làm cầu nối. Xin cám ơn sự thông cảm của Quý Vị.


My dear friends,


I was asked today to share some thoughts on the book “The Viet-Nam Upheaval,” particularly to speak to the youth in our community in English. 


I'd like to make three succinct points. First, this is a book for everyone. Second, it is an excellent textbook for highschool and college students. And lastly, it is a compass for those working toward a better Vietnam.


First off, why is this a book for everyone? Whether your family had come to the U.S. nearly fifty years ago, or in more recent waves, we all share a common departure point, that is April 30, 1975. The Fall of Saigon had directly or indirectly affected our presence here today. After half a century, there is enough time and space to look back upon that tragic event and ask ourselves: How and why did it happen?


For several years, Professor Vũ Quý Kỳ had tasked himself with the mission to answer this question. Well, whether you are a history buff or not, you're in for a real treat, because “The Viet-Nam Upheaval” is a history book unlike any other. The author - Professor Vũ Quý Kỳ - is an engineer by training. And therefore, his approach to historical writing is unique. He uses the scientific method to tackle one of the most complicated topics: the Vietnam War from a Vietnamese perspective. By sticking to one guiding question, “Why did Black April happen?” he keeps the book streamlined and straightforward. Despite the complex topics covered, the book is as easy to read as it is to understand. With each chapter, you will find the summary at the beginning, and each sub-heading is a critical perspective in itself. I surmise that as a professor, he is an expert at explaining things and making things accessible to his students. So as the author, he gives his readers the same benefit. You don't have to take my word for it - you can take a book home and find out for yourselves!


Secondly, this will make an excellent textbook for high school and college students, a valuable work for today and tomorrow. But you might wonder: Why should we care about the 1975 event half a century later? 


The answer is simple: We carry our memories not just in our mind, but in our muscles, in our DNA. And we must understand our past to combat the intergenerational transmission of trauma that is prevalent in our community, or in any community with a traumatic history. Not only that we need to know our history, we need to own our history, too! And that’s why a book, written from a Vietnamese perspective, will bring us closer to that ownership and healing.


Let us be reminded that Vietnam was at the zenith of chaos in the 1940s and 1950s, with the colonial French demise, Japanese occupation, and American involvement. The trilogy “The Viet-Nam Upheaval" focuses on thirty years of American involvement in Vietnam, and the second volume we are discussing today deals with the years 1963-1968. Why did the author take up one third of the work for these five years? I urge you to search for the answer among the pages of the book.


This book can help young Vietnamese in the diasporas reach for their historical roots and inheritance. High school and college students can reference this book in their research projects or essays. Thanks to Senate Bill No. 895, the Vietnamese American Refugee Experience will officially be taught in public schools in California, possibly starting in 2023. I hope “The Viet-Nam Upheaval” will serve as an official textbook that offers the Vietnamese perspectives on the history that led to the exodus in 1975 onward. By understanding the past, young diasporic Vietnamese can see their way forward as well.


Lastly, this book is a compass for those working toward a better Vietnam. It will stir in us the hope for a new day in our motherland. As the author relays in his bio, he had escaped Communism twice: in 1954 and in 1975. Therefore, throughout the book, he offers critical and first-hand perspectives about the Vietnamese Communist through each small and large event during the Vietnam conflict, from the Tết Offensive to the Paris Accord, etc. But “The Viet-Nam Upheaval" is much more than that. It records a turbulent history to prove that the past can't be covered. History is to be discovered. And it is our responsibility to discover the historical truth.


So that once historical truth is reached, Vietnamese activists can realize that the First Vietnamese Republic had achieved a democratic, free, prosperous, and strong nation. We can look to President Ngô Đình Diệm's Nhân Vị orientation - For the People - in our search for a free and democratic Vietnam. As such, this book will aid in the fight for self-governance, democracy, freedom, and human rights in Vietnam today. When the people of Vietnam know their rights, they will stand up to take ownership of their country, and no dictatorship can stop them.

blank

Tác giả và Giáo sư Vũ Quý Kỳ tại buổi RMS


This book is a work of love. Professor Vũ Quý Kỳ had disclosed in the Acknowledgements that he wrote this book “from the depth of his heart,” with special thanks to all the servicemen and women who fought for South Vietnam. He showed meticulous research and careful writing on each page. I do hope that once he has completed Volume III, the author will write the Vietnamese version of this trilogy so that this work can be appreciated again in our mother tongue by those of us out here in the diasporas as well as by the 99 millions Vietnamese at home.


