Hôm nay,  

Thơ Truyện Ngu Yên: Huyền Thoại Sáu Thi

20/06/202220:27:00(Xem: 3681)

 

1.Head on Floor
Minh họa: Nguyễn Việt Hùng



Giữa bình thường tiếp tục khác thường ông qua đời. Nghe kể trước khi chết ông bò sát đất khắp nhà ngóc đầu lên cao thè lưỡi như rắn Hổ, phun nước miếng đậm đen. Mắt híp lại xanh lè như rắn Lục. Giờ hấp hối mới hồi tỉnh khuyên bà con đừng tin truyền thuyết. (1)

Người lớn gọi ông: Sáu Thi. Tên ông gắn liền nhiều lời đồn. Nhà văn viết tác phẩm lớn chưa chắc được ngưỡng mộ như người có nhiều huyền thoại.

Số đông không quan tâm Xuân Diệu, Huy Cận... không biết đến Võ Phiến, Mai Thảo... Danh tiếng thổi phồng theo tưởng tượng. Văn chương lớn nhỏ theo tác phẩm. Huyền thoại kề môi thì thầm sát lỗ tai, câu chuyện từ từ hóa máu thấm vào trí nhớ. Toàn cõi Bình Định ai cũng biết Sáu Thi.

Tuy tên Thi nhưng không liên can đến thơ. Nổi tiếng quyền thuật gia truyền. Những ngày mưa lớn, ra sân múa roi không ướt áo. Phóng kiếm không lay động ánh trăng. Một mình tay không đánh chết năm con sói. Võ Tòng đả hổ, Sáu Thi diệt ngũ lang. 

Bạn đồng môn với Thầy Nước Mặn ở cuối lòng sông nước lợ. Thầy thuốc nổi tiếng hơn bác sĩ tây. Chữa bá bệnh cho bà con, gia súc và khám tử thi. Không chữa gà vì kẻ xử bắn bố ông tuổi gà. Những ai tuổi gà không được chuẩn bệnh, họ phải khai láo tuổi khác. Ông Thi khỏe mạnh nhờ thầy Nước Mặn.

Thuở thanh niên, ở núi Bà Di có mãng xà hung tợn đêm đêm ăn thịt trâu bò sát hại tiều phu, dân làng cầu viện Sáu thi lên núi diệt ác thú. Sau năm ngày hỗn chiến ông xuống đồng bằng vắt con rắn lớn từ vai xuống cột ngang thắt lưng khác với Thạch Sanh ông ngâm độc xà vào vại rượu, uống suốt năm.

Từ đó ông đi khắp nơi bắt độc vật về ngâm rượu uống từ đó khắp người nổi hạch lớn bằng trái chanh sần sùi trông như người sấu. Thầy Nước Mặn cho uống thuốc tễ quanh năm nhưng không hết hẳn hạch chỉ nhỏ xuống bằng hạt dẻ.

Thanh niên gọi ông: Sáu Thây vì ông lấy sáu vợ đều chết từ một đến ba tháng sau đêm tân hôn. Không đàn bà nào dám đến gần. Có tin đồn ông bị lời nguyền cô độc vì phụ rẫy cô gái Lào mang thai.

Cô đơn không sinh ra cô độc nhưng cô độc dẫn đến cô đơn.

Chống chọi lâu dài chỉ đi tu hoặc uống rượu.

Kẻ mạnh chọn uống say. Nọc rắn không lợi hại bằng nọc buồn.

Buồn chú tâm cắn ai nhất định người đó thê thảm. 

