Hôm nay,  

Nhạc Giáng Sinh Và Câu Chuyện Về Ca Khúc Hơn 200 Tuổi ‘Silent Night’

25/12/202000:00:00(Xem: 3354)
 
SILENT NIGHT 01

Nhà Nguyện Silent Night tại Oberndorf, Áo, tọa lạc trên mảnh đất nơi bản nhạc Silent Night lần đầu tiên được trình diễn. (www.en.wikipedia.org)

Hằng năm tới mùa Giáng Sinh đi đâu chúng ta cũng đều nghe những bản nhạc yêu thích quen thuộc. Đối với người Việt, ít ai mà không từng nghe bản nhạc “Bài Thánh Ca Buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ xuất hiện vào thập niên 1970s tại Miền Nam với lời nhạc trữ tình rót vào lòng người nghe:
 
“Bài thánh ca đó còn nhớ không em?
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
Ngọt môi hôn dưới tháp chuông ngân...”
 
Cho dù là người có Đạo hay không, những lời nhạc đó một khi được nghe qua trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó thì sẽ trở thành ấn tượng hay kỷ niệm khó phai trong lòng người nghe và sau đó mỗi lần nghe lại thì cả ký ức của một thời quá khứ sẽ hiện về mồn một trong tâm. Đối với tôi đó là trường hợp mùa Giáng Sinh đầu tiên khi bỏ nước ra đi tìm tự do và đang ở trại tị nạn trên Đảo Pulau Bidong của Mã Lai. Tôi còn nhớ như in vào chiều tối Christmas Eve năm 1986, trên căn gác của khu nhà chung cư dành cho người tị nạn, những lời nhạc trên với tiếng hát của ca sĩ Elvis Phương được phát ra từ một chiếc máy thu băng của ai đó trong khu nhà này đã làm cho tôi chìm vào cái cảm giác lãng mạn trữ tình của bản nhạc và nỗi buồn ly hương của người tị nạn vừa mới xa nhà.

Dĩ nhiên, đó không phải là bản nhạc liên quan đến Giáng Sinh duy nhất mà nhiều người Việt ưa thích. Nhạc sĩ Hùng Lân đã có bản nhạc “Đêm Thánh Vô Cùng” cũng là một trong những bản nhạc Giáng Sinh nổi tiếng mà nhiều người Việt chắc đã từng nghe.
 
“Đêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng
Đất với trời se chữ Đồng
Đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ
Canh khuya Giáng Sinh trong chốn hang lừa…”
 
Tuy nhiên trên thế giới còn vô số những bản nhạc Giáng Sinh lừng danh khác mà mỗi năm cứ đến mùa Giáng Sinh thì mọi người được thưởng thức, trong đó không thể không nhắc đến bản “Silent Night.” Nhưng trước hết, xin nói một chút về nhạc Giáng Sinh.
 
Nhạc Giáng Sinh
 
Nhạc liên quan tới Giáng Sinh được cho là có nguốn gốc từ La Mã trong thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch, trong các bản thánh ca bằng tiếng La Tinh như bài “Veni redemptor gentium” được viết bởi Tổng Giám Mục Ambrose của thành phố Milan ở Ý, theo www.en.wikipedia.org  Hay bản “Corde natus ex Parentis” (Of the Father's Heart Begotten) của nhà thơ Tây Ban Nha Prudentius mà ngày nay vẫn còn được hát trong các nhà thờ.

Vào các thế kỷ thứ 9 và 10 sau Tây Lịch, bản nhạc Giáng Sinh “Sequence” hay “Prose” được giới thiệu vào các tu viện Bắc Âu, phát triển dưới thời Bernard của Clairvaux thành một chuỗi các khổ thơ vần điệu. Vào thế kỷ 12, một tu sĩ Ba Tư Adam của Saint Victor tìm thấy nguồn gốc âm nhạc từ các bài hát phổ thông, giới thiệu điều gì đó gần gũi hơn với nhạc mừng Giáng Sinh truyền thống.