Thank you for listening.


Bây giờ, tôi xin phép tiếp tục trình bày phần tiếng Việt. Vì tác giả sẽ nói về nội dung quyển sách ngay sau đây, nên tôi xin đưa ra một vài nhận định về vai trò của quyển sách này trong cộng đồng hải ngoại, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Xin nhắm vào ba điểm sau đây. Thứ nhất, đây là một quyển sách thích hợp cho mọi người. Thứ hai, quyển sách này là một sách giáo khoa rất cần thiết cho con em chúng ta ở bậc trung học và đại học. Và thứ ba, quyển sách này sẽ mang đến một niềm hy vọng lớn lao cho những người Việt yêu nước.


  1. một quyển sách cho mọi người:

Thường thì sách sử không phải là loại sách bán chạy, như tiểu thuyết hay văn thơ. Nhưng tại sao tôi lại cho rằng “The Viet-Nam Upheaval” là một quyển sách cho mọi người? Trước hết, kính nhờ quý vị giúp tôi trả lời một câu hỏi ngắn:


  • Xin quý vị đưa tay lên nếu quý vị đến Mỹ tỵ nạn từ năm 1975 đến năm 1980? 

À, có rất nhiều người đưa tay! Xin cám ơn quý vị.

  • Có quý vị nào đến từ năm 1980 đến 1990 không?
    Cũng có rất nhiều người đến!

  • Còn từ năm 1990 đến 2000?
    Vẫn có người tiếp tục đến!

  • Và từ năm 2000 đến hôm nay?
    Wow, và vẫn còn người đến!


Có lẽ quý vị muốn biết tại sao tôi đặt câu hỏi này. Xin thưa, trong số quan khách hôm nay, chúng ta thấy có nhiều vị đã đến Mỹ gần 50 năm trước, và cũng có người đến trong những thập niên sau đó, hoặc thời gian gần đây. Cho dù chúng ta rời quê hương ở thời điểm nào, thì có một biến cố chung đưa đến sự ly hương đó, một cách trực tiếp hay gián tiếp. Biến cố đó là ngày mất nước cuối tháng Tư năm 1975.


Nhưng cho dù chính quý vị đã sống qua và là nhân chứng trong biến cố này, thì chắc chắn, ít người trong chúng ta am tường được mọi tình tiết chính trị xã hội đã dẫn đến biến cố đau thương này. Giáo sư Vũ Quý Kỳ đã tự trao cho mình trọng trách đi tìm dây mơ rễ má của một thời kỳ lịch sử đầy biến động, và đưa ra bằng chứng từ những sử liệu ông thu thập được để trả lời một câu hỏi: Tại sao chúng ta mất nước?


Giáo sư Vũ Quý Kỳ là một kỹ sư. Mà nếu kỹ sư viết sử thì sẽ có nhiều lợi thế. Khi đọc sách này, tôi thấy Kỹ sư Vũ Quý Kỳ đã viết theo phương pháp khoa học, the scientific method. Nhờ đó, tuy quyển sách khá dày và đề tài khá phức tạp, nhưng lại dễ đọc và dễ hiểu. Ông đưa ra một câu hỏi và chung thuỷ đi tìm những sử liệu có liên quan để giúp độc giả nhìn ra câu trả lời. Đây là điểm khác biệt lớn giữa quyển sách sử này và các sách sử khác. Quyển sách có bố cục rất rõ ràng và không mang nặng những thuật ngữ chuyên ngành, nên dù viết về một đề tài rất đa dạng, tác giả đã tìm cách thiết kế những sử kiện để đưa ra một bức tranh lịch sử trung thực. Thường thì người ta hay nghĩ lịch sử thì khô khan, nhưng Giáo sư Vũ Quý Kỳ - có lẽ từ kinh nghiệm giảng dạy của mình - đã làm cho mỗi trang sách mạch lạc và cuốn hút. Mỗi tiểu đề là một cách đặt vấn đề của tác giả, một cái nhìn về một biến cố lịch sử, một nhận xét sắc bén. Cách duy nhất để giúp tôi chứng minh điều này, là xin mỗi quý vị mang sách về để nghiền ngẫm.


