Hôm nay,  

Nguyên Đán Quê Người

11/02/202111:13:00(Xem: 2660)
Pic 1 Chua vn Los Angeles
Chùa Việt Nam ở Los Angeles
Pic 2 Báo Xuân Bính Thìn năm 1976
Báo Xuân Bính Thìn năm 1976
Pic 3 Chợ Tết tại Mc Garvin 1995
Quảng cáo Chợ Tết tại Trung Học Mc Garvin, Garden Grove
Pic 4 Diễn Hành tet 2001
Diễn hành Tết 2001 tại Little SaiGon.
Pic 5 Doan_TNVN_DienHanh_2004_VoThuat_01
Đoàn Thanh Niên Việt Nam diễn hành năm 2004 tại Little SaiGon.
Pic 6 Chợ tet 2007
Chợ Tết Sinh Viên năm 2007
Pic 7 Diễn hành Tết Phuoc_Loc_Tho_Tet_2008
Diễn hành Tết 2008 trước Phước Lộc Thọ
Pic 8 Tet_Festival_Little_Saigon 2009
Chợ Tết Sinh Viên 2009 tại Little Saigon
PIc 9-tet-fest 2009 in south elmonte
Chợ Tết 2009 tại South El Monte, Los Angeles
Pic 10 cho-tet-sinh-vien 2020
Chợ Tết Sinh Viên năm 2020



Thấm thoát đã 45 mùa xuân lướt qua đời mình, từ ngày tôi bắt đầu chập chững những bước tị nạn trên xứ người. Ký ức mùa xuân của tôi như dòng sông chảy ngược về nguồn, lúc vun vút, khi chậm rãi luân lưu giữa chập chùng biển hồ dĩ vãng. Theo chân gia đình ra khỏi trại Pendleton thuộc Quận San Diego, tiểu bang California, tôi về định cư ở thành phố của Những Thiên Thần (Los Angeles)vào những ngày tháng cuối năm 1975. Mùa xuân Bính Thìn 1976 đầu tiên trên miền đất hứa Hoa Kỳ, bố tôi dẫn gia đình đến thăm ngôi chùa Việt Nam toạ lạc ở đường Berendo của thành phố này. Mẹ tôi là người hái những chiếc lá lộc non đầu năm để cầu nguyện cho gia đình và cuộc sống tương lai không biết sẽ ra sao trên vùng đất mới. Ngày ấy tôi chưa đủ trưởng thành để xao xác với niềm nhớ quê hay trằn trọc với những hoài vọng luyến thương canh cánh như bố mẹ tôi. Tôi chỉ biết dõi theo những khuôn mặt ưu tư trĩu nặng của khách dâng hương đang thành kính khấn vái trên chiếc chiếu cói trải trước Phật Đường. Từ đó Chùa Việt Nam biến thành nơi người Việt đến viếng rất đông vào các ngày Lễ, Tết để hái lộc, dâng hương và tìm lại các phong tục truyền thống trong những năm đầu tị nạn ở Cali. 

Vị sáng tổ đưa Phật giáo Việt Nam vào Hoa Kỳ và thành lập ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại đây năm 1975, là Cố Hòa thượng Thích Thiên Ân. Đặc biệt, mặt sau cổng tam quan chùa có khắc hai câu thơ nổi tiếng của cố Hòa thượng Thích Mãn Giác: "Mái chùa che chở hồn dân tộc - Nếp sống muôn đời của tổ tông." Ngoài hai câu thơ trên Thầy Mãn Giác còn có đạo hiệu là Huyền Không. Thầy đã mất và để lại những tập thơ, sách, trước tác, phiên dịch có giá trị. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác có nhắc đến ngôi chùa và thầy Huyền Không cùng 4 câu thơ có nhan đề "Trẻ Thơ" của thầy như thế này,

Chùa xưa mái ngói cũ

Trèo lên nắm cây sào

Đêm khuya rồi không ngủ

Kéo rụng bao nhiêu sao?


