Hôm nay,  

Văn Học Press Trân Trọng Giới Thiệu Thơ Của Lưu Diệu Vân: Thế Kỷ Của Những Vật Tế

22/03/202109:35:00(Xem: 2223)

NC_Cover_PreOrder.jpg

 

Thơ LƯU DIỆU VÂN

Tranh QUAN STEELE

VĂN HỌC PRESS xuất bản, 04/2021

 

Thiết kế bìa: Trần Thu Ngân

88 trang, ấn phí: US$15.00

 

Tìm mua trên BARNES & NOBLE

Online Bookstore: Books, NOOK ebooks, Music, Movies & Toys | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)

Keyword: the ky cua nhung vat te

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

The ky cua nhung vat te by Luu Dieu Van, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)

 

wOutm0wD.jpeg

Nhà thơ Lưu Diệu Vân

 

Qua chữ và qua tranh, Thế Kỷ Của Những Vật Tế vẽ ra một thế giới đang sưng phồng từ những phân tranh và tan rã bởi những hoài nghi, nơi con người tìm mọi cách để trốn chạy sự nhìn nhận, để rồi lúc đứng bên bờ vực hệ lụy, khi lối thoát duy nhất là nắm lấy tay nhau, họ sẽ làm gì?

 

Cô gái và tình nhân bên bờ địa ngục đỏ, những người chị, các bà mẹ, những người nữ đang sập bẫy, trên ban công, trên ghế nhung, trong chuồng máu, xuyên mẩu bánh mì, xuyên chiếc áo sơ mi đẫm mùi nội tiết tố, xuyên mũi tên Trọng Thủy, họ sẽ làm gì? 

 

Ngôn ngữ nhị phân của con mắt trí huệ có dẫn họ về nơi tử tế? 

 

Tất cả ẩn náu trong Thế Kỷ Của Những Vật Tế

 

@@@

 

Có lẽ nhiều người sẽ có chung một cảm nhận rằng sức hấp dẫn của thơ Lưu Diệu Vân nằm ở cách sử dụng hình tượng tài hoa, tinh tế. Thực chất, có thể nói nó đã lên đến mức điêu luyện (tour-de-force). Gần như ở bài thơ nào chúng ta cũng có thể thấy một sức hấp dẫn tạo nên bởi cách lựa chọn ngôn từ độc đáo, được xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ.

 

– Trịnh Y Thư, nhà thơ

 

Một ngôn ngữ vừa bùng nổ dữ dội vừa mê đắm, đan xen giữa sự thấu đáo của những cảm giác tương hợp với cái chính xác hài hước và sắc sảo để lật tẩy sự vật. Một “người đàn bà” tinh tường và luôn áp đảo để được nhu thuận, đau đớn, kiêu hãnh… theo cách của mình.

 

– Khánh Phương, nhà thơ

 

Vượt qua được các ràng buộc, đối kháng của lớp cha anh: chiến tranh-hòa bình, bắc-nam, nhược tiểu-đại cường... Lưu Diệu Vân mời người đọc, qua thơ, tìm đến với những suy nghĩ và quan niệm của cô, rất nữ tính nhưng luôn chủ động trong mọi tình huống.

 

– Cổ Ngư, nhà văn 

 

@@@

 

Thế Kỷ Của Những Vật Tế là tập thơ thứ hai bằng tiếng Việt của nhà thơ Lưu Diệu Vân, và cũng là tác phẩm thứ tư của cô được xuất bản. Tập thơ gồm nhiều bài thơ mới chưa xuất hiện nơi đâu, kèm theo nhiều tranh minh họa của Quan Steele, một họa sĩ từng được trao tặng nhiều giải thưởng.