blank

Một khán giả trẻ bày tỏ lòng cảm kích đối với đề tài của buổi RMS và góp tiếng hát trong phần văn nghệ


  1. một sách giáo khoa cho trung học và đại học:

Thứ hai, đây là một quyển sách giáo khoa cần thiết cho con em chúng ta ở bậc trung học và đại học. Một tài liệu hữu ích cho hôm nay và tương lai. Tại sao chúng ta vẫn cần quan tâm đến biến cố 1975 dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua? Bởi vì chúng ta cần phải làm chủ ký ức lịch sử đó cho chính chúng ta và cho con cháu chúng ta nữa, cho nên việc hiểu được ký ức lịch sử đó là một điều cần thiết.


Cũng cần phải nhắc lại, Việt Nam ở những thập niên 40 và 50 đang ở đỉnh cao của chính biến, với chế độ đô hộ Pháp thoi thóp khánh chung năm 1945 (1884-1945), chính quyền Nhật nhảy vào chiến tranh Đông Dương và đổ bộ vào Việt Nam nửa đầu thập niên 40 (1940-1945), và sự can thiệp của Mỹ đang manh nha từ giữa thập niên 40 đến năm 1975 (1948-1975). Bộ sách “The Viet-Nam Upheaval: 1945-1975” xoay quanh 30 năm lịch sử, nhưng tác giả đã dành trọn Tập II để nói về 5 năm, từ 1963-1968, trong số ba thập niên đó. Tôi tin rằng sau khi đọc xong hơn 400 trang sách, quý vị sẽ biết lý do tại sao 5 năm lịch sử này quan trọng đến nỗi, tác giả phải dành một phần ba của bộ sách để viết về nó. 


Các bạn trẻ có thể đọc sách này như một cách về nguồn, để truy nhận một phần gia phả chung của lịch sử dân tộc. Các em học sinh trung học, các bạn sinh viên đại học có thể dùng quyển sách này để làm tài liệu tham khảo khi viết các bài luận hay nghiên cứu tại trường. Không chỉ vậy, tôi mong là khi lịch sử của người Việt tỵ nạn được chính thức giảng dạy trong hệ thống giáo dục công lập tại California, có thể vào năm 2023, “The Việt-Nam Upheaval" sẽ là một trong những quyển sách giáo khoa chính thức, đưa ra cái nhìn lịch sử từ kinh nghiệm của người Việt. Mà quan trọng hơn nữa, tác phẩm này sẽ giúp các thế hệ tương lai thấy được con đường trước mặt, một khi họ có dịp nhìn rõ những khúc quanh lịch sử.


Từ Mục Lục ở trang 9, ghi rõ ràng các phụ đề cho từng chương, cho đến mỗi chương đều có phần tóm tắt ở đầu, và từng tiêu đề được liệt kê theo số thứ tự rõ ràng và được triển khai thật khúc chiết. Một cuốn sách dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Người đọc, nhất là các bạn trẻ, sẽ dễ dàng theo dõi khi đọc và cả khi cần coi lại, vì mỗi luận điểm được viết cô đọng với tiểu đề riêng. Tôi xin đề nghị các bậc cha mẹ và ông bà hôm nay mang sách này về làm quà cho con cháu như một di sản tinh thần.


blank

Đồng hương tham dự buổi RMS


  1. một niềm hy vọng cho người Việt yêu nước:

Điểm thứ ba, quyển sách này sẽ khơi lên một niềm hy vọng cho người Việt yêu nước. Kính thưa quý vị, theo tiểu sử ở đầu sách, tác giả là người đã tỵ nạn Cộng Sản đến hai lần: lần đầu khi ông di Nam tỵ nạn năm 1954, và lần thứ hai khi ông bỏ nước ra đi năm 1975. 