Chỉ 4 câu thơ mà Nguyễn Mộng Giác đã tưởng tượng ra được nhà thơ Huyền Không ngày còn bé là 1 chú tiểu rắn mắt thơ mộng, đêm khuya thao thức không ngủ, trèo lên mái ngói nhà chùa, dùng sào để kéo rụng bao nhiêu là sao. 


Những năm đầu tị nạn phải gọi là những năm hoài hương vì suốt năm ai cũng phải mưu sinh nên nỗi nhớ quê bị quên lãng, nhưng cứ Tết đến, căn bệnh luyến quê lại bùng lên như lửa dữ, không sao dập tắt được. Tạp chí, sách, báo, đài truyền thanh hay thơ văn toàn là những bài viết hay nhớ về Tết quê nhà những năm trước 75 là chính yếu. Nhất là những nơi có khí hậu lạnh, trời u ám và mưa tuyết giăng giăng, người Việt càng nhớ cảnh ấm áp, vui tươi và nhộn nhịp của Tết xuân. Rồi người Việt bắt đầu tổ chức Tết ở mỗi địa phương của mình cho tiện việc di chuyển. Ngày đó chúng ta chưa có các cộng đồng Việt lớn, chợ Tết thường được tổ chức ở các khuôn viên đại học cộng đồng là nơi có nhiều người Việt ngụ cư hoặc các địa điểm tôn giáo nơi có các tín đồ hay phật tử lui tới thường xuyên. Chiếc áo dài xuất hiện ở các sân chùa, nhà thờ và chợ Tết đã làm sống lại hình ảnh quê hương trong lòng người Việt tha hương. Thế là năm 1977, các sinh viên Đại Học Long Beach đã tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài đầu tiên. Từ đó, nụ cười của các cô hoa hậu xinh tươi, rực rỡ xuất hiện trong các ngày đầu xuân ở các khu chợ Tết là hình ảnh không thể quên trong ký ức của khách du xuân trên chân trời mới. 

Một số người Việt gốc Hoa qua Mỹ tị nạn sau năm 1979 đã dần dần về ngụ cư gần hay ngay trong phố Tầu China Town của Los Angeles. Sau họ dọn về khu Alhambra, Monterey Park, Rosemead hay Elmonte, kéo theo một số người Việt bỏ Los Angeles về những vùng này cùng chung sống. Vì lý do thuận tiện, số người này gia nhập cộng đồng người Hoa ăn Tết và tham dự các cuộc diễn hành Tết được tổ chức tại China Town, Los Angeles. 

 

Riêng ở Quận Cam, từ năm 1977 đến năm 1979, Người Việt đã mừng Tết ở các cơ sở thương mại trên đường Bolsa (Westminster), như nhà sách Tú Quỳnh, nhà hàng Thành Mỹ, văn phòng bảo hiểm Luật Sư Phước, văn phòng khai thuế Lưu Hồng Sơn, đoàn quán Hướng Đạo Bạch Đằng, Danh Pharmacy, chợ Hòa Bình, chợ Ái Hoa hay tòa soạn báo Saigon của Du Miên ..v..v... Đầu năm 1981, tờ Orange County Register đã dành nhiều trang đăng các sinh hoạt mừng Tết Nguyên Đán của người Việt do nữ ký giả Rosa Kwong viết trong số báo ra ngày 1 tháng 2, 1981. Báo này đăng thêm tấm bản đồ và dịch chữ Phố Saigon của ký giả Du Miên thành chữ “Little bit of Saigon.” Một số đài truyền hình Hoa Kỳ cũng tường thuật những sinh hoạt vui nhộn như múa Lân, đốt pháo của người Việt mừng Xuân, và danh xưng “Little Saigon” bắt đầu xuất hiện từ đây. Sau này vì người Việt kéo về Quận Cam ngày càng đông, năm 1988, khu vực thương mại 72 được gọi là "Little Saigon" được chính thức công nhận. Năm 1987, thương xá Phước Lộc Thọ khai trương và nay trở thành địa điểm mốc của khu Little Saigon. 

Trong những thập niên 1990, 2000, các trường trung học quanh đấy như Mc Garvin(vào năm 1995) hay Bolsa Grande High School tại Garden Grove là nơi tổ chức Hội Tết Việt Nam hàng năm do Tổng hội sinh viên Việt Nam Nam Cali UVSA tổ chức và thu hút hàng trăm ngàn người tham dự. Song song với chợ Tết có những cuộc diễn hành với nhiều hội đoàn, đoàn thể, nhiều xe hoa được diễn ra trên đại lộ Bolsa, được đài truyền hình, Radio, và báo chí truyền thông tường thuật. Trong những năm gần đây Chợ Tết và Quận Cam được tổ chức một vài nơi chứ không phải một nơi nữa. Điều thú vị là nhiều người Việt từ khắp nơi trên thế giới và cả người trong nước đổ về Little Saigon để đón xuân vì không khí Tết ở đây ấm cúng, nhộn nhịp và tưng bừng. Đặc biệt là các khu vực tổ chức Tết xin được phép cho đốt pháo vang lừng trong những ngày Tết. Ai đến đây cũng thấy rõ ràng không khí Tết bừng bừng ở chợ Hoa, hàng quán, phố phường, chợ đêm, chùa chiền, nhà thờ, các cơ sở thương mại..v..v... Chỉ cần đêm Giao Thừa vào chùa lễ Phật, hái lộc, xem văn nghệ và nghe đốt pháo tưng bừng lòng người tha hương đã ấm lại muôn phần. Sáng mồng một xếp hàng dọc theo hai dãy phố đường Bolsa từ Bushard tới Magnolia mà Phước Lộc Thọ là mốc chính, người ta có thể xem một cuộc diễn hành đầu năm rất ngoạn mục. Sau đó cả gia đình kéo nhau đi chợ Tết ở Costa Mesa, Trung Học Bolsa Grande, hay Mile Square Park để tận hưởng những giờ phút sôi động quên đi một năm kéo cày mệt nhọc. Mồng hai là ngày các cửa tiệm thay phiên nhau đốt những tràng pháo dài thậm thượt để nguyện cầu cho sự may mắn làm ăn phát đạt, và bình an. Các ông bà, cha mẹ cùng nhau đi chúc Tết bạn bè hay tổ chức họp mặt gia đình hoặc hội đoàn. Dịp Tết cũng là dịp người Việt hải ngoại được mặc và khoe áo dài đẹp. Những năm sau này áo dài may sẵn cho phụ nữ và đặc biệt là phái nam nhìn vừa sang vừa hợp thời trang. Các mẫu mã, hoạ tiết, thiết kế, đủ màu sắc được bán với giá rẻ vì sản xuất hàng loạt khiến ai nhìn vào cũng thích thú. Vào chùa, đến nhà thờ, ra phố, đi chợ Xuân ở Cali, các tà áo dài phất phới như những cánh bướm muôn màu, đẹp vô cùng. Không khí đó, tâm thức vui tươi hạnh phúc ấy, người Việt nào không thấy ấm lòng mà chẳng thốt lên "Đón xuân ở Little Saigon vui quá". Sự an ủi lớn nhất của cộng đồng người Việt tha hương là các em trẻ nhiệt tình, thích thú cũng như tích cực tham gia đóng góp vào các sinh hoạt Diễn Hành hay Chợ Tết Sinh Viên hằng năm. Năm nào cũng đông kinh khủng. Nhìn các em tíu tít chụp hình, xếp hàng dài để ăn uống các món ăn Việt Nam, chơi các trò chơi sống động ở Hội Chợ, ai mà không vui, không hạnh phúc tràn trề. Mừng cho cộng đồng người Việt chúng ta có những nơi đón Tết tha hương thật lý tưởng. 


