Hôm nay,  

Con Bệnh

29/05/202000:00:00(Xem: 2571)
CON-BENH
Cậu chủ sốt vất váng nằm vật vạ ra đấy, đầu nhức như búa bổ, mình mẩy đau như dần, cổ họng khô rát, trong huyết quản dường như máu sôi lửa đốt… Thuốc đã uống mấy liều nhưng thuyên giảm chẳng bao nhiêu, hễ hết thuốc thì sốt trở laị, chườm nước đá, chà chanh làm đủ kiểu ngoại phương cũng không ăn thua gì. Mẹ cậu thúc giục:
 
 - Con đi bác sĩ xem sao, xét nghiệm thử có bệnh gì nghiêm trọng không? lẽ nào cảm sốt thông thường mà lâu thế?
 
 Cậu chủ dạ cho qua chuyện rồi uống thêm liều thuốc nữa nằm thiêm thiếp mơ màng

 Đám tiểu yêu ngông cuồng rông rỡ, chúng chạy rần rần khắp nơi, cắn xé hò hét inh ỏi. Bọn chúng hình thù quái dị, đứa thì gai góc tua tủa như con nhím biển, đứa thì vô số xúc tua trên thân như bạch tuộc, đứa thì tròn lẳn và trên thân đầy giác bám như núm cao su… Chúng chạy ngược xuôi loạn xạ, dường như chẳng có đầu lĩnh, chúng nó làm bất cứ gì chúng muốn, chỉ cần một đứa kêu thì cả bọn rần rần ùa theo. Ban đầu chúng từ bên ngoài, nhân lúc cậu chủ sơ ý thế là bọn chúng nhập vào và ra sức tung hoành. Một đứa trong bọn kêu:
 
 - Anh em ơi, chúng ta phải tấn công vào phổi hắn, làm cho hắn ta không thở được thì chúng ta mới hạ gục được!
 
 Cả bọn rùng rùng kéo vào phổi, các chiến binh bạch cầu bảo vệ cậu chủ núng thế, chúng tiêu diệt nháy mắt. Nhập vào phổi rồi chúng rúc rỉa, đục khoét lá phổi, mỗi nhát cắn của chúng là những cơn ho rũ rượi của cậu chủ. Bọn chúng rúc rỉa cuồng điên, bất ngờ chúng gặp một binh đoàn kháng thể từ ngoài đưa vào, những kháng thể từ liều thuốc của cậu chủ uống. Bọn chúng khựng laị một tí nhưng rồi ỷ mạnh và đông, chúng tràn lên nhưng những kháng thể quá mạnh,  một số bỏ mạng, một số núng thế, bọn chúng rút lui trốn thật sâu trong ngóc ngách phổi và các phần tạng khác. Binh đoàn kháng thể tiêu diệt bọn virus kia đã giúp cậu chủ dứt cơn ho, sốt hạ xuống, giấc ngủ êm hơn những ngày qua. Tiếc là thời hạn các kháng thể yếu dần. Bọn tiểu yêu lập tức tái nhóm, chúng sinh sôi thật nhanh, cho ra những biến thể mới kháng laị các kháng thể thuốc. Những phiên bản virus mới còn ghê gớm hơn loại đời đầu, chúng lập tức lan toả khắp thân thể. Một đứa trong bọn kêu gào:
 
 - Anh em ơi, chúng ta phải xâm nhập vào tim và não hắn, đấy là hai cơ quan nội tạng quan trọng. Từ tim sẽ khống chế toàn bộ cơ thể, từ não làm hắn ta tê liệt!
 
 Cả bọn nhảy cẩng lên:
 
 - Đúng thế! phải tấn công tim và não hắn ta!
 
 Đám tiểu yêu virus nhảy nhót nhe nanh muá vuốt, chúng khạc nhổ phóng uế bừa bãi vừa cắn xé những tế bào bên cạnh chúng. Chúng chia hai hướng tiến vào tim và não cậu chủ. Cậu chủ lên cơn sốt trở laị, nằm mê man hầu như không nhận biết được chung quanh. Mẹ cậu chủ gọi cấp cứu đưa vào nhà thương. Bác sĩ lập tức truyền dịch, cho thở bằng máy trợ hô hấp, chích thuốc hạ sốt và lấy máu, mô đi xét nghiệm lập tức. Bác sĩ điều trị lẩm bẩm:
 
 - Thật lạ quá, loaị virus này chưa từng thấy bao giờ, không biết y văn có ghi nhận chưa? Tôi đã điều trị hàng trăm ca viêm phổi nhưng chưa hề thấy trường hợp naò như trường hợp này. Phổi cậu ta bị virus phá huỷ, tim, não cũng suy. Chẳng có thứ thuốc nào trị được lũ virus này, chúng laị sản sinh và phát tán cực nhanh.
 