Cho nên, xuyên suốt toàn bộ quyển sách, ông đưa ra một cái nhìn rất sắc bén và trung thực về chế độ độc tài và chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam qua từng biến cố lớn nhỏ trong thời chiến tranh Việt Nam, từ cuộc thảm sát Tết Mậu Thân đến Hiệp Định Paris, vân vân. Nhưng tôi cho rằng, tác phẩm “The Viet-Nam Upheaval" không chỉ dừng lại ở đó. Nó đi xa hơn, để vừa ghi lại một giai đoạn lịch sử khói lửa của dân tộc, vừa cho thấy sự thật không thể bị chôn giấu. Lịch sử vẫn đang được khám phá. Và trách nhiệm khám phá đó thuộc về mỗi chúng ta.


Để khi lịch sử được nhận chân, thì những người Việt yêu nước sẽ tìm thấy một niềm hy vọng lớn: họ sẽ nhận ra giá trị và chỗ đứng của Nền Đệ Nhất Cộng Hòa trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, để khẳng định rằng, miền Nam đã từng là một quốc gia dân chủ, giàu mạnh, tiến bộ, và khai phóng. Họ sẽ truy nhận thuyết Nhân Vị như một con đường có thể đưa đến sự hưng thịnh cho Việt Nam, khởi đi từ quốc trưởng quá cố Ngô Đình Diệm, và có thể được phục hoạt và thực thi khi có đủ sự đồng tâm và quyết tâm của hôm nay.


Quyển sách này sẽ góp phần vào công cuộc đấu tranh cho tự chủ, dân chủ, tự do, và nhân quyền trong nước hiện nay, không chỉ vì nó vạch ra những trò xảo trá của Cộng Sản trong suốt chiều dài lịch sử, mà nó ghi lại lộ trình khả thi cho một ngày Việt Nam. Tôi cho rằng, với chủ nghĩa Nhân Vị, dân chủ sẽ đến khi người dân Việt Nam ý thức được quyền tự do của họ, và đứng lên làm chủ đất nước. Khi đó, không một chế độ độc tài nào có thể cản được họ.


Trong phần Tri Ân, tác giả đã bày tỏ nhiệt huyết khi soạn bộ sách này - như một sự cám ơn đối với tất cả những quân nhân đã chiến đấu cho tự do dân chủ của miền Nam. Tôi gọi cách viết sử của ông là “Sử Từ Tâm,” viết bằng tấm lòng, viết với lòng yêu nước. Tác gỉa cho thấy, ông đã thực hiện từng trang sách với sự nghiên cứu công phu, thấu đáo, kỹ càng, và khách quan. Tôi mong rằng, khi đã hoàn tất Tập III, Giáo sư Vũ Quý Kỳ sẽ viết phần tiếng Việt của cả ba tập, để không chỉ cộng đồng hải ngoại có thể đọc tập sách này bằng tiếng mẹ đẻ, mà cả 99 triệu người Việt trong nước có cơ hội biết đến tài liệu quý báu này. Để từ tư duy “Tiết trực tâm hư” của Ngô Tổng Thống, chúng ta tiếp tục khơi lên ngọn lửa yêu nước và truyền ngọn lửa ấy cho những thế hệ tương lai.


Xin trân trọng cám ơn Quý Vị.


Về tác giả: Tiến sĩ Trangđài Glassey-Trầnguyễn (trangdai.net) là một tác giả song ngữ đoạt nhiều giải thưởng và là một học giả đa ngành. Cô được vinh danh vì khả năng sáng tạo, học thuật, kỹ năng lãnh đạo, và hy sinh dấn thân phục vụ cộng đồng với trên 50 giải thưởng. Trangđài tiên phong dùng tiếng Việt để nghiên cứu về người Việt hải ngoại từ đầu thập niên 1990. Cô là học giả đầu tiên thực hiện nghiên cứu thực tế và phỏng vấn lịch sử truyền khẩu tại Little Saigon, Quận Cam, California, sử dụng chính student loans của mình, cũng như tại Stockholm, với học bổng Fulbright toàn phần, bậc tối ưu.

