Hôm nay,  

M Ộ T C H U Y Ệ N T Ì N H

05/09/202215:24:00(Xem: 2749)
minh hoa truyen DuongNghiemMau-1
minh họa Đinh Cường


Ra khỏi cái toa đen nồng nặc mùi nước giải và mùi thuốc sát trùng, khách ngoái nhìn cái đầu máy đang xì xì phả hơi nước:
- Thế là kết thúc, kết thúc thật rồi, một đoạn đời khốn nạn của ta.
Anh lững thững bước vào ga. Trên sàn rộng không còn một chỗ trống. Tiếng ngáy đủ mọi cung bậc bay lên vòm trần.
- Mà lạ, sao mình không cảm thấy vui, cũng chẳng thấy buồn?
Anh vặn người. Mấy đốt sống kêu lục cục. Lúc lắc nhiều giờ trên tàu, anh mệt, anh muốn nằm.
Ngả lưng giữa đống người kia ư? Quang cảnh trước mắt làm anh phát gớm. Chặc lưỡi, anh len ra ngoài.
– Mình đi đâu bây giờ? Không thể đến nhà ai vào giờ khuya khoắt này. Mà liệu còn có ai chờ đợi mình?
Đêm hè. Gió mát. Mấy con chuột cống béo núc chạy loăng quăng trong rãnh hè.
- Này, lượn gì mà lượn mãi. Không chán à?
Có tiếng gọi. Tiếng con gái.
- Đi không?
Tiếng gọi hướng về anh. Ngoái lại, anh thấy một người đứng tựa lưng vào tường – một cô gái trẻ, thanh mảnh, cặp vú nhỏ nhú lên dưới lớp vải mỏng màu xanh của kiểu áo thời thượng có tên “thắt cổ mổ bụng”.
- Đi đâu cơ? – anh không hỏi cô gái, anh tự hỏi - Tôi chẳng có đâu để mà đi, cô ạ.
Cô gái dợm bước về phía anh:
- Sao lại chẳng có đâu để mà đi?
Anh cười. Cái cười vô nghĩa:
- Thật mà.
Cô nhoẻn cười:
- Thì đi với em.
- Cô bảo sao?
- Ông anh chờ tàu hở? Hai tiếng nữa mới có tàu xuôi, còn khối thời giờ.
- Không. Tôi không chờ tàu. Đây là ga cuối rồi.
- Ông anh không về nhà?
- Không.
- Sao thế?
Anh lúng túng.
- Tôi vừa ra tù, cô ạ.
- Thì đi giải đen với em. Rẻ thôi. Nhé?
Cô túm tay áo anh.
- Không được, cô ạ.
- Sao lại không được?
- Tôi không có xu nào trong túi.
- Thế thì lượn làm gì?
Anh không tìm được câu trả lời. Anh lặng thinh.
Dưới ánh sáng nhợt nhạt của ngọn đèn đường bị lũ thiêu thân quây thành vồng, anh ngồi trước cửa ga, tựa lưng vào bức tường đá.
Cô gái đến, ngồi xuống bên anh.
- Anh không muốn về nhà?
- Không. Tôi chờ trời sáng.
- Không về nhà thì anh đi đâu? – cô gái nhắc lại.
- Tôi đang nghĩ.
- Nghĩ thì có ra được chỗ để về không?
- Rồi tôi sẽ nghĩ ra.
Mười một năm trước anh có nó, có cái gọi là nhà - một căn phòng hẹp, trần thấp, bề bộn sách. Anh nhớ về nó một thời gian dài. Rồi quên bẵng. Mà nghĩ đến nó làm gì cơ chứ! Nó là cái nhà nước cấp cho anh. Rồi cái nhà nước ấy đưa anh đi tù. Cái phòng hết là của anh.
Hai người im lặng một lúc.
Cô gái nghiêng đầu quan sát anh:
- Khuya rồi.
- Dễ gần hai giờ.
- Ga có đồng hồ mà.
- Ờ nhỉ.
Cô gái nói:
- Hay là… thế này: ông anh về với em.
Anh thở dài:
- Tôi không có tiền, thật mà.
C6 đứng lên:
- Về với em. Không tiền nong gì hết. Em cũng có lúc như anh - chẳng biết đi đâu.
- Có tiện không?
- Đừng ngại.
Cô túm lấy tay áo anh, kéo đi.