 Vị bác sĩ ấy lập tức báo cáo với trưởng khoa, viện chủ và các đồng nghiệp. Nào ngờ vị bác sĩ ấy bị các giới chức an ninh kêu lên cảnh cáo và đe nẹt:
 
 - Cậu phải lập tức bỏ ngay cái ý nghĩ của cậu, chẳng có virus lạ nào cả, đó cũng chỉ là viêm phổi thông thường mà thôi. Cậu mà còn nói nữa thì cậu sẽ biết chuyện gì xảy ra chứ? cậu thiếu lập trường quan điểm laị có tư tưởng hữu khuynh, cậu đang bôi xấu chính quyền. Cậu làm lợi cho thế lực thù địch, bọn chúng sẽ dùng báo cáo của cậu để phá hoại chính sách của nhà nước ta. Từ hôm nay cậu không được đưa tin cho bất cứ ai!
 
 Kiểm điểm và đe nẹt xong, họ cho người lập tức hủy hết các báo cáo và những bằng chứng về loại virus lạ ấy. Các bác sĩ khác không còn ai dám nói gì, có người cũng không hề hay biết là virus lạ và có cuộc phê bình vị bác sĩ kia. Nhà cầm quyền lập tức cử một nữ tướng đến thành phố và hạ lệnh cho bệnh viện:
 
 - Những bệnh nhân có dấu hiệu giống cậu chủ đều phải ghi là viêm phổi thông thường.
 Ngày thứ mười thì bọn tiểu yêu virus hoàn toàn làm chủ, hai lá phổi cậu chủ hư hỏng hoàn toàn, cậu chủ thở bằng máy trợ thở và không còn cơ hội phục hồi. Đám tiểu yêu virus giờ thì mạnh đến độ không còn khống chế được nữa. Bạch cầu và các kháng thể như những con dê đối đầu cọp đói.
 
 Cậu chủ qua đời, mẹ cậu chủ và bạn bè giao tiếp với cậu cũng đổ bệnh và những dấu hiệu cũng y như cậu ta, những người lạ vô tình tiếp xúc với mẹ cậu ta, bạn cậu ta cũng dính bệnh như cậu. Vài tuần sau thì số người bị bệnh giống cậu không còn đếm nổi, bệnh viện không còn chỗ, người bệnh và người chết la liệt, các lò thiêu hoạt động hết công sức, cả ngày lẫn đêm. Vị bác sĩ điều trị cho cậu ta cũng lây bệnh và ra đi theo cậu ta, một cái chết lặng im trong muôn ngàn cái chết. Có những người biết chuyện, muốn vinh danh vị bác sĩ nọ, vì đã có công phát hiện và cảnh báo về loài virus nguy hiểm này, tiếc thay ý định tốt đẹp vừa khởi lên thì bị dập ngay. Một khẩu lệnh ban xuống:
 
 - Cấm ngặt việc tưởng niệm, ông bác sĩ ấy cũng như mọi bác sĩ khác, chẳng có virus lạ nào cả. Kẻ nào lợi dụng vụ việc để bôi xấu nhà cầm quyền sẽ bị trừng phạt!
 
 Khẩu lệnh ban ra cùng với khẩu hiệu được vẽ khắp nơi:” Mở miệng đập gãy răng, ra đường đập gãy chân”, “ Mỗi con bệnh ở thành phố này là một quả bom nổ chậm”, “ Chống dịch như chống giặc”…
 
 Bấy giờ đám tiểu yêu virus đó được người ta ban cho nó những cái tên thật kêu: Coronavirus, Covid-19… Đám tiểu yêu virus ấy trở thành đám kiêu binh loạn tướng. Chúng theo chân người du lịch, di dân, bọn khách về quê rồi quay trở laị….mang virus khắp bốn phương. Ở vùng đất mới, bọn ngoại kiều về quê khi trở laị mang chúng theo và bọn chúng lập tức hoành hành, chẳng mấy chốc ở đấy trở thành ổ dịch lớn nhất thiên hạ, sau khi chúng hoành hành ở Wuhan, Lombardy, Roma, Tehran, Paris, New York… Bọn chúng che giấu quốc tịch và nguồn gốc của chúng. Thế giới hoàn toàn mù mờ về chúng, vì thế mà chẳng có cách nào điều trị cho hiệu quả, chẳng có thứ thuốc nào ngăn ngừa và cũng chẳng có dữ liệu nào để chế thuốc diệt chúng. Bản thân bọn chúng biết chúng từ đâu nhưng chúng ngậm miệng ăn tiền, tuyệt nhiên chẳng hé lộ chi cả. Người của chúng laị tung ra nhiều tin giả, những thuyết âm mưu nhằm che đậy sự thật nhằm tránh sự lên án của thiên hạ, đồng thời để trục lợi từ cơn dịch.
 
