Hôm nay,  

Văn Học Press Trân Trọng Giới Thiệu Thơ Của Lưu Diệu Vân: Thế Kỷ Của Những Vật Tế

22/03/202109:35:00(Xem: 2215)

NC_Cover_PreOrder.jpg

 

Thơ LƯU DIỆU VÂN

Tranh QUAN STEELE

VĂN HỌC PRESS xuất bản, 04/2021

 

Thiết kế bìa: Trần Thu Ngân

88 trang, ấn phí: US$15.00

 

Tìm mua trên BARNES & NOBLE

Online Bookstore: Books, NOOK ebooks, Music, Movies & Toys | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)

Keyword: the ky cua nhung vat te

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

The ky cua nhung vat te by Luu Dieu Van, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)

 

wOutm0wD.jpeg

Nhà thơ Lưu Diệu Vân

 

Qua chữ và qua tranh, Thế Kỷ Của Những Vật Tế vẽ ra một thế giới đang sưng phồng từ những phân tranh và tan rã bởi những hoài nghi, nơi con người tìm mọi cách để trốn chạy sự nhìn nhận, để rồi lúc đứng bên bờ vực hệ lụy, khi lối thoát duy nhất là nắm lấy tay nhau, họ sẽ làm gì?

 

Cô gái và tình nhân bên bờ địa ngục đỏ, những người chị, các bà mẹ, những người nữ đang sập bẫy, trên ban công, trên ghế nhung, trong chuồng máu, xuyên mẩu bánh mì, xuyên chiếc áo sơ mi đẫm mùi nội tiết tố, xuyên mũi tên Trọng Thủy, họ sẽ làm gì? 

 

Ngôn ngữ nhị phân của con mắt trí huệ có dẫn họ về nơi tử tế? 

 

Tất cả ẩn náu trong Thế Kỷ Của Những Vật Tế

 

@@@

 

Có lẽ nhiều người sẽ có chung một cảm nhận rằng sức hấp dẫn của thơ Lưu Diệu Vân nằm ở cách sử dụng hình tượng tài hoa, tinh tế. Thực chất, có thể nói nó đã lên đến mức điêu luyện (tour-de-force). Gần như ở bài thơ nào chúng ta cũng có thể thấy một sức hấp dẫn tạo nên bởi cách lựa chọn ngôn từ độc đáo, được xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ.

 

– Trịnh Y Thư, nhà thơ

 

Một ngôn ngữ vừa bùng nổ dữ dội vừa mê đắm, đan xen giữa sự thấu đáo của những cảm giác tương hợp với cái chính xác hài hước và sắc sảo để lật tẩy sự vật. Một “người đàn bà” tinh tường và luôn áp đảo để được nhu thuận, đau đớn, kiêu hãnh… theo cách của mình.

 

– Khánh Phương, nhà thơ

 

Vượt qua được các ràng buộc, đối kháng của lớp cha anh: chiến tranh-hòa bình, bắc-nam, nhược tiểu-đại cường... Lưu Diệu Vân mời người đọc, qua thơ, tìm đến với những suy nghĩ và quan niệm của cô, rất nữ tính nhưng luôn chủ động trong mọi tình huống.

 

– Cổ Ngư, nhà văn 

 

@@@

 

Thế Kỷ Của Những Vật Tế là tập thơ thứ hai bằng tiếng Việt của nhà thơ Lưu Diệu Vân, và cũng là tác phẩm thứ tư của cô được xuất bản. Tập thơ gồm nhiều bài thơ mới chưa xuất hiện nơi đâu, kèm theo nhiều tranh minh họa của Quan Steele, một họa sĩ từng được trao tặng nhiều giải thưởng.