Trong thế kỷ thứ 13, tại Pháp, Đức, và đặc biệt tại Ý, dưới ảnh hưởng của Francis of Assisi -- một giáo sĩ Công Giáo người Ý, phó tế, nhà thần bí và nhà truyền giáo – một truyền thống mạnh mẽ của nhạc Giáng Sinh phổ biến bằng thổ ngữ được phát triển, theo Clement Miles trong tác phẩm “Christmas Customs And Traditions.” Nhạc Giáng Sinh bằng tiếng Anh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1426 trong tác phẩm của John Awdlay, một tuyên úy Shropshire, là người đã liệt kê 25 bản nhạc Giáng Sinh, có thể đã được hát bởi những nhóm người du ca. Các bản nhạc này hiện được biết như là các ca khúc vui mừng hát tập thể vào các buổi lễ mừng thu hoạch theo mùa thủy triều cũng như Lễ Giáng Sinh. Chỉ sau đó các bản nhạc này mới được bắt đầu hát trong nhà thờ, và đặc biệt liên quan đến Lễ Giáng Sinh, theo Clement Miles.

Nhiều ca khúc vui mừng được phổ biến ngày nay được in trong Piae Cantiones, là một tuyển tập các bài hát bằng tiếng La Tinh cuối thời Trung Cổ được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1582. Nó được biên soạn bởi Jacobus Finno, một giáo sĩ từng là hiệu trưởng trường giòng tại Turku, theo www.en.wikipedia.org. Ban đầu, các bản nhạc bằng tiếng La Tinh như “Christ Was Born On Christmas Day,”  “Good Christian Men, Rejoice,” and “Good King Wenceslas” có thể được tìm thấy trong tuyển tập nói trên, theo Alexandra Coghlan trong tác phẩm “Carols from King's,” được xuất bản năm 2016 bởi NXB Random House.  Ca khúc “Adeste Fideles” (“O Come All Ye Faithful”) xuất hiện trong hình thức hiện nay là bản xuất hiện vào thế kỷ 18, dù lời bản nhạc có thể đã bắt nguồn từ thế kỷ 13.

Các nhạc phẩm mừng Giáng Sinh được phổ biến sau thời Cải Cách tại các quốc gia nơi mà các giáo hội Tin Lành trỗi dậy. Nhà Cải Cách nổi tiếng nhất là Mục Sư Martin Luther của Đức là tác giả nhiều ca khúc mừng Giáng Sinh và ông đã khuyến khích việc sử dụng các ca khúc này trong lễ lược. Đây là hệ quả của thực tiễn cải cách của Mục Sư Luther đã chào đón âm nhạc một cách nồng ấm.

Vào thế kỷ thứ 19, việc phổ biến các tuyển tập nhạc Giáng Sinh đã giúp mở rộng sự thu hút quần chúng của các ca khúc mừng Giáng Sinh. Sự xuất hiện lần đầu trong tuyên tập của các nhạc phẩm “God Rest Ye Merry, Gentlemen,” “The First Noel,” “I Saw Three Ships,” và “Hark! The Herald Angels Sing” là trong tuyển tập nhạc “Christmas Carols, Ancient and Modern” xuất hiện năm 1833 của William Sandys. Các nhà soạn nhạc như Arthur Sullivan đã giúp phổ biến nhạc mừng Giáng Sinh, và đó là thời kỳ trỗi dậy ca khúc yêu thích như “Good King Wenceslas” và “It Came Upon the Midnight Clear,” là nhạc phẩm được viết bởi Edmund H. Sears và Richard S. Willis tại New England. Việc ấn hành tuyển tập nhạc “Christmas Carols, New and Old” vào năm 1871 bởi Henry Ramsden Bramey và Sir John Stainer là sự cống hiến quan trọng trong việc làm sống lại các ca khúc mừng Giáng Sinh trong thời đại Victoria ở Anh Quốc. Vào năm 1916, Charles Lewis Hutchins đã xuất bản tuyển tập nhạc “Carols Old and Carols New,” là tuyển tập hàn lâm mà chỉ trong thời gian ngắn là hết vì vậy hầu như rất hiếm thấy ngày nay. Cuốn Sách Nhạc Mừng Giáng Sinh của Đại Học Oxford [Oxford Book of Carols], lần đầu tiên được xuấn bản vào năm 1928 bởi Nhà Xuất Bản Đại Học Oxford, được cho là tuyển tập thành công, được biên tập bởi các nhà soạn nhạc người Anh là Martin Shaw và Ralph Vaughan Williams, cùng với vị linh mục và tác giả Percy Dearmer, đã trở thành nguồn tài liệu về nhạc mừng Giáng Sinh được sử dụng rộng rãi trong số các ban hợp ca và các hội nhà thờ tại Anh và ngày nay vẫn còn tuyển tập này, theo các tác giả Martin Shaw; Percy Dearmer; Vaughan Williams, Ralph, eds. trong tác phẩm “The Oxford Book of Carols.”