 Có người phẫn nộ thì chúng úp mở:
 
 - Bọn tớ từ món soup dơi!
 
 Người ta hặc lại:
 
 - Dơi cũng được nhiều nơi ăn, sao Virus chỉ có ở Wuhan?
 
 Chúng cười cười:
 
 - Chúng tớ từ động vật hoang dã, từ chợ hải sản.
 
 Thiên hạ nổi đoá:
 
 - Động vật hoang và chợ hải sản có khắp nơi, cớ sao chỉ ở Wuhan mới có virus này?
 
 Bây giờ chúng cười gằn:
 
 - Chúng tớ từ thuyết âm mưu, từ phòng sinh hoá Wu Han, từ âm mưu tàn độc của Tập đaị ca…nhưng các người chẳng làm được gì chúng tớ đâu!
 
 Bọn virus hoành hành khắp thế gian như chốn không người, chúng đặc biệt thích những thành đô lớn và những trung tâm dưỡng lão…Có một điều khá lạ lùng trong cơn đaị dịch này làm thiên hạ phải nghĩ laị, phải tính tới. Có quốc độ nọ nằm sát ổ dịch Wu Han nhưng bọn virus không hề tấn công nổi, mặc dù xứ ấy mở toang cửa đón người từ xứ dịch đến chơi hoặc làm gì đấy thì cũng chẳng ai biết. Xứ ấy có vài trăm mống bệnh nhưng đều là người từ ngoài vào hoặc là kẻ đi ra ngoài mang bệnh mà về, không hề có người bị bệnh từ địa phương và cũng không có lây lan trong cộnng đồng. Có nhiều lý giải nhưng chẳng có lời nào đủ sức thuyết phục, tỷ như: Người xứ ấy có nhiều phước nên không dính dịch, người xứ ấy có kháng thể miễn dịch trong người, cũng có kẻ tung thuyết âm mưu: “Người xứ ấy ăn ở dơ dáy đã lâu nên loài virus Corona kia cũng không nhằm nhò gì.”
 
 Cơn dịch ngày càng nặng nề,mọi người phải ẩn trốn trong nhà, mọi việc đình trệ và ngừng hết. Các nhà khoa học ngày đêm chạy đua chế thuốc nhưng chẳng có bất cứ dấu hiệu tốt đẹp nào. Thiên hạ bất ngờ khi nghe tin tông tông xứ tân thế giới bảo người ta:
 
 - Hãy dùng thuốc sốt rét để trị bọn Coronavirus kia.
 
 Thiên hạ nửa tin nửa ngờ, bọn virus thì cười nắc nẻ:
 
 - Cứ xài thuốc sốt rét thoải mái nhé người anh em!
 
 Người bệnh vẫn tăng, người chết vẫn cứ chết. Virus càng cười thì người chết càng nhiều, bất thần tông tông xứ tân thế giới laị khuyên:
 
 - Uống Lysol, hoặc đưa chất tẩy trùng vaò cơ thể để diệt virus.
 
 Lần này thì bọn virus covid-19 cười sặc sụa luôn, loài người vẫn hoang man lo sợ, các nhà khoa học loay hoay lo chế thuốc, các nhà chính trị ngày đêm chế thêm thuyết âm mưu mới, nhà sản xuất giấy, xà bông, khẩu trang, thuốc sát trùng thì hốt bạc lời to…riêng quê hương của loài tiểu yêu virus ấy thì vẫn hung hăng với chiến dịch” ngoại giao chiến lang” ra sức đổ thừa người này người kia, mạ lị chửi bới không chừa một ai, vừa lợi dụng thiên hạ ra sức chống dịch thì quậy biển đông, âm mưu độc chiếm để độc bá xưng hùng. Thế giới vẫn loay hoay chống dịch và cũng chẳng biết xử lý thế nào với lũ chiến lang kia.
 
Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 5/2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bây giờ, mỗi lần đi coi hát, nhìn thấy những diễn viên thủ những vai phụ, tôi lại chợt nhớ đến Liêm. Tôi nhìn lên những diễn viên đó (những diễn viên mà suốt một vở tuồng chỉ xuất hiện vào khoảng độ mười phút trở lại) lòng se sắt một nỗi buồn. Hình ảnh của họ là hình ảnh của Liêm mười năm về trước. Cũng những vai trò tầm thường ấy, cũng những câu nói ngắn ngủi ấy, có khi là một vai lính hầu suốt buổi hát chỉ chờ để “Dạ” một tiếng thật lớn, có khi là một vai tướng cướp, một tên côn đồ hung dữ mà vở tuồng chưa qua khỏi màn đầu đã bị giết chết. Tôi nhìn họ, nghĩ đến những chiếc tàu nằm ở những ga hẻo lánh, suốt đời chỉ giữ có mỗi một nhiệm vụ là đẩy giúp những con tàu chính lên khỏi một đoạn đèo dốc. Ngày xưa, đã có lần tôi ví Liêm là chiếc đầu tàu xe lửa đó.Liêm với tôi quen nhau hết sức tình cờ. Ngày ấy tôi đi theo một đoàn hát cải lương lưu diễn quanh năm tại các tỉnh miền Bắc. Tôi giữ vai trò cũng không lấy gì làm quan trọng lắm trong đoàn hát này. Suốt ngày, tôi chỉ có một nhiệm vụ
Một buổi sáng nọ giữa tháng ba như mọi ngày người đàn ông gốc Việt cư ngụ nơi một thành phố miền Nam California ra khỏi nhà để đi bộ. Ông nhìn thấy một thế giới khác. Con đường không một bóng người qua lại. Xe cộ chỉ vài ba chiếc vụt qua rồi để lại một khoảng không trống rỗng. Thường ngày vào lúc đó con đường này đầy xe cộ và người đi bộ đưa trẻ em đến trường đi học. Hôm đó, ngay sau ngày, 19 tháng 3 năm 2020, Thống Đốc California ra lệnh người dân ở trong nhà và đóng cửa tất cả cơ sở kinh doanh không quan trọng, con đường này vắng hoe, im lặng, trống trải dị thường! Rồi những ngày sau đó, nhiều thành phố, nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ tuyên bố đóng cửa các cơ sở kinh doanh không quan trọng và những ai không có việc cần đi thì ở trong nhà. Nhiều nước trên thế giới cũng thực hiện cùng những biện pháp để chận đứng đà lây lan nhanh chóng không thể tả của đại dịch COVID-19, vốn phát xuất từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ tháng 11 năm 2019. Cả thế giới chìm sâu vào kho
Chết tuy xa mà gần. Xa, vì chúng ta nghĩ rằng nó chỉ đến sau nầy mà thôi; gần vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chết là điều cầm chắc, nhưng lúc nào là điều không ai có thể tiên liệu trước được. Khi giờ ra đi đã đến rồi thì không một lời lẽ nào có thể thuyết phục bắt nó phải chờ được, không một quyền lực nào đẩy lùi được nó, không có tiền của nào mua chuộc được, cũng như không có một sắc đẹp nào có thể rù quến nó được hết.
Bước vào năm con chuột, tìm đề tài liên quan đến con giáp nầy trong văn chương cho Giai Phẩm Xuân Canh Tý 2020 báo Saigon Nhỏ, mỗi năm tìm đề tài con giáp thích ứng cho giai phẩm hơi khó vì cứ 12 năm lại xoay vần, có nhiều bài viết trong quá khứ nên khó nhất là tránh sự trùng hợp.
Đại dịch COVID-19 phát xuất từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ cuối năm 2019 đang hoành hành khắp thế giới gây khủng hoảng và lo sợ cho toàn thể nhân loại, với số lượng người bị lây và thiệt mạng vì vi khuẩn corona mỗi ngày mỗi gia tăng. Nhưng trong lịch sử của loài người đây không phải là cơn đại dịch đầu tiên mà đã nhiều lần xảy ra. Đặc biệt dấu vết và ấn tượng của những trận đại dịch kinh hoàng này vẫn còn nằm trong những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới từ thi hào Hy Lạp Homer thời cổ đại cho đến nhà văn Stephen King thời hiện đại. Trong nền văn học Tây Phương, từ sử thi Iliad của thi hào Homer trong thời cổ đại Hy Lạp và tuyển tập truyện Decameron của văn hào người Ý Giovanni Boccaccio trong thế kỷ 14 đến cuốn tiểu thuyết The Stand được xuất bản năm 1978 của nhà văn người Mỹ Stephen King và tiểu thuyết khoa học giả tưởng Severance được xuất bản năm 2018 của nữ văn sĩ người Mỹ gốc Tàu Ling Ma, tất cả đều có nói đến các trận đại dịch toàn cầu,