 

Là Giám Đốc Sáng Lập của Dự Án Người Việt Hải Ngoại, cô là học giả duy nhất trên thế giới đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn lịch sử truyền khẩu và các dự án nghiên cứu về người Việt ở cả bốn châu lục Á,  u, Úc, và Mỹ trong gần ba thập niên qua. Cô đã giảng dạy, nghiên cứu, xuất bản, và thuyết trình trong tiếng Việt và tiếng Anh về những đề tài liên quan đến văn hoá Việt Nam, tiếng Việt, và người Việt hải ngoại trong gần ba mươi năm qua trên khắp thế giới. Là một tác giả uy tín, cô đã xuất bản trên 3,000 tác phẩm thơ, sáng tạo, dịch thuật, và chuyên đề trong các tài liệu học thuật, sách giáo khoa K-12, các tuyển tập, và trong báo chí trên thế giới bằng tiếng Anh và Việt. Cô là tác giả năm tập thơ song ngữ với bản dịch mười ba thứ tiếng.

 

Trangđài tâm niệm dùng việc học để giúp đời, nên cô luôn thao thức tìm hiểu và học hỏi. Cô hoàn tất bốn bằng cử nhân cùng lúc về Phát Triển Thanh Thiếu Niên, Anh Ngữ, Nhân Văn Đa Khoa, và Sắc tộc học, và là sinh viên xuất sắc trong hai ngành khác nhau. Cô cũng tốt nghiệp Cao học ngành Lịch Sử với hai giải xuất sắc toàn trường (CSU Fullerton), Cao học ngành Nhân chủng học (Đại học Stanford), Cao học ngành Đông Nam Á và Tiến sĩ ngành Nhân chủng học (Đại học UCR).