Trịnh Thanh Thủy



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một buổi sáng nọ giữa tháng ba như mọi ngày người đàn ông gốc Việt cư ngụ nơi một thành phố miền Nam California ra khỏi nhà để đi bộ. Ông nhìn thấy một thế giới khác. Con đường không một bóng người qua lại. Xe cộ chỉ vài ba chiếc vụt qua rồi để lại một khoảng không trống rỗng. Thường ngày vào lúc đó con đường này đầy xe cộ và người đi bộ đưa trẻ em đến trường đi học. Hôm đó, ngay sau ngày, 19 tháng 3 năm 2020, Thống Đốc California ra lệnh người dân ở trong nhà và đóng cửa tất cả cơ sở kinh doanh không quan trọng, con đường này vắng hoe, im lặng, trống trải dị thường! Rồi những ngày sau đó, nhiều thành phố, nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ tuyên bố đóng cửa các cơ sở kinh doanh không quan trọng và những ai không có việc cần đi thì ở trong nhà. Nhiều nước trên thế giới cũng thực hiện cùng những biện pháp để chận đứng đà lây lan nhanh chóng không thể tả của đại dịch COVID-19, vốn phát xuất từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ tháng 11 năm 2019. Cả thế giới chìm sâu vào kho
Chết tuy xa mà gần. Xa, vì chúng ta nghĩ rằng nó chỉ đến sau nầy mà thôi; gần vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chết là điều cầm chắc, nhưng lúc nào là điều không ai có thể tiên liệu trước được. Khi giờ ra đi đã đến rồi thì không một lời lẽ nào có thể thuyết phục bắt nó phải chờ được, không một quyền lực nào đẩy lùi được nó, không có tiền của nào mua chuộc được, cũng như không có một sắc đẹp nào có thể rù quến nó được hết.
Bước vào năm con chuột, tìm đề tài liên quan đến con giáp nầy trong văn chương cho Giai Phẩm Xuân Canh Tý 2020 báo Saigon Nhỏ, mỗi năm tìm đề tài con giáp thích ứng cho giai phẩm hơi khó vì cứ 12 năm lại xoay vần, có nhiều bài viết trong quá khứ nên khó nhất là tránh sự trùng hợp.
Đại dịch COVID-19 phát xuất từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ cuối năm 2019 đang hoành hành khắp thế giới gây khủng hoảng và lo sợ cho toàn thể nhân loại, với số lượng người bị lây và thiệt mạng vì vi khuẩn corona mỗi ngày mỗi gia tăng. Nhưng trong lịch sử của loài người đây không phải là cơn đại dịch đầu tiên mà đã nhiều lần xảy ra. Đặc biệt dấu vết và ấn tượng của những trận đại dịch kinh hoàng này vẫn còn nằm trong những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới từ thi hào Hy Lạp Homer thời cổ đại cho đến nhà văn Stephen King thời hiện đại. Trong nền văn học Tây Phương, từ sử thi Iliad của thi hào Homer trong thời cổ đại Hy Lạp và tuyển tập truyện Decameron của văn hào người Ý Giovanni Boccaccio trong thế kỷ 14 đến cuốn tiểu thuyết The Stand được xuất bản năm 1978 của nhà văn người Mỹ Stephen King và tiểu thuyết khoa học giả tưởng Severance được xuất bản năm 2018 của nữ văn sĩ người Mỹ gốc Tàu Ling Ma, tất cả đều có nói đến các trận đại dịch toàn cầu,
Chiếc áo đầu tiên quý giá nhất trong gia đình tôi là một chiếc “áo Vua ban.” Hồi ấy, ba tôi làm nghề cạo giấy và mẹ tôi buôn bán theo lối tài tử. Bà làm nghề mách mối mua bán đồ cổ. Ngoài ra, bà còn vác máy ảnh đi chụp cho các bà Hoàng, bà Chúa, bà Phi, bà Tần trong cung cấm. Nghề mách mối đồ cổ là một nghề rất nhàn. Bà chỉ việc diện bảnh, rẽ đường ngôi cho thẳng, bôi dầu dừa bóng loáng và thơm nức lên; chiếc quần cũng được là thẳng và xếp thành nếp, gọi là “xếp con”, năm con, bảy con gì đấy cho ra vẻ quý phái. Ăn mặc tề chỉnh như thế, bà chỉ việc đến nhà các mệnh phụ, công nương, ngồi lê đôi mách một vài buổi. Thế là “mệ” nào muốn bán cái gì, cụ nào muốn mua cái gì, mẹ tôi biết rõ cả. Bà chỉ việc vắt vẻo ngồi lên chiếc xe tay nhà, chạy đi chạy lại một vài lần, là kẻ mua người bán đều vui vẻ. Nghề chụp ảnh mấy chục năm về trước còn là một nghề rất mới mẻ, nhất là đối với các mệ, các bà Phi, Tần không thể ra ngoài phố tự do như người thường. Mẹ tôi: được các bà hoan nghênh vô cùng.
Giống như biến cố sụp đổ Bức Tường Bá Linh hay sự sụp đổ của công ty tài chánh toàn cầu Lehman Brothers, đại dịch vi khuẩn corona là sự kiện làm tan nát thế giới mà các hậu quả lâu dài của nó chúng ta chỉ có thể bắt đầu hình dung hôm nay, theo bài bình luận của nhiều nhân vật được đăng trên trang mạng www.foreignpolicy.com vào ngày 20 tháng 3 năm 2020 cho thấy. Điều rất chắc chắn rằng là cơn đại dịch này ngoài việc làm đổ vỡ cuộc sống, làm gián đoạn các thị trường và phô lộ ra năng lực của các chính phủ, nó còn dẫn tới nhiều thay đổi vĩnh viễn trong quyền lực chính trị và kinh tế theo những cách sẽ hiển nhiên về sau này. Sau đây là một số nhận định và tiên đoán từ những nhà chiến lược hàng đầu trên thế giới đối với trật tự toàn cầu sau đại dịch corona. Một thế giới ít cởi mở, ít thịnh vượng và ít tự do hơn. Theo Stephen M. Walt, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại Học Harvard, cho rằng đại dịch corona sẽ củng cố chủ nghiã quốc gia và chủ nghĩa dân tộc.
Cách đây hai hôm (Chủ Nhật 28/9/2020), trang mạng Diễn Đàn Thế Kỷ có đăng hai bài viết đặc biệt liên quan đến Đại Dịch, bài Nguyễn Du – Homère và Bệnh Dịch của Phạm Trọng Chánh, và Đại Dịch COVID – 19 của Trịnh Y Thư. Trong bài của Phạm Trọng Chánh, phần sau có nhắc đến trận dịch tể xẩy ra từ thời cổ đại qua sử thi của thi hào Homère trong trường ca Iliad. Cả 1100 chiến thuyền và 100,000 quân sĩ vây quanh thành Troie bị thiệt mạng vì trận dịch kinh hồn. Phần trước chỉ ngắn ngủi mấy câu lại gây xúc động nơi tôi hơn khi nói đến trận dịch gây nên cái chết của thi hào Nguyễn Du của chúng ta.
Sáng tạo nghệ thuật trong suốt tập thơ dầy 338 trang gồm 123 bài, Trần Yên Hòa đã hình dung được hình tượng, phác họa ra chữ nghĩa vọng âm như một tiếng thở dài. Bài thơ Khúc Tôi mở đầu trang thơ cho tới bài Tạ ở cuối tập, đã là một tiếng thở dài.
Nhà văn Ngô Thế Vinh sinh năm 1941 tại Thanh Hoá, nguyên quán Hà Nội. Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1968, từng là tổng thư ký rồi chủ bút báo sinh viên “Tình Thương” của trường Y khoa Sài Gòn từ 1964 tới 1967. Khi gia nhập quân đội VNCH, ban đầu Ngô Thế Vinh làm bác sĩ quân y của Liên đoàn 81 Biệt cách Dù. Sau đó ông đi tu nghiệp ngành Y khoa Phục hồi tại Hoa Kỳ, về nước ông làm việc tại Trường Quân Y Sài Gòn.
Nằm nhà rảnh rỗi suốt những ngày đại dịch Coronavirus Disease-2019 (COVID-19) hoành hành khắp nơi trên thế giới, tôi lại kệ sách lấy xuống cuốn tiểu thuyết La Peste của Albert Camus đọc lại, và sau khi đọc tôi bỗng giật mình vì những gì đang xảy ra quanh tôi ngày nay đã được Camus miêu tả thật chính xác cách đây trên 70 năm.