Việc hát các ca khúc mừng Giáng Sinh càng trở nên phổ biết hơn nữa trong thế kỷ 20 khi Đại Học Oxford xuất bản một trong những tác phẩm nhạc mừng Giáng Sinh nổi tiếng trong thế giới nói tiếng Anh, đó là cuốn “Carols for Choirs.” Lần đầu được xuất bản vào năm 1961 và được biên soạn bởi David Willcocks và Reginald Jacques, cuốn sách nhạc được bán chạy nhất này từ đó đã có thêm một bộ 5 cuốn. Cùng với nhà biên tập John Rutter, các nhà biên soạn gồm nhiều sự sắp xếp của các ca khúc bắt nguồn từ các nguồn như Piae Cantiones, cũng như các bản nhạc của những nhà soạn nhạc như William Walton, Benjamin Britten, Richard Rodney Bennett, William Mathias và John Rutter, theo bài viết “Christopher Morris, Musician – Obituary” của báo Daily Telegraph vào ngày 4 tháng 10 năm 2016.


Ngày nay các ca khúc mừng Giáng Sinh thường được hát tại các buổi lễ tôn giáo của Thiên Chúa Giáo. Một số nhạc phẩm có lời rõ ràng không có chủ đề thuần túy tôn giáo, nhưng lại thường được xem là các ca khúc mừng Giáng Sinh. Thí dụ, ca khúc thế kỷ thứ 16 “A Bone, God Wot!” rõ ràng là bản nhạc của những người hát trong lúc uống rượu uống bia, nhưng được mô tả trong Tuyển Tập Cottonian Collection của Thư Viện Anh Quốc như là ca khúc mừng Giáng Sinh. Cho tới năm 1865, lời các bản nhạc liên quan đến Giáng sinh được mô phỏng theo nhạc đồng quê Anh Quốc Greensleeves, trở thành ca khúc Giáng Sinh phổ biến quốc tế “What Child Is This?.” Nghiên cứu nhỏ được thực hiện đối với việc ca hát nhạc vui mừng, nhưng một trong vài nghiên cứu xã hội học của nhạc mừng Giáng Sinh vào đầu thế kỷ 21 tại Phần Lan xác định rằng các nguồn của các ca khúc thường bị hiểu lầm, và rằng thật đơn giản khi cho rằng việc hát nhạc vui mừng hầu hết liên quan tới niềm tin Thiên Chúa Giáo, vì nó củng cố việc bảo vệ các tập quán quốc gia đa dạng và các truyền thống gia đình địa phương, theo các tác giả David Hebert; Alexis Anja Kallio; Albi Odendaal trong tác phẩm “NotSo Silent Night: Tradition, Transformation and Cultural Understandings of Christmas Music Events in Helsinki, Finland.”
 
Nhạc Phẩm “Silent Night”
 
“Silent Night” là dịch từ tiếng Đức “Stille Nacht” hay “Heilige Nacht” là bản nhạc mừng Giáng Sinh nổi tiếng được trình diễn lần đầu tiên vào Đêm Trước Lễ Giáng Sinh vào năm 1818 tại nhà thờ giáo xứ St Nicholas tại Oberndorf, một ngôi làng trong Đế Quốc Áo nằm cạnh dòng sông Salzach tại Áo ngày nay, theo www.en.wikipedia.org.

Câu chuyện về bản nhạc này bắt đầu khi một linh mục trẻ là Cha Joseph Mohr, đến Oberndorf một năm trước. Ông đã viết lời của bản nhạc “Stille Nacht” vào năm 1816 tại Mariapfarr, một thị trấn quê nhà của cha của ông tại vùng Salzburg Lungau, nơi Joseph làm việc trong vai trò một đồng trợ lý.