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
31/01/202413:41:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác...
30/01/202406:54:00
Đối với những người từng học Thiền Tông Việt Nam, khi đọc bản Anh văn về các lời dạy của nhà sư Thái Lan Ajaan Dune Atulo -- còn được gọi tôn kính là Luang Pu, tức Trưởng Lão Hòa Thượng hay Sư Ông, trong tương đương tiếng Việt -- sẽ giựt mình vì thấy rất là quen thuộc. Đây là văn phong của Huệ Năng, của Tuệ Trung Thượng Sỹ được viết trong phiên bản Thái Lan. Thí dụ, lời dạy về vô niệm của ngài Luang Pu, "Bất kể ngươi suy nghĩ nhiều như thế nào, ngươi sẽ không biết. Chỉ khi ngươi ngưng suy nghĩ, ngươi mới biết. Nhưng dù vậy, ngươi phải nương dựa vào suy nghĩ để biết." Hay là lời ngài dạy ngắn gọn, “Người ta bây giờ đau khổ bởi vì niệm." [People these days suffer because of thoughts.] Hay về Tánh Không: Luang Pu nói rằng khi đọc hết kinh điển (Tạng Nam Truyền), ngài suy nghĩ tìm chỗ tối hậu, điểm tận cùng chân lý Đức Phật dạy, đó là lời của Xá Lợi Phất rằng "An trú của tâm tôi là Tánh Không." [My mind's dwelling place is emptiness.]
26/01/202400:00:00
Người ta thường nghe hai chữ “âm mưu”, ít khi nghe cái gì là “dương mưu.” Theo sách mưu lược, âm mưu là những kế hoạch tính toán ngấm ngầm, bí mật, không tỏ lộ bên ngoài, những ai không liên can sẽ không thể biết. Ngược lại, dương mưu là loại mưu kế biểu lộ ra ngoài, ai cũng thấy. Như trường hợp chiến tranh Irag (2003) dưới thời tổng thống George W. Bush. Hàng ngày, truyền hình, đài phát thanh đều loan tin trước những chiến thuật hành quân của quân đội đồng minh. Thậm chí, vẽ cả bản đồ báo trước những nơi sẽ tấn công, không cần giấu giếm. Điểm lợi hại của dương mưu này là gây tinh thần sợ hãi cho quân đội Irag. Chưa đánh đã hàng. Mọi kế sách đều có thể áp dụng theo âm mưu hoặc dương mưu, tùy vào bối cảnh, sức mạnh và tâm lý đối phương. Phần lớn, dương mưu được sử dụng để che giấu âm mưu. Ví dụ: Sử dụng “Khoa trương thanh thế” là để ngấm ngầm “Ám độ trần thương.” Khi phân biệt được giá trị và lề lối áp dụng khác nhau giữa dương mưu và âm mưu, chúng ta sẽ nhìn rõ hơn ý nghĩa chính trị
26/01/202400:00:00
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
17/01/202412:59:00
Cuộc khảo sát của CBS đã thăm dò với con số là 2,870 cử tri Mỹ trên toàn quốc, trong đó có 786 người là đảng viên Cộng hòa. Cuộc thăm dò đã đưa ra những câu hỏi về quan điểm của người tham gia trong các vấn đề khác nhau, hỏi xem họ có đồng ý hay không đồng ý với nhận xét hoặc lập trường của ứng cử viên hay không. Một trong những chủ đề trong cuộc thăm dò bao gồm việc đánh giá cảm nhận của mọi người về việc Trump sử dụng cụm từ "đầu độc huyết thống của đất nước" khi đề cập đến những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp. Trong số tất cả các cử tri được khảo sát, không chỉ những người thuộc Đảng Cộng Hòa, khoảng 47% người dân Hoa Kỳ nói chung cho biết họ "đồng ý với Trump" về nhận xét của ông về những người nhập cư bất hợp pháp và 53% tổng số cử tri cho biết họ "không đồng ý" với nhận xét này. Mặc dù hầu hết cử tri nói chung không đồng ý với ngôn ngữ này, nhưng khoảng 8 trong số 10 cử tri bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa cho biết họ đồng ý.
12/01/202400:00:00
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
09/01/202411:03:00
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh…
06/01/202415:12:00
Chưa có tổng thống đương nhiệm nào trước Trump khai thác được khả năng của mạng xã hội để trực tiếp tiếp cận người dân nhằm chỉ đạo các hành động cụ thể. Việc sử dụng mạng xã hội để kích động báo trước một tương lai đen tối cho các nền dân chủ. Những người cai trị có thể lên nắm quyền bằng cách thao túng các phong trào xã hội đại chúng thông qua mạng xã hội, chỉ đạo các thành viên của phong trào đóng vai trò là đội quân xung kích của các nhà lãnh đạo, trực tuyến và ngoại tuyến. Để ngăn chặn tương lai nguy hiểm đó cần phải có các quy định và đạo luật rõ ràng nhằm ngăn chặn việc các chính trị gia sử dụng thông tin sai lệch trên mạng xã hội làm vũ khí độc hại kích thích bạo động.
05/01/202400:00:00
Tháng 11 năm ngoái, khi Bob Vander Plaats -- nhà lãnh đạo đầy ảnh hưởng của cộng đồng Tin Lành tiểu bang Iowa -- tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, Donald Trump đã phản ứng rất… “điển hình Trump”: phẫn hận, tràn đầy nộ khí, xối xả mắng chửi kẻ không tiếp tục chung đường với mình là tên “lừa đảo”. [1] Thì cũng dễ hiểu thôi. Trump có thành tổng thống là nhờ vào sự ủng hộ của cử tri hằng tin tưởng vào sự tuẫn nạn của Chúa Jesus, Plaats làm vậy có khác nào đạp đổ tương lai chính trị của Trump? Nhưng, xa rộng hơn, bao trùm lên tất cả, vấn đề cần đặt ra là cái câu tự vấn mà người Mỹ, suốt cả thế kỷ qua, luôn đặt ra trong những tình thế khó xử, cái câu hỏi đã quen miệng đến độ chỉ đơn giản gói gọn trong mấy chữ viết tắt: “WWJD?”
04/01/202405:41:00
Những dòng chữ đầu tiên trong bài này được viết trong ngày đầu năm 2024, với lời chúc lành tới tất cả độc giả, để cầu nguyện cho một thế giới của yêu thương và hòa bình. Trước tiên, mặc dù bản thân tác giả chữ nghĩa vụng về, nhưng cũng học theo truyền thống người xưa để làm vài câu đối trong ngày đầu năm dương lịch, và cũng là cận kề với ngày Tết Nguyên Đán. Tác giả không giữ bản quyền, do vậy bất kỳ ai cũng có thể sử dụng các câu đối nếu thấy khả dụng. Xin mời quý vị trong các phố ông đồ ở VN tự do sử dụng, và không cần ghi tên tác giả. Các câu đối này, khi cắt bớt cho ngắn hơn, vẫn có thể đủ nghĩa cho nhiều trường hợp.