Hôm nay,  

Văn Học Press Trân Trọng Giới Thiệu "Tập Sách Cái Cười & Sự Lãng Quên," Tiểu Thuyết Của Milan Kundera Do Trịnh Y Thư Dịch và Giới Thiệu

17/06/202114:52:00(Xem: 1839)


DML_Cover_PreOrder.jpg


Tập sách Cái cười & Sự lãng quên

Tiểu thuyết MILAN KUNDERA

Trịnh Y Thư dịch & giới thiệu

Thiết kế bìa: Đào Nguyên Dạ Thảo

334 trang, giá bán: US$22.00

VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021


Tìm mua trên BARNES & NOBLE:


Tap sach cai cuoi va su lang quen by Trinh Y. Thu, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)


Keyword: tap sach cai cuoi va su lang quen


@@@


Đây là cuốn sách xuất sắc và độc sáng, được viết với sự trong trẻo và minh triết, nó mời mọc chúng ta trực tiếp đi vào.

– John Updike, The New York Times Book Review


“Tập sách cái cười & sự lãng quên” tự gọi là một cuốn tiểu thuyết, mặc dù nó là một phần truyện thần tiên, một phần phê bình, một phần chính luận, một phần nhạc học, một phần tự truyện. Nó có thể gọi bất kỳ cái gì nó muốn, bởi tổng thể cuốn sách là một thiên tài.

– John Leonard, New York Times


Ảo diệu… Nếu bạn đọc cuốn sách này một cách kiên nhẫn và thành tâm, nó có thể thay đổi cuộc sống bạn.

– Ted Solotaroff, The New Republic

***
Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày cuối năm của Tết Tây nầy không có cái thiêng liêng của đêm ba mươi, bùi ngùi tiễn đưa năm cũ đang dần qua mà rộn ràng mong đợi một năm mới sắp tới. Ngồi yên để nhớ nhà, nhớ những người đã mất, nhớ tuổi thơ…Xuân nầy em có về không, nhành mai cố quận nở bông dịu dàng. (BG).
Như chúng ta biết, lịch cổ truyền của Việt Nam gồm mười hai con giáp và Trâu là con giáp đứng thứ nhì sau Chuột dùng để tính thời gian: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và cuối cùng là Hợi. Năm Tý vừa đi qua và Năm Mới 2021 là năm Trâu, Năm TÂN SỬU.
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.Tuy nhiên, ở đời hễ có đấu tranh cho quyền bình đẳng thì tất nhiên cũng đã có thực trạng bất công và kỳ thị xảy ra. Các hiện tượng tiêu cực này không phải chỉ mới xuất hiện vài trăm năm mà đã có từ hàng ngàn năm trước.
Tôi rất xúc cảm về những hiểu biết, tầm nhìn xa và mối từ tâm mà Ngô Thế Vinh đã dàn trải trong Vòng Đai Xanh, cuốn sách được viết từ hơn 30 năm trước. Mặc dầu là một tiểu thuyết nhưng nhiều biến cố mang dấu ấn lịch sử và một số nhân vật thì như là rất thật.
Xin cầu cho mọi cái xấu của năm cũ qua đi, thay vào đó những lời chúc tốt lành như hoa trái đầu mùa, mang tới cho những người dân sống trên mảnh đất Hiệp Chủng Quốc này, dù chủng tộc nào, tôn giáo nào, màu da nào cũng được Thượng Đế ban phát bình an tràn đầy trong hai bàn tay họ như hoa trái đầu mùa để họ lại mang chia cho người đang ở bên cạnh mình và cả những người ở rất xa mình.
Năm 2020 trôi qua với nhiều biến động lớn lao mà đại dịch Covid-19 là sự kiện nổi bật nhất sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đối với đời sống hàng ngày của toàn nhân loại. Ngoài những khủng hoảng trầm trọng mà đại dịch đã tạo ra cho kinh tế và sức khỏe của con người trên toàn hành tinh, còn có những thay đổi lớn lao đối với các sinh hoạt văn hóa, giáo dục, tôn giáo, v.v… Ngày nay, đi bất cứ ở đâu chúng ta đều thấy mọi người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách hơn một mét rưỡi với người khác. Khẩu trang trở thành hình ảnh thời đại đối với mọi tầng lớp xã hội. Khoảng cách giữa người với người đã thành một thứ bức tường vô hình tạo ra một khoảng trống vắng bao quanh con người. Không còn nơi nào trên thế giới là an ổn. Nỗi bất an không chỉ ở bên ngoài mà còn nằm bên trong tâm thức con người!Và còn một điều kinh dị khác mà trước đây í tai nghĩ tới. Đó là cái chết bất ngờ, rộng khắp và không thể tiên liệu được. Người già chết, giới trung niên chết, thanh niên chết. Con Covid-19 có thể gõ cửa
Câu chuyện về bản nhạc này bắt đầu khi một linh mục trẻ là Cha Joseph Mohr, đến Oberndorf một năm trước. Ông đã viết lời của bản nhạc “Stille Nacht” vào năm 1816 tại Mariapfarr, một thị trấn quê nhà của cha của ông tại vùng Salzburg Lungau, nơi Joseph làm việc trong vai trò một đồng trợ lý. Giai điệu của bản nhạc được sáng tác bởi Franz Xaver Gruber là hiệu trưởng và nhạc sĩ chơi đàn organ tại ngôi làng bên cạnh làng Arnosdorf, mà ngày nay là một phần của thị trấn Lamprechtshausen của Áo. Trước Christmas Eve, Mohr đã đem lời nhạc tới cho Gruber và nhờ ông viết giai điệu và đệm guitar cho buổi trình diễn công chúng vào dịp Christmas Eve, sau khi nước lụt của con sông đã làm hư cây đàn organ của nhà thờ. Cuối cùng nhà thờ đã bị phá hủy bởi nhiều trận lụt và đã thay thế bằng Nhà Nguyện Silent Night. Điều không rõ là điều gì đã tạo cảm hứng cho Mohr viết lời nhạc, hay điều gì đã khiến vị linh mục trẻ này viết ca khúc mừng Giáng Sinh mới, theo Bill Egan trong tác phẩm
Vào mùa xuân năm 1984, Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang đã bỏ ra nhiều tuần lễ tham khảo các tài liệu về văn học Miền Nam lưu trữ tại các thư viện đại học Mỹ. Sau đó bà liên lạc với các nhà văn, nhà báo Việt tị nạn tại Mỹ để xin gặp và phỏng vấn.
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết. Chúng ta có thể kinh nghiệm được cái tịch lặng. Nó không phải là âm thanh, cũng không phải là cái vô thanh. Khi chúng ta gõ lên một tiếng chuông, tịch lặng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.