***

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Số là tôi có cái may từ nhỏ đã được nghe rất nhiều câu ca dao trong lời hát ru từ những người xung quanh từ dưới quê cho tới thị thành. Nghe riết rồi thuộc, rồi thấm hồi nào không hay, rồi lâu lâu lôi ra nghiền ngẫm: ‘sao ông bà mình hồi xưa hay vậy ta? Nói câu nào trúng câu đó!’
Có lẽ vì vậy mà một năm con chuột vừa qua có quá nhiều biến động và khủng hoảng, từ đại dịch vi khuẩn corona làm chết hơn 2 triệu người trên toàn thế giới đến vụ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tạo ra một thời kỳ ảo vọng và phân hóa trầm trọng trong lịch sử của Xứ Cờ Hoa. Đại dịch đã thay đổi tận gốc các phong tục tập quán và lối sống của con người. Ngày nay đi đâu cũng thấy mọi người đeo khẩu trang, đứng cách nhau hơn một mét rưỡi, ngần ngại khi đi gần người khác, tránh xa khi thấy người nào đó ho, nhảy mũi. Sinh hoạt kinh tế cũng đã có nhiều thay đổi. Các cơ sở thương mại đóng cửa quá lâu đã phải dẹp tiệm luôn. Đa phần con người chuộng mua hàng qua mạng, ít có người muốn đi mua sắm ở các thương xá như lúc trước, bằng chứng là ngày Thứ Sáu Đen (Black Friday) trong cuối tháng 11 năm 2020 số người đi mua sắm đã sút giảm đáng kể trong khi số người mua qua mạng đã tăng vọt. Sự sa sút của kinh tế đã làm cho ngày càng có nhiều người nghèo hơn, đói khổ hơn và do dó nhu cầu trợ giúp thực phẩm
Thấm thoát đã 45 mùa xuân lướt qua đời mình, từ ngày tôi bắt đầu chập chững những bước tị nạn trên xứ người. Ký ức mùa xuân của tôi như dòng sông chảy ngược về nguồn, lúc vun vút, khi chậm rãi luân lưu giữa chập chùng biển hồ dĩ vãng. Theo chân gia đình ra khỏi trại Pendleton thuộc Quận San Diego, tiểu bang California, tôi về định cư ở thành phố của Những Thiên Thần (Los Angeles)vào những ngày tháng cuối năm 1975. Mùa xuân Bính Thìn 1976 đầu tiên trên miền đất hứa Hoa Kỳ, bố tôi dẫn gia đình đến thăm ngôi chùa Việt Nam toạ lạc ở đường Berendo của thành phố này. Mẹ tôi là người hái những chiếc lá lộc non đầu năm để cầu nguyện cho gia đình và cuộc sống tương lai không biết sẽ ra sao trên vùng đất mới. Ngày ấy tôi chưa đủ trưởng thành để xao xác với niềm nhớ quê hay trằn trọc với những hoài vọng luyến thương canh cánh như bố mẹ tôi. Tôi chỉ biết dõi theo những khuôn mặt ưu tư trĩu nặng của khách dâng hương đang thành kính khấn vái trên chiếc chiếu cói trải trước Phật Đường. Từ đó Chùa Việ
Tôi không cần phải tìm kiếm một câu chuyện tình yêu hay nhất cho ngày Valentine ở nơi xa xôi nào cả. Câu chuyện ấy ở thật gần bên tôi và tôi đã được nhìn thấy mỗi ngày: ngay cả cái chết đã không bao giờ có thể chia cách mối thâm tình giữa Ông Nội và Bà Nội tôi. Kể từ sau khi ông mất, Bà vẫn thương nhớ Ông và đến bên bàn thờ tâm sự với Ông mỗi ngày.
