Hôm nay,  

82 Tác Giả Yêu Cầu Bà Oprah Rút Lại Tác Phẩm American Dirt Ra Khỏi Danh Sách Sách Hay

07/02/202000:00:00(Xem: 3370)

Văn giới Hoa Kỳ những ngày đầu năm 2020 xôn xao về cuốn tiểu thuyết American Dirt của nhà văn Jeanine Cummins. Lý do là vì cuốn sách vẽ ra những hình ảnh rất tiêu cực về vấn đề di dân lậu, mà chủ yếu là dân Mexico và châu Mỹ Latin. Nếu đây chỉ là một cuốn sách xuất bản nhằm thỏa mãn một số người đọc có chung cái nhìn bỉ báng gay gắt về di dân thì chắc chẳng ai thèm lên tiếng làm gì, vì làm vậy chỉ quảng cáo không công cho sách. Nhưng ở đây, cuốn sách lại được bà Oprah Winfrey bình chọn là Sách Hay trong tháng của Câu Lạc Bộ Sách do bà là chủ nhiệm. Oprah là một talk-show host người da đen, có danh tiếng và ảnh hưởng khá sâu rộng lên xã hội nhờ bà là một phụ nữ thông minh, hiểu biết, có tài hùng biện, từng là diễn viên điện ảnh, và đặc biệt bà quan tâm đến nhiều vấn đề của xã hội Mỹ đương thời.

Trong một lá thư ngỏ gửi đến bà Oprah, có cả thảy 82 tác giả cùng ký tên – trong đó có những nhà văn tên tuổi từng viết về di dân như Alexander Chee, R.O. Kwon, Carmen Maria Machado, Daniel José Older, Luis Alberto Urrea, v.v... – họ ca ngợi thành tựu của bà Oprah suốt nhiều năm nay đã có công “nâng cao tiếng nói của nhiều tác giả xứng đáng” và  là “người vô địch đi tiên phong thực hiện những điều tốt đẹp cho công lý, cốt tạo dựng một xã hội tốt đẹp hơn, và nhất là những điều bà làm quả đã đóng góp tích cực rất nhiều cho văn chương.” Nhưng sau đó họ yêu cầu bà hãy rút lại cuốn American Dirt ra khỏi danh sách Sách Hay, bởi, theo họ, cuốn sách có những xu hướng cực kỳ thiên kiến, vô trách nhiệm, đơn giản hóa vấn đề, khai thác những khía cạnh tiêu cực đen tối, bi thảm của di dân và văn hóa di dân. Nói chung, đó là một cuốn sách không đáng ca ngợi vì tác giả đã không có cái nhìn đúng đắn, bao dung về di dân. Và giữa thời điểm xã hội phân hóa trầm trọng như ngày nay, dưới triều đại của Tổng thống Trump, chỉ gây tổn thương thêm cho vết thương chưa được chữa lành. Họ viết thêm như vậy.

Bà Oprah sử dụng mạng xã hội Instagram tạm thời trả lời rằng, bà “lắng nghe và sẽ tiếp tục lắng nghe mọi tiếng nói…” Bà nói thêm, “Hiển nhiên chúng ta cần có một cuộc đối thoại khác về cuốn American Dirt, và tất cả mọi người chúng ta trong cộng đồng nên cùng nhau ngồi xuống thảo luận.”

Bà Oprah cho biết bà sẽ làm một vài thay đổi trong chương trình nói về cuốn sách sắp tới. Thay vì phỏng vấn tác giả Cummins tại biên giới, bà sẽ cho tổ chức một cuộc thảo luận quy mô với sự tham dự của nhiều cá nhân và sẽ trình chiếu trên kênh truyền hình Apple TV+.

Oprah 1
Bà Jeanine Cummins, tác giả American Dirt, đang ký sách

 

Ngay cả trước khi chính thức phát hành hôm cuối tháng Giêng 2020, cuốn sách đã gặp phải phản ứng dữ dội của dư luận, đến nỗi Flatiron Books, công ty chịu trách nhiệm xuất bản sách, phải lập tức đình chỉ tất cả các buổi ra mắt sách giới thiệu tác giả với công chúng, vì có rất nhiều kẻ nặc danh gọi vào đe dọa sẽ sử dụng đến bạo lực nếu nhà xuất bản không thu hồi cuốn sách. Các hiệu sách trên toàn quốc cũng phải hủy bỏ các buổi nói chuyện ký sách của tác giả, các mạng xã hội sôi sục nổ tung với những lời bình luận bênh cũng như chống.

Cánh hữu không bỏ lỡ cơ hội này, nhảy vào biện biệt, bảo đây là hình thức kiểm duyệt thô bảo, thậm chí khủng bố, đối với một tác phẩm văn chương hư cấu. Cây bút phê bình Ron Charles viết trên tờ Washington Post, so sánh sự việc với chuyện nhà văn Salman Rushdie cách đây 30 năm bị giáo chủ Hồi giáo Khomeini của Iran hạ chiếu chỉ fatwa xử tử hình vì trong cuốn tiểu thuyết Những vần thơ quỷ của nhà văn có những điều bị xem là báng bổ Thánh Mohamad và Hồi giáo.

Một cuốn tiểu thuyết mà được công luận chú ý đến mức đó sao?

Bạn là tiểu thuyết gia và bạn có toàn quyền viết bất cứ cái gì trong sách của bạn, ngay cả những điều bị xem là phi đạo đức, phi luân lý, trái với đạo nghĩa thông thường, và thậm chí trái với sự thật? Có giới hạn nào cho những điều bạn viết không? Tất cả những biện pháp hạn chế ngòi bút của nhà văn, dưới bất kỳ thao tác nào, đều có thể bị xem là hình thức kiểm duyệt được không? Thật ra, đây là vấn đề đã được đem ra bàn cãi nhiều, hao tổn giấy mực không ít. Hiển nhiên, chúng ta sinh sống trong một xã hội tự do, chứ không phải một chế độ toàn trị kiểu Cộng sản, có nghĩa là tự do trong ngòi bút là tuyệt đối. Thế nhưng lương tâm một người cầm bút có cho phép chúng ta đặt bút viết những điều mà có thể gây tác hại đến kẻ khác hay phúc lợi của một cộng đồng?

Sự thật là, ý đồ của nhà văn, dưới bất cứ hình thái ẩn dụ nào, cũng không dễ dàng che giấu trong mắt người đọc, nó hiển hiện như giữa ban ngày và chỉ cần một chút tinh tế là chúng ta nhận biết ngay người viết muốn gì. Trong tay một nhà văn bực thầy, đầy tính nhân bản như nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, tâm sự của một cái thây ma chết dưới đáy giếng, dù biết rõ đấy chỉ là chuyện hư cấu, lại có sức thuyết phục đặc biệt, và chúng ta tâm phục sức tưởng tượng phong phú của nhà văn, cùng lúc tiếp cận thông điệp từ nhà văn và chia sẻ với ông những điều tâm huyết nhà văn muốn chia sẻ. Nhưng đọc Hồ Anh Thái và Bảo Ninh (hai nhà văn quân đội tiêu biểu của Cộng sản Việt Nam) với những chi tiết tả cảnh người lính miền Nam ăn gan ăn tim bộ đội miền Bắc bị bắt sống, thì chúng ta chỉ thấy sự phản cảm, thậm chí tởm lợm, về ý đồ của người viết.

Trở lại với cuốn American Dirt của nhà văn Jeanine Cummins, ý đồ của người viết ở đây có lẽ chỉ là làm ra tiền. Theo nhận định chung, đó chỉ là một cuốn tiểu thuyết tầm thường, một tác phẩm mà New York tuồn ra mỗi năm hàng trăm cuốn, thuộc thể loại “hành động,” ly kỳ, gay cấn, hồi hộp, với những hình ảnh gây sốc cốt tạo ấn tượng mạnh nơi người đọc. (Cuốn sách thuật chuyện một người đàn bà Mexico phải dắt đứa con gái chạy trốn lên Mỹ sau khi những người khác trong gia đình bà bị băng đảng ma túy giết sạch.) Nhưng sự tranh cãi gay gắt giữa cánh tả và cánh hữu, trong một khí hậu phân hóa đến độ bệnh hoạn của xã hội Hoa Kỳ ngày hôm nay, chỉ làm các tay lái sách trong Flatiron Books và Macmillian ngồi rung đùi nhìn cả triệu đô-la chạy vào tài khoản mình. Thật vậy, chỉ trong vòng năm ngày, từ hôm cuốn sách bắt đầu phát hành hôm 21/1/2020, đã có 50 ngàn cuốn bìa cứng được bán ra, mỗi cuốn giá US$27.99. Hết sạch. Máy in chạy ngày đêm cháy máy để kịp gửi sách đi khắp nơi. Các lái phim cũng đánh hơi được mùi tiền, gửi ngay đại diện đến ký hợp đồng làm phim truyện dựa trên cuốn sách.

Chả trách bà Cummins đã bỏ túi trước một triệu đô-la khi cuốn sách còn ở dạng bản thảo chưa lên khuôn.

Oprah 2
American Dirt bày bán tại tiệm sách Barnes & Noble, Tustin, CA



Ý kiến bạn đọc
18/02/202012:57:40
Khách
Sách nầy chắc là Trọc Phú Trump khuyến khích đọc
10/02/202020:04:27
Khách
Tieng Vietnam co dau
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà văn Ngô Thế Vinh sinh năm 1941 tại Thanh Hoá, nguyên quán Hà Nội. Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1968, từng là tổng thư ký rồi chủ bút báo sinh viên “Tình Thương” của trường Y khoa Sài Gòn từ 1964 tới 1967. Khi gia nhập quân đội VNCH, ban đầu Ngô Thế Vinh làm bác sĩ quân y của Liên đoàn 81 Biệt cách Dù. Sau đó ông đi tu nghiệp ngành Y khoa Phục hồi tại Hoa Kỳ, về nước ông làm việc tại Trường Quân Y Sài Gòn.
Nằm nhà rảnh rỗi suốt những ngày đại dịch Coronavirus Disease-2019 (COVID-19) hoành hành khắp nơi trên thế giới, tôi lại kệ sách lấy xuống cuốn tiểu thuyết La Peste của Albert Camus đọc lại, và sau khi đọc tôi bỗng giật mình vì những gì đang xảy ra quanh tôi ngày nay đã được Camus miêu tả thật chính xác cách đây trên 70 năm.
Nguyễn Du mất năm 1820, lúc 54 tuổi, giữa cơn dịch khủng kiếp từ Á sang Âu. Dịch tả phát xuất từ Ấ́n Độ sang nước ta cuối triều vua Gia Long, đầu triều vua Minh Mạng, có khoảng trên hai trăm ngàn người chết từ Bắc chí Nam, cơn dịch theo một người lính đi tàu từ Ấn Độ về cảng về đến Toulon nước Pháp gây truyền nhiễm làm tiêu hao phân nửa dân số Âu Châu thời bấy giờ.
Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng. Mỗi người hãy tự cách ly, đừng lang thang bên ngoài nữa. Một sẽ hại tất cả, và tất cả chung quanh cũng sẽ hại cho một. Mỗi cá nhân đều có liên hệ hỗ tương với gia đình và xã hội; tuy ly cách nhưng thực ra không ai tách rời khỏi thế giới. Mỗi người hãy tự ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đời.
Tác giả không còn sống để bác sĩ Phân Tâm Học đặt những câu hỏi dẫn dắt liên tưởng tự do. Vì thế những gì viết về giấc mơ này hoàn toàn chỉ có tính giả thuyết dựa trên một số tài liệu liên quan đến những tình tiết trong mơ. Giấc mơ mà tác giả kể lại chính là nội dung mơ biểu hiện, xuất hiện dưới hình thức một câu chuyện. Nội dung mơ tiềm ẩn là bao nhiêu biến cố trong đời tác giả trải qua cho đến khi viết truyện này vào tháng 9 năm 1959.
Xin giới thiệu, tôi tên là Thừa. Tất nhiên, tôi không tự chọn tên cho mình. Đây là tên do ba tôi đặt. Ở đời, cái gì không cần thiết, người ta gọi là thừa. Khi đến Mỹ, buồn cảnh xất bất xang bang, chữ nghĩa cũng chán cảnh mang râu đội mũ, tôi được gọi là Thua. Từ ấy, tôi đâm ra không thích tên mình. Khi có trí khôn hiểu ra được mọi việc, chưa kịp thắc mắc tên mình với ba tôi thì ông đã chết. Ông chết vì lỡ sinh ra làm đàn ông trong thời chiến.
Họa sĩ Đinh Trường Chinh thuộc thế hệ họa sĩ “trẻ,” trưởng thành và định hình trong nghệ thuật ở hải ngoại những năm gần đây. Anh vẽ dễ dàng, sáng tác mạnh, luôn tìm tòi ý thức mới trong hội họa, nhạy bén trước các vấn đề xã hội và nhân sinh. Ý thức hội họa là điểm mạnh trong tranh của anh, người xem luôn luôn cảm nhận một ý tưởng rốt ráo nào đó, dù hiện thực hay siêu hình mang tính triết học. Ngoài vẽ, anh còn làm thơ, và cũng như tranh, thơ anh thấm đẫm tính trữ tình, đầy ắp những băn khoăn với cuộc sống bên trong một tâm hồn thơ mẫn cảm.
Nước Mỹ có bản Tuyên Ngôn Độc Lập tuyên dương quyền bình đẳng của con người từ buổi bình minh dựng nước vào hậu bán thế kỷ 18. Mỹ là nước đa văn hóa, đa sắc tộc nên cũng là nước có nhiều tự do, dân chủ và bình đẳng nhất thế giới. Năm 2008, nước Mỹ đã làm cả thế giới ngạc nhiên và thích thú vì lần đầu tiên trong lịch sử của Hiệp Chúng Quốc có một người Mỹ gốc Phi Châu làm Tổng Thống, Barack Obama. Nhưng tại sao mãi đến nay, năm 2020, nước Mỹ vẫn chưa có một nữ tổng thống? Từ Thực Tế Đời Thường Đến Văn Chương Chuyện phụ nữ muốn làm tổng thống Mỹ không phải là điều mới lạ chỉ xảy ra trong chừng mươi năm qua với những nữ ứng cử viên sáng giá như bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016, hay trong cuộc vận động tranh cử tổng thống