2

Nhà của cô là chái hẹp một căn hẹp trong rất nhiều căn lúp xúp sát bên nhau. Một cái giường đơn, đúng hơn là một cái chõng. Chõng có đệm, có chăn.
Anh vứt tay nải xuống đất, nhìn cô đánh diêm châm ngọn đèn hoa kỳ. Nó lép bép mãi, không chịu bén lửa.
- Cảm ơn cô.
- Anh không có nhà thì đây là nhà
- Tôi làm phiền cô quá.
Cô sửa lại vạt chăn lơi xuống đất:
- Em cũng đã trải qua cảnh ấy.
- Thật sao?
- Không phải một lần đâu. Anh cứ nằm đây, nghỉ đi.
- Thế cô nằm đâu?
- Chõng rộng, đủ chỗ cho hai người.

3

Câu chuyện này tôi nghe ở bạn tôi. Lâu lắm rồi.
Tôi muốn kể lại trong hình thức một truyện ngắn. Với tôi, nó thú vị, nhưng viết mãi không thành. Dưới gầm bàn đầy những trang giấy vo viên. Trong tay các nhà văn câu chuyện này chỉ một loáng là xong. Tôi thì không thể. Tôi không phải nhà văn. Nhưng không viết nó ra thì tiếc.
- Ông kể tiếp đi – tôi nằn nì - Tôi muốn nghe.
- Ờ, thì kể. Nhưng chuyện khó tin đấy.
- Tôi tin.
Bạn tôi ngần ngừ:
- Nó là chuyện thật. Tôi nằm xuống cái chõng ấy và thiếp đi ngay lập tức. Giữa đêm thức giấc, tôi thấy có người nằm bên. Là cô gái ấy.
Tôi cười:
- Tôi hình dung được chuyện gì ắt phải xảy ra.
Anh nghiêm mặt:
- Bậy nào. Tôi biết, ông, và nhiều người nữa, chắc sẽ nghĩ y như ông. Rằng tôi sẽ vồ lấy cô ấy, ngấu nghiến làm cái việc con vật đực thèm khát sẽ làm. Không, hoàn toàn không phải thế. Đời tù quá dài đã làm tôi quên chuyện ấy. Nói cho đúng, tôi không nhớ tới nó. Khát vọng tự do đã che lấp mọi cảm giác.
Anh lặng đi trong hồi tưởng.
- Đó là một đêm cực kỳ hạnh phúc trong đời người. Nó chỉ xảy ra một lần, nếu anh may mắn gặp nó. Nó giống một giấc mơ. Hơi thở đều đều của người con gái không quen biết gối đầu trên tay tôi. Nó mới thơm làm sao, mới ấm áp làm sao, mới tinh khiết làm sao. Cái hương ấy chẳng bao giờ tôi quên được. Nó giống hương hoa đồng nội ở những phút hiếm hoi khi con người cảm thấy mình với thiên nhiên là một.
Tôi nghe.
- Rồi sau đó?
- Cô gái giữ tôi ở lại – anh hồi tưởng - Tôi mệt rũ. Tôi ngủ ngay lập tức.
Sáng ra, cô bảo:
- Anh cứ ở lại đây. Nhìn anh, em tin anh. Anh là người ngay thật.
- Và anh ở lại? – tôi hỏi, với một chút ngạc nhiên.
Anh gật:
- Vâng. Anh không tin?
- Tôi tin.
- Một cơn sốt rét ác tính đã giữ tôi lại. Cô gái chạy đi mời bác sĩ. Ông ta đến, làm gì, tôi không biết. Tôi mê man. Khi cơn sốt lui, tôi hiểu: cô gái đã cứu mạng tôi. Mà bằng cái gì?
Tôi chờ anh nói tiếp.
Anh lẳng lặng hồi lâu. Rồi thở dài, rất dài:
- Bằng tiền đi khách, anh ạ. Có cái ơn nào lớn hơn ơn ấy không?
Những gì tôi biết về bạn mình không giống điều tôi biết. Anh có vợ là một nhạc công tam thập lục trong một dàn nhạc dân tộc, con một học giả danh tiếng. Không phải cô gái trong chuyện anh kể.
Khỏi bệnh, tôi nói với cô:
- Em là người tốt nhất với anh trong đời. Nếu em không chê anh thì anh xin được gá nghĩa cùng em.
- Cô ấy nói sao?
Cô ấy bảo:
- Không được đâu, anh ơi. Chúng ta không thể thành vợ chồng. Anh là trí thức, em biết. Trong lúc mê man, anh lảm nhảm bằng tiếng Tây. Em không thể làm vợ anh. Anh không thể có vợ là một con điếm.
Tôi hỏi tiếp:
- Rồi sao?
- Tôi bảo: anh cũng là kẻ dưới đáy. Ta có khác gì nhau.
- Không đâu – cô ấy nói - Anh khác, em khác. Dù cùng ở dưới đáy.
- Anh rồi cũng không thuyết phục được cô ấy?
- Tôi đã cố gắng, nhưng vô vọng.
- Anh bỏ đi?
Anh buồn bã lắc đầu:
- Chính cô ấy bỏ đi. Đi đâu, không biết. Tôi đã tìm. Không phải nhiều ngày, mà nhiều tháng. Rồi mọi chuyện rồi cũng qua, như cuộc đời vốn thế. Tôi không biết gì hơn. Trong đám cưới với nhà tôi bây giờ, tôi nhận được một bó hoa vô danh do một cậu bé mang tới.
- Là của cô ấy?
- Chắc chắn. Trong bó hoa có một mẩu giấy.
- Cô ấy viết?
- Không phải. Mẩu giấy ấy là của tôi, trong đó có mấy câu thơ viết vội.
- Thơ thế nào?
- Không ra gì. Không đáng để anh nghe. Điều làm tôi xúc động là cô đã giữ nó. Như một kỷ niệm về tôi. Nay cô ấy trả lại.