*     *     *

Sáu Thi nổi danh trong vụ dẹp tội ác. Từ đầu năm dân câu vớt nhiều xác phụ nữ bị hãm hiếp. Dòng Thị Nại êm đềm hóa phong ba. Báo chí đăng tin lòng người hoảng hốt. Chiều xuống phụ nữ trốn vào nhà. Những bà lớn tuổi phải ra đường cột lưng quần thật chặt, quấn háng ba bốn lớp vải. Chính phủ Sài gòn gửi thám tử danh tiếng Jean Bernatd và ông cò quận tám, sáu tháng sau vẫn không manh mối, thêm ba phụ nữ nữa trôi sông.  Dân chúng nhờ cậy Sáu Thi. Không ai biết ông làm gì nhưng sông Thị Nại trở lại yên bình dù chưa tìm ra thủ phạm.



Sáu thi nổi tiếng đánh Tây hà hiếp dân nam, bắt cướp, hăm dọa cường hào ác bá, đánh luôn cả kháng chiến nào đêm khuya về phá rối dân quê. Ông được Paris ái mộ vì đỡ viên đạn ám sát lúc nhà toàn quyền kinh lý.

Hôm đó, Toàn Quyền từ Huế đi xe vào Qui Nhơn. Việt Minh bắn sẻ phục kích vùng Tháp Chàm rậm rạp. Sáu Thi bắt rắn độc suốt đêm, sáng ngủ trong bụi mát. Trưa thức giấc chổi dậy ưỡn ngực hít thở viên đạn lao nhanh mắc kẹt xương bả vai. Toàn Quyền thoát hiểm. Sáu Thi được trao tặng huân chương khi Paris phóng đại dân bản xứ hy sinh bảo vệ mẫu quốc. Dân gian kể rằng Sáu Thi bắt viên đạn kẹp giữa hai ngón tay. (2)

Sáu Thi từng làm cận vệ cho ông ngoại, gần như kết nghĩa anh em khi thương mãi giang hồ. Ông Sáu dạy tôi ban đêm bò sát như kỳ nhông vào phòng không tiếng động lên giường cắn phụ nữ êm ru chồng ngủ cạnh bên không biết.

Ông Sáu dẫn tôi thực tập cắn chị Tám giúp việc ngủ một mình sau bếp bị chị la làng Sáu Thi cõng tôi tẩu thoát. Sáng hôm sau chị Tám nói nửa khuya bị thần bếp đè.

Giữa bình thường tiếp tục khác thường bất ngờ ông Sáu qua đời. Tôi không về dự tang lễ vì học thi ở Sài Gòn. Nghe kể trước khi chết ông bò sát đất khắp nhà ngóc đầu lên cao thè lưỡi như rắn Hổ, phun nước miếng đậm đen. Mắt híp lại xanh lè như rắn Lục. Giờ hấp hối mới hồi tỉnh khuyên bà con đừng tin truyền thuyết rượu rắn.

Thầy Nước Mặn nói với tôi ông Sáu chết vậy đã thọ. Toàn thân đầy chất độc, vạ lây những ai ở gần. Sáu người vợ qua đời da tím thâm dưới háng nổi hạch như trái chanh. Thầy hạ giọng, những phụ nữ trôi sông cũng chết giống vợ ông Sáu.

(Bản sửa tháng 6, 2018.)
Ngu Yên

Ghi:

(1)

Những chuyện kỳ lạ khó tin hóa thân lời đồn lâu ngày thêm chân mọc cánh trở thành truyền thuyết sửa đổi thăng hoa nên huyền thoại. Người ta yêu những nhân vật làm chuyện lạ kỳ.

Người thật sự tạo nên huyền thoại bị xem quái đản điên rồ trở thành tác giả đọc tiểu sử mình không biết là ai.

Huyền thoại là màn ảnh phóng đại có nhân vật thần tượng của tuổi thơ và âm mưu của người lớn. 

(2)

Lời đồn ông Sáu theo Tây. Lời đồn ông theo kháng chiến. Con tôm lội sóng cao sóng thấp không thể hóa rồng. Thực tế, ông theo cả hai.

Cà mập khủng khiếp cá sấu kinh hoàng. Thực tế ông không theo ai. Con tôm lội ngược lội xuôi không thể hóa rồng chỉ lột vỏ.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.