***

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Dẫn Nhập: Gần đây, qua bao nhiêu biến cố dồn dập trong cuộc đời Trần Hoài Thư, đã đến lúc không thể không có một bài viết về người bạn văn, như một tấm thiệp mừng 50 năm ngày cưới – 50th Gold anniversary của đôi vợ chồng Nguyễn Ngọc Yến – Trần Hoài Thư, một “đám cưới nhà binh” của thế kỷ, với rất nhiều hạnh phúc cùng với nhiều khổ đau khi cả hai sắp bước vào tuổi 80.
Một hình bóng, suốt cả cuộc đời trôi nổi với hệ lụy khổ đau, một nhân tài không bao giờ có được mùa xuân nhưng với tâm hồn thanh thoát, ông không quan tâm mọi người nhìn ông với đầu tóc bù xù, áo quần tả tơi, kỳ quái trên đường phố… mà tự bản thân ông cho mình rong chơi trong cõi ta bà mộng mị với “Ngày Tháng Ngao Du”...
Thi sĩ Khet Thi chỉ mới 45 tuổi, dựa theo thông tin từ trang Facebook của ông. Vợ của Khet Thi nói rằng cả hai vợ chồng bị phỏng vấn hôm Thứ Bảy 8/5/2021 bởi cảnh sát và quân đội tại thị trấn Shwebo, trong khu vực Sagaing – trung tâm của cuộc kháng chiến chống lại cuộc đảo chánh quân sự mà trong đó lãnh tụ dân cử Aung San Suu Kyi bị bắt.Chaw Su, vợ của nhà thơ Khet Thi, nói trong tiếng khóc với BBC chương trình tiếng Miến Điện từ Monywa, rằng hai vợ chồng cùng bị thẩm vấn, “Họ nói chồng tôi ở trung tâm thẩm vấn. Nhưng anh không trở về, chỉ có xác của anh. Họ gọi tôi vào buối sáng và bảo tôi lên đón chồng tôi ở bệnh viện tại Monywa. Tôi nghĩ có thể là gãy tay hay gì đó… Nhưng khi tôi tới, anh nằm ở nhà xác, nội tạng bị lấy đi rồi.”Tổ chức có tên là Assistance Association for Political Prisoners nói rằnh nhà thơ Khet Thi chết ở bệnh viện sau khi bị tra tấn ở trung tâm thẩm vấn, và nói rằng số người dân bị giết từ khi đảo chánh xảy ra là 780 người.Khet Thi là nhà thơ thứ ba chết
Nội dung chủ yếu mà tác giả muốn nói rõ chính là bản chất cố tủy của Phật Giáo, đó là nhận rõ bản tâm (Original Mind) của mình, tức là Thấy Tánh. Thấy Tánh là thấy tâm nơi không một pháp nào dính vào, nhìn thấy tâm nơi chỗ rỗng rang tịch lặng, thấy sanh diệt huyễn hóa, thấy duyên khởi tánh không, thấy các pháp đều không hư, nhìn thấy tâm nơi khởi lên và biến diệt, nhìn thấy tâm vô tác, vô tướng... Thấy được tánh các pháp như thế, là giải thoát.
Ba mươi tháng tư của bốn mươi sáu năm trước đối với hàng triệu người Việt không chỉ đơn thuần là thời điểm xảy ra trên diễn trình của thời gian vận hành liên lỉ bất tận. Ba mươi tháng tư đối với hàng triệu người Việt là điểm tụ của ký ức khó phai. Đừng tưởng ký ức là cái gì đã qua thì dễ phai nhạt và không hiện thực. Khi ký ức với những vết hằn khổ lụy sâu hoắc của một quãng đời nào đó có cơ hội tái hiện thì nó còn thật hơn gấp triệu lần cái hiện tại mà con người đang sống,
Là vì không ai vào lúc ấy có thể trải được cái tâm trạng bất đắc chí, hụt hẫng, dở khóc dở cười của mình... một cách thấu đáo, ý nhị, hào hùng, cảm động mà lại lạc quan tếu kiểu như ông. Tửng tửng, tếu, tự biếm, mà thâm sâu làm sao. Đọc thơ ông, người ta vừa cười, vừa khóc.
Đêm yên tĩnh. Nhìn ra khung kiếng cửa sổ chỉ thấy một màu đen, đậm đặc. Cây cối, hàng dậu, lẳng hoa, bồn cỏ, ghế đá, và con đường ngoằn ngoèo trong công viên, có thể sẽ khó cho khách bộ hành nhận ra vị trí và thực chất của chúng. Cây bên đường có thể bị nhầm là kẻ trộm đối với cảnh sát, và sẽ là cảnh sát đối với kẻ trộm (1). Giây thừng hay con rắn. Con chim hay con quạ. Con sóc hay con mèo. Người hay quỉ. Mọi vật đều một màu đen.
Nhà văn người Mỹ chuyên viết truyện thiếu nhi Beverly Cleary đã qua đời hôm 25 tháng 3 năm 2021 tại thành phố Carmel thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 104 tuổi, theo nhà xuất bản của bà là HarperCollins thông báo qua tường thuật của Đài NPR hôm 26 tháng 3 năm 2021. Cleary là người tạo ra một số nhân vật có thật nhất trong văn chương của tuổi trẻ -- Henry Huggins, Ralph S. Mouse và Ramona Quimby nóng tính. Các thế hệ độc giả giày xéo sân chơi, học viết chữ thảo, chống lại bánh sandwich với cá ngừ và có những vết xướt và vết bầm tím vinh quang của tuổi trả cùng với Ramona. “Tôi nghĩ trẻ em muốn đọc về những đứa trẻ bình thường mỗi ngày. Đó là những gì tôi muốn đọc khi tôi lớn khôn,” theo Claary nói với Linda Wertheimer của Đài NPR vào năm 1999. “Tôi muốn đọc về loại những đứa con trai và con gái mà tôi biết trong xóm làng của tôi và trong trường học của tôi. Và trong thời thơ ấu của tôi, nhiều năm về trước, sách thiếu nhi dường như là viết về trẻ em Anh Quốc,
Hai nhà thơ bị bắn chết, và chín nhà thơ bị bắt giam, trong đợt bố ráp vào tháng 3/2021 khi quân đội Miến Điện đàn áp những người biểu tình đòi tái lập chính phủ dân sự. Bản tin ngày 10/3/2021 của Reuters cũng ghi rằng Hội Văn Bút Quốc Tế PEN International cho biết một nhà thơ từng sang nghiên cứu tại đại học University of Iowa đã bị bắt, trong cùng ngày nhiều nhà văn bị kêu án một tháng tù. Hai nhà thơ MYINT MYINT ZIN và K ZA WIN bị bắn chết. Họ chỉ có chữ khi họ đứng dậy lên án cuộc đảo chánh của quân đội Miến Điện nhằm lật đổ chính phủ dân cử của bà Aung San Suu Kyi ngày 1/2/2021. Bản thông báo của PEN đưa ra, ký tên nhà văn Salil Tripathi, chủ tịch Ủy Ban Nhà Văn Trong Tù (Writers in Prison Committee), viết: “Nhà thơ có chữ; chính phủ có súng. Các nhà thơ đã làm những gì họ có thể làm với công cụ họ có – viết, bày tỏ, nói. Chính phủ đã làm một thứ duy nhất họ biết với công cụ họ có. Nổ súng.” Hàng chục nhà văn và nhà thơ bị lực lượng an ninh nhắm bố ráp