Chuyện này xảy ra với một nhà thơ, bạn tôi.
Tôi chỉ ghi lại chuyện anh kể. Không thêm. Không bớt.
Anh là nhà thơ không tăm tiếng. Tên anh không có trong danh bạ các nhà thơ hiện đại.
Nhưng trong tôi anh để lại một dấu vết không phai mờ.
Nó được tạc vào ký ức. Rõ nét. Như tạc trên đá.

Vũ Thư Hiên
1987

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ khi du học ở Pháp vào đầu thập niên 1950’, trở về Việt Nam làm việc cho hãng Shell rồi sang Pháp làm việc cho đến khi về hưu và định cư cho đến nay… cả cuộc đời nhà văn Tiểu Tử gắn bó với tiếng Pháp nhưng khi cầm bút nơi xứ người với văn phong đặc biệt “miền Nam”, giản dị, ngắn gọn, chân chất, dí dỏm từ giọng văn và các mẩu đối thoại. Về tiểu sử cũng ngắn gọn: Tiểu Tử tên thật là Võ Hoài Nam, sinh năm 1930 tại Gò Dầu Tây Ninh. Ông là con trai duy nhứt của nhà giáo Võ Thành Cứ, giáo sư trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Tốt nghiệp Kỹ sư, Marseille năm 1955. Dạy lý hoá trung học ở ngôi trường nầy niên khóa 1955-1956. Tháng 10/1956 làm việc cho hãng dầu Shell Việt Nam từ năm tháng 10 1956 đến 30/4/1975. Trong 3 năm (1975-1978) được trưng dụng làm việc cho hãng nầy. Trong thời gian đó, vượt biên 3 lần nhưng thất bại. Vượt biên cuối năm 1978. Định cư ở Pháp từ đầu năm 1979. Làm việc cho hãng đường mía của Côte d’ Ivoire (Phi Châu) 1979-1982. Làm việc cho hãn
Hôm nay là ngày lễ Manman Aloumandia, ngày giỗ tổ tiên của người Haiti vào cuối tháng Chín. Nhà nào cũng chuẩn bị thức ăn truyền thống và hành lễ cảm tạ ông bà đã giữ gìn an toàn cho con cháu, nhất là sau vụ bị hàm oan, họ càng thấm thía sự bình yên hơn. Di dân, hầu hết là tha phương bất đắc dĩ, như phận gái đi lấy chồng, mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu.
Những tia nắng hồng cuối cùng đã tắt trong ánh hoàng hôn chiều tà nhưng bầu trời vẫn trong sáng từ một thứ ánh sáng huyền bí; vẫn chưa có vì tinh tú nào xuất hiện, tuy nhiên màn đêm hôm nay hẳn là một trong những buổi chiều tối đẹp nhất mà cả thế gian này chưa từng bao giờ chứng kiến. Bên phía đại dương, nhìn như có vẻ tối tăm sẫm màu hơn dưới bầu trời rực sáng; bóng tối hoặc ánh màu phản chiếu không còn in trên nền đất liền màu nâu đậm nữa; toàn bộ phần vách đã gần đó giờ chỉ còn là một khối khổng lồ, là một khối đá hoa cương khô khan chênh vênh, nguy hiểm. Con đường mòn gồ ghề trắc trở chạy men theo bờ biển dọc theo những tảng đá, nơi đó những con sóng rì rầm đập vào không ngớt, nơi đây những người dân làng có việc cần hoặc những người chăn cừu đưa bọn cừu hoang dã chưa được thuần thục đã dẫm đạp lên ngàn vạn lần.
Cuốn sách này không ở đâu có, kể cả thư viện quốc hội Hoa Kỳ. Chỉ bạn có và người Việt có. Nhưng bạn không thể đọc hết hơn ngàn trang trong một lần. Chỉ đọc bài nào vừa ý. Những bài khác cứ hẹn tái ngộ, vì, có khi, một hôm bạn sẽ thích một bài mà bạn không thích trước đây. Có thích mới muốn đọc nhưng thích là động lực tâm tình giới hạn trí tuệ.
Trong số khách đến viếng chùa, có người con gái chừng độ tuổi trăng tròn, không son phấn điểm trang, nhưng nàng trông thật diễm lệ. Nàng nâng niu từng cành hoa mẫu đơn. Trong lúc sơ ý nàng vướn gẫy một cành hoa. Người coi vườn bắt trói nàng đòi tiền chuộc tội.
Lần cuối, nghĩa là lần mới nhất, không phải là lần cuối cùng, tôi gặp Trương Vũ tại nhà của Trần Vũ, khi Trương Vũ ghé Quận Cam, trước khi anh bay lên Bắc California để thăm chị ruột của anh, họa sĩ Trương Thị Thịnh. Lúc đó là, có lẽ năm ngoái. Lúc đó, mối giao tình của Trương Vũ và tôi đã trải rộng từ hơn ba thập niên, từ những ngày tôi còn ở Miền Đông Hoa Kỳ. Thời xa xưa, tôi gọi anh bằng tên là anh Sơn, anh Trương Hồng Sơn, khi nhìn anh như một nhà khoa học. Và nhiều năm sau, khi đọc nhiều bài viết của anh trên Văn Học và Hợp Lưu, tôi gọi anh qua bút hiệu là Trương Vũ. Rồi vài năm gần đây là nhìn anh như họa sĩ. Thời gian đã cho anh hiển lộ qua nhiều tài năng, và với rất nhiều tóc bạc. Nhưng nụ cười của Trương Vũ vẫn hiền lành, đôi mắt vẫn tinh anh, cử chỉ và thái độ vẫn luôn là từ tốn, cẩn trọng, dịu dàng.
Trải qua gần bảy thập niên, từ cuối thập niên 1950’ đến nay, trong lãnh vực báo chí và văn chương, tên tuổi Trần Dạ Từ, Nhã Ca nổi bật, quen thuộc với giới báo chí, văn nghệ sỹ và độc giả từ miền Nam Việt Nam ở hải ngoại. Với nhiều bài viết về Trần Dạ Từ trên nhiều khía cạnh trong sự nghiệp và sáng tác nên nếu viết cũng là sự lặp lại, vì vậy trong bài viết nầy trích dẫn bạn văn, bạn tù đã sống gần gũi nhau đã viết về ông, nhất là bạn tù.
Ông Tri vung tay hất đổ chén canh, vỡ nhiều mảnh trên nền nhà, tung toé mùng tơi và tôm khô. Ông đưa tay lên lần thứ hai, muốn tát vào mặt con rể. Anh nắm tay ông lại. Lòng tung tóe giận dữ. Ánh mắt giết người làm ông sợ hãi. Rụt tay lại. Quay mặt vào vách. Anh hít một hơi đầy, thở mạnh ra. Xả cơn giận. Đứng lên đi dọn dẹp. Những mảnh chén vỡ làm anh nhớ lại lần đầu tiên khi anh đến nhà thăm Lài, ông Tri đã giận dữ đập vỡ tách trà vì không muốn con gái ông quen biết với người nhìn bề ngoài trông giống du đảng, tóc dài và ăn mặc không tiêu chuẩn.
Măc dầu câu kết của hai bài thơ của họ Thôi và ho Lý đều kết thúc bởi câu “sử nhân sầu” Nhưng cái buồn của họ Thôi, cái buồn của người hiểu thế sự. Cái buồn của họ Lý là cái buồn tích cực nhập thế. Họ Thôi thì nhớ về quê hương còn họ Lý thì nhớ thủ đô Tràng An. Như vậy xem ra mối sâu của Thôi Hiệu và của Lý Bạch không giống nhau. Hai bài thơ có những ưu điểm riêng, bổ túc cho nhau.
Bài thơ Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường vào đầu thế kỷ XIX của khuyết danh chỉ đề cập tổng quát, được đề cập nhiều (Sau nầy có bài thơ của Nguyễn Bính nhưng không có gọi tên phố phường). Tác phẩm Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam (1910-1942) ấn hành năm 1943 được phổ biến rộng rãi, được mọi người biết đến nếp sống, sinh hoạt… của Hà Nội xa xưa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.