SILENT NIGHT 02

Nhạc sĩ Franz Xaver Gruber, người soạn giai điệu cho bản Silent Night, qua nét vẽ của họa sĩ Sebastian Stief vào năm 1846. (www.en.wikipedia.org)


Giai điệu của bản nhạc được sáng tác bởi Franz Xaver Gruber là hiệu trưởng và nhạc sĩ chơi đàn organ tại ngôi làng bên cạnh làng Arnosdorf, mà ngày nay là một phần của thị trấn Lamprechtshausen của Áo. Trước Christmas Eve, Mohr đã đem lời nhạc tới cho Gruber và nhờ ông viết giai điệu và đệm guitar cho buổi trình diễn công chúng vào dịp Christmas Eve, sau khi nước lụt của con sông đã làm hư cây đàn organ của nhà thờ. Cuối cùng nhà thờ đã bị phá hủy bởi nhiều trận lụt và đã thay thế bằng Nhà Nguyện Silent Night. Điều không rõ là điều gì đã tạo cảm hứng cho Mohr viết lời nhạc, hay điều gì đã khiến vị linh mục trẻ này viết ca khúc mừng Giáng Sinh mới, theo Bill Egan trong tác phẩm “Silent Night, Holy Night.”  
Theo Gruber, Karl Mauracher, một người thợ làm đàn organ là người đã phụ trách nhạc cụ tại nhà thờ Obendorf, đã say mê bài hát, và đem bản nhạc về nhà ông ở Zillertal tại Áo. Ở đó, hai gia đình du ca, Strassers và Rainers, đã đưa giai điệu vào các trình diễn của họ. Gia đình Rainers đã hát bản nhạc này vào Giáng Sinh năm 1819, và một lần đã trình diễn nó cho khán giả gồm Franz I của Áo và Alexander I của Nga, cũng như trình diễn lần đầu bản nhạc này tại Thành Phố New York ở Hoa Kỳ vào năm 1839. Vào năm 1840 bản nhạc đã nổi tiếng tại Lower Saxony ở Đức và được cho là bản nhạc yêu thích của Frederick William IV của nước Phổ. Trong thời gian này, giai điệu của bản nhạc đã được thay đổi chút ít để trở thành nhạc phẩm được chơi phổ thông ngày nay, theo Bill Egan.

Qua nhiều năm, bởi vì bản thảo gốc đã bị mất, tên của Mohr đã bị bỏ quên và dù Gruber được biết là nhà soạn nhạc, nhiều người cho rằng giai điệu phải được soạn bởi một nhà soạn nhạc nổi tiếng, và nó được gán cho Haydn, Mozart, hay Beethoven, theo Bill Egan. Tuy nhiên, bản thảo được khám phá vào năm 1995 bằng chữ viết tay của Mohr và được xác định niên đại bởi các nhà nghiên cứu là vào năm 1820 sau Tây Lịch. Nó cho thấy rằng Mohr đã biết lời nhạc vào năm 1816 khi ông được chỉ định đến một nhà thờ hành hương tại Mariapfarr, Áo, và cho thấy rằng bản nhạc được soạn bởi Gruber vào năm 1818. Đây là bản thảo sớm nhất còn tồn tại và là bản viết tay duy nhất của Mohr.

Bản in đầu tin của nhạc phẩm này được thực hiện bởi August Robert Friese vào năm 1833 trong tuyển tập nhạc “Four Genuine Tyrolean Songs.”
Vào năm 1859, Giám Mục John Freeman Young, phục vụ tại Nhà Thờ Trinity Church ở Thành Phố New York, đã dịch và xuất bản bản dịch tiếng Anh mà được hát thường xuyên nhất ngày nay, được dịch từ 3 trong số 6 phiên bản gốc của Mohr, theo Byron Edward Underwood trong tác phẩm “Bishop John Freeman Young, Translator of 'Stille Nacht'.”

Vào năm 1998, Viện Bảo Tàng Silent Night Museum tại Salzburg ở Áo đã ủy quyền cho bản dịch tiếng Anh đối với bản nhạc lời bằng tiếng Đức được thực hiện bởi Bettina Klein. Klein đã cố gắng để y bản dịch của Young không thay đổi, nhưng có lúc Klein dịch khác đáng kể. Thí dụ, bản tiếng Đức “Nur das traute hochheilige Paar, Holder Knabe im lockigen Haar,” được Young dịch sang tiếng Anh là “Round yon Virgin mother and child, Holy infant so tender and mild” [Mẹ Đồng Trinh và con vuông tròn, Thánh nhi thật dễ thương và mềm mại], trong khi đó Klein dịch sang tiếng Anh là “Round yon godly tender pair, Holy infant with curly hair” [Mẹ tròn con vuông, Thánh nhi với mái tóc xoắn].