Khi còn trẻ, ông đi về hướng tây để tới tiểu bang tự do Illinois. Vào ngày 27 tháng 1 năm 1838, bài diễn văn Lyceum của Abraham Lincoln đã đọc cho các học sinh trung học đệ nhất cấp của Springfield tại Illinois, và trong bài diễn văn ông đã nói đến chế độ nô lệ. Trước đó 7 tuần lễ, một đám đông người tại Illinois đã giết chết Ikijah Lovejoy, một mục sư giáo phái Presbyterian và là chủ bút của một tờ báo có quan điểm chống chế độ nô lệ mạnh mẽ. “Tâm trạng của người dân Illinois khi đám đông giận dữ giết chết Lovejoy là ủng hộ chế độ nô lệ, nhưng không phải chỉ có tại Illinois. Các nhà lập pháp tiểu bang của Connecticut và New York vào thập niên 1830s đã thông qua nhiều nghị quyết bắt đầu rằng chế độ nô lệ được chấp nhận trong Hiến Pháp Hoa Kỳ và rằng không có tiểu bang nào có quyền để can thiệp.” Chính Lincoln đã là một trong 6 Dân Biểu của Hạ Viện tại Illinois đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết nói rằng “quyền sở hữu nô lệ là thiêng thiêng … (rằng) chúng tôi không đồng ý về việc
Dù "nàng Giáng Tiên không bao giờ qua", nàng Giáng Tiên không trở lại chùa Phật Tích ở Kinh Bắc để vướng gẫy một cành "Mẫu đơn hoa vương" một lần nữa...Dù cho chúng ta có ăn Tết hay không ăn Tết nữa, văn hóa Tết đã là một phần văn hóa của dân tộc, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca và âm nhạc. Ăn Tết, hoài niệm Tết vẫn là mạch sống rưng rưng khơi động tâm hồn chúng ta mỗi độ Xuân về.../.
Nhà thơ Chase Twichell, sinh ngày 20/8/1950 tại New Haven, Connecticut, hoàn tất Thạc sĩ tại Iowa Writers' Workshop. Cũng là một giáo sư, bà từng dạy tại các đại học Princeton University, Warren Wilson College, Goddard College, University of Alabama, và Hampshire College. Bà xuất bản nhiều thi tập, trong đó tập thơ Horses Where the Answers Should Have Been (nxb Copper Canyon Press, 2010) giúp bà thắng giải thưởng thi ca Kingsley Tufts Poetry Award với 100,000 đôla từ đại học Claremont Graduate University. Bà cũng được nhiều giải thưởng văn học khác từ các cơ qaun và tổ chức như New Jersey State Council on the Arts, the American Academy of Arts and Letters và The Artists Foundation. Nhiều bài thơ của Twichell mang chất Thiền do ảnh hưởng từ nhiều năm học Thiền từ nhà sư John Daido Loori tại thiền viện Zen Mountain Monastery. Nhà thơ Twichell đã trả lời tạp chí Tricycle trên số báo mùa thu 2003 rằng: “Thiền tọa và thơ, cả hai đều là học về tâm. Tôi nhận ra áp lực nội tâm khởi lên từ cả
CÓ NHỮNG ĐÊM TRĂNG VỠ không phải là tập truyện đầu tay của Vũ Đình Kh. Tuy nhiên, tập truyện này đã chứng nghiệm cái “tình” mà Vũ Đình Kh đã dành cho một vùng đất mang tên Diên Khánh. Mà Diên Khánh là một vựa trái cây của Khánh Hòa. Phải chăng, vì yêu từng hòn sỏi quê hương, yêu từng ngọn cỏ, luống rau nơi mình khôn lớn, yêu từng con dế của những buổi thiếu thời, v.v., mà ông đã viết tắt hai chữ Khánh Hòa, làm bút hiệu cho mình?
Con trâu già nằm nghỉ bên sông, miệng vẫn còn nhai nhóp nhép. Nắng chiều lấp loáng trên mặt nước. Con cò trắng vỗ cánh bay về non tây. Mục tử nghêu ngao bài đồng dao, phóc lên lưng trâu, cỡi về. Lều tranh lưng núi un khói trắng. Lối về trùng điệp cỏ lau, phất phơ múa nhảy theo gió.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.