Chiếc áo đầu tiên quý giá nhất trong gia đình tôi là một chiếc “áo Vua ban.” Hồi ấy, ba tôi làm nghề cạo giấy và mẹ tôi buôn bán theo lối tài tử. Bà làm nghề mách mối mua bán đồ cổ. Ngoài ra, bà còn vác máy ảnh đi chụp cho các bà Hoàng, bà Chúa, bà Phi, bà Tần trong cung cấm. Nghề mách mối đồ cổ là một nghề rất nhàn. Bà chỉ việc diện bảnh, rẽ đường ngôi cho thẳng, bôi dầu dừa bóng loáng và thơm nức lên; chiếc quần cũng được là thẳng và xếp thành nếp, gọi là “xếp con”, năm con, bảy con gì đấy cho ra vẻ quý phái. Ăn mặc tề chỉnh như thế, bà chỉ việc đến nhà các mệnh phụ, công nương, ngồi lê đôi mách một vài buổi. Thế là “mệ” nào muốn bán cái gì, cụ nào muốn mua cái gì, mẹ tôi biết rõ cả. Bà chỉ việc vắt vẻo ngồi lên chiếc xe tay nhà, chạy đi chạy lại một vài lần, là kẻ mua người bán đều vui vẻ. Nghề chụp ảnh mấy chục năm về trước còn là một nghề rất mới mẻ, nhất là đối với các mệ, các bà Phi, Tần không thể ra ngoài phố tự do như người thường. Mẹ tôi: được các bà hoan nghênh vô cùng.
Giống như biến cố sụp đổ Bức Tường Bá Linh hay sự sụp đổ của công ty tài chánh toàn cầu Lehman Brothers, đại dịch vi khuẩn corona là sự kiện làm tan nát thế giới mà các hậu quả lâu dài của nó chúng ta chỉ có thể bắt đầu hình dung hôm nay, theo bài bình luận của nhiều nhân vật được đăng trên trang mạng www.foreignpolicy.com vào ngày 20 tháng 3 năm 2020 cho thấy. Điều rất chắc chắn rằng là cơn đại dịch này ngoài việc làm đổ vỡ cuộc sống, làm gián đoạn các thị trường và phô lộ ra năng lực của các chính phủ, nó còn dẫn tới nhiều thay đổi vĩnh viễn trong quyền lực chính trị và kinh tế theo những cách sẽ hiển nhiên về sau này. Sau đây là một số nhận định và tiên đoán từ những nhà chiến lược hàng đầu trên thế giới đối với trật tự toàn cầu sau đại dịch corona. Một thế giới ít cởi mở, ít thịnh vượng và ít tự do hơn. Theo Stephen M. Walt, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại Học Harvard, cho rằng đại dịch corona sẽ củng cố chủ nghiã quốc gia và chủ nghĩa dân tộc.
Cách đây hai hôm (Chủ Nhật 28/9/2020), trang mạng Diễn Đàn Thế Kỷ có đăng hai bài viết đặc biệt liên quan đến Đại Dịch, bài Nguyễn Du – Homère và Bệnh Dịch của Phạm Trọng Chánh, và Đại Dịch COVID – 19 của Trịnh Y Thư. Trong bài của Phạm Trọng Chánh, phần sau có nhắc đến trận dịch tể xẩy ra từ thời cổ đại qua sử thi của thi hào Homère trong trường ca Iliad. Cả 1100 chiến thuyền và 100,000 quân sĩ vây quanh thành Troie bị thiệt mạng vì trận dịch kinh hồn. Phần trước chỉ ngắn ngủi mấy câu lại gây xúc động nơi tôi hơn khi nói đến trận dịch gây nên cái chết của thi hào Nguyễn Du của chúng ta.
Sáng tạo nghệ thuật trong suốt tập thơ dầy 338 trang gồm 123 bài, Trần Yên Hòa đã hình dung được hình tượng, phác họa ra chữ nghĩa vọng âm như một tiếng thở dài. Bài thơ Khúc Tôi mở đầu trang thơ cho tới bài Tạ ở cuối tập, đã là một tiếng thở dài.
Nhà văn Ngô Thế Vinh sinh năm 1941 tại Thanh Hoá, nguyên quán Hà Nội. Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1968, từng là tổng thư ký rồi chủ bút báo sinh viên “Tình Thương” của trường Y khoa Sài Gòn từ 1964 tới 1967. Khi gia nhập quân đội VNCH, ban đầu Ngô Thế Vinh làm bác sĩ quân y của Liên đoàn 81 Biệt cách Dù. Sau đó ông đi tu nghiệp ngành Y khoa Phục hồi tại Hoa Kỳ, về nước ông làm việc tại Trường Quân Y Sài Gòn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.