SILENT NIGHT 03

Tiết mục lớn của âm nhạc nhà thờ trong Mùa Vọng và Lễ Giáng Sinh đóng vai trò quan trọng trong các phục vụ. (www.en.wikipedia.org)

Bản nhạc Silent Night đã được dịch sang khoảng 140 thứ tiếng trên thế giới, theo Ronald M. Clancy, William E. Studwell trong tác phẩm “Best-Loved Christmas Carols.”
 
Lời nhạc bằng tiếng Anh của ‘Silent Night’
 
Sau đây là lời bản nhạc ‘Silent Night’ bằng tiếng Anh do Giám Mục John Freeman Young thực hiện vào năm 1859, theo John Freeman Young trong tác phẩm “Great Hymns Of The Church” của Thư Viện Chủng Viện Thần Học Princeton, New York.
 
Silent night! Holy night!
All is calm, all is bright
Round yon virgin mother and child!
Holy infant, so tender and mild,
Sleep in heavenly peace!
Sleep in heavenly peace!
 
Silent night! Holy night!
Shepherds quake at the sight!
Glories stream from heaven afar,
Heavenly hosts sing Alleluia!
Christ the Saviour is born!
Christ the Saviour is born!
 
Silent night! Holy night!
Son of God, love's pure light
Radiant beams from thy holy face
With the dawn of redeeming grace,
Jesus, Lord, at thy birth!
Jesus, Lord, at thy birth!
 
 
Đêm thanh vắng! Đêm thiêng liêng!
Tứ bề im lặng, mọi nơi rực sáng
Mẹ đồng trinh và con vuông tròn!
Thánh nhi, rất dễ thương và mềm mại,
Ngủ yên trong bình an tuyệt trần!
Ngủ yên trong bình an tuyệt trần!
 
Đêm thanh vắng! Đêm thiêng liêng!
Người chăn cừu rúng động khi nhìn thấy!
Vinh quang rót xuống từ trời cao,
Các thiên thần hát ca ngợi Chúa!
Chúa Cứu Thế vừa giáng sinh!
Chúa Cứu Thế vừa giáng sinh!
 
Đêm thanh vắng! Đêm thiêng liêng!
Con của Chúa, ánh sáng tinh khiết của tình thương
Những tia sáng rực rỡ từ khuôn mặt thánh thiện của ngài
Với bình minh của ân sủng cứu chuộc,
Vinh danh Chúa Jesus vừa ra đời!
Vinh danh Chúa Jesus vừa ra đời! 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà thơ Chase Twichell, sinh ngày 20/8/1950 tại New Haven, Connecticut, hoàn tất Thạc sĩ tại Iowa Writers' Workshop. Cũng là một giáo sư, bà từng dạy tại các đại học Princeton University, Warren Wilson College, Goddard College, University of Alabama, và Hampshire College. Bà xuất bản nhiều thi tập, trong đó tập thơ Horses Where the Answers Should Have Been (nxb Copper Canyon Press, 2010) giúp bà thắng giải thưởng thi ca Kingsley Tufts Poetry Award với 100,000 đôla từ đại học Claremont Graduate University. Bà cũng được nhiều giải thưởng văn học khác từ các cơ qaun và tổ chức như New Jersey State Council on the Arts, the American Academy of Arts and Letters và The Artists Foundation. Nhiều bài thơ của Twichell mang chất Thiền do ảnh hưởng từ nhiều năm học Thiền từ nhà sư John Daido Loori tại thiền viện Zen Mountain Monastery. Nhà thơ Twichell đã trả lời tạp chí Tricycle trên số báo mùa thu 2003 rằng: “Thiền tọa và thơ, cả hai đều là học về tâm. Tôi nhận ra áp lực nội tâm khởi lên từ cả
CÓ NHỮNG ĐÊM TRĂNG VỠ không phải là tập truyện đầu tay của Vũ Đình Kh. Tuy nhiên, tập truyện này đã chứng nghiệm cái “tình” mà Vũ Đình Kh đã dành cho một vùng đất mang tên Diên Khánh. Mà Diên Khánh là một vựa trái cây của Khánh Hòa. Phải chăng, vì yêu từng hòn sỏi quê hương, yêu từng ngọn cỏ, luống rau nơi mình khôn lớn, yêu từng con dế của những buổi thiếu thời, v.v., mà ông đã viết tắt hai chữ Khánh Hòa, làm bút hiệu cho mình?
Con trâu già nằm nghỉ bên sông, miệng vẫn còn nhai nhóp nhép. Nắng chiều lấp loáng trên mặt nước. Con cò trắng vỗ cánh bay về non tây. Mục tử nghêu ngao bài đồng dao, phóc lên lưng trâu, cỡi về. Lều tranh lưng núi un khói trắng. Lối về trùng điệp cỏ lau, phất phơ múa nhảy theo gió.
Ngày cuối năm của Tết Tây nầy không có cái thiêng liêng của đêm ba mươi, bùi ngùi tiễn đưa năm cũ đang dần qua mà rộn ràng mong đợi một năm mới sắp tới. Ngồi yên để nhớ nhà, nhớ những người đã mất, nhớ tuổi thơ…Xuân nầy em có về không, nhành mai cố quận nở bông dịu dàng. (BG).
Như chúng ta biết, lịch cổ truyền của Việt Nam gồm mười hai con giáp và Trâu là con giáp đứng thứ nhì sau Chuột dùng để tính thời gian: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và cuối cùng là Hợi. Năm Tý vừa đi qua và Năm Mới 2021 là năm Trâu, Năm TÂN SỬU.
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.Tuy nhiên, ở đời hễ có đấu tranh cho quyền bình đẳng thì tất nhiên cũng đã có thực trạng bất công và kỳ thị xảy ra. Các hiện tượng tiêu cực này không phải chỉ mới xuất hiện vài trăm năm mà đã có từ hàng ngàn năm trước.
Tôi rất xúc cảm về những hiểu biết, tầm nhìn xa và mối từ tâm mà Ngô Thế Vinh đã dàn trải trong Vòng Đai Xanh, cuốn sách được viết từ hơn 30 năm trước. Mặc dầu là một tiểu thuyết nhưng nhiều biến cố mang dấu ấn lịch sử và một số nhân vật thì như là rất thật.
Xin cầu cho mọi cái xấu của năm cũ qua đi, thay vào đó những lời chúc tốt lành như hoa trái đầu mùa, mang tới cho những người dân sống trên mảnh đất Hiệp Chủng Quốc này, dù chủng tộc nào, tôn giáo nào, màu da nào cũng được Thượng Đế ban phát bình an tràn đầy trong hai bàn tay họ như hoa trái đầu mùa để họ lại mang chia cho người đang ở bên cạnh mình và cả những người ở rất xa mình.
Năm 2020 trôi qua với nhiều biến động lớn lao mà đại dịch Covid-19 là sự kiện nổi bật nhất sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đối với đời sống hàng ngày của toàn nhân loại. Ngoài những khủng hoảng trầm trọng mà đại dịch đã tạo ra cho kinh tế và sức khỏe của con người trên toàn hành tinh, còn có những thay đổi lớn lao đối với các sinh hoạt văn hóa, giáo dục, tôn giáo, v.v… Ngày nay, đi bất cứ ở đâu chúng ta đều thấy mọi người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách hơn một mét rưỡi với người khác. Khẩu trang trở thành hình ảnh thời đại đối với mọi tầng lớp xã hội. Khoảng cách giữa người với người đã thành một thứ bức tường vô hình tạo ra một khoảng trống vắng bao quanh con người. Không còn nơi nào trên thế giới là an ổn. Nỗi bất an không chỉ ở bên ngoài mà còn nằm bên trong tâm thức con người!Và còn một điều kinh dị khác mà trước đây í tai nghĩ tới. Đó là cái chết bất ngờ, rộng khắp và không thể tiên liệu được. Người già chết, giới trung niên chết, thanh niên chết. Con Covid-19 có thể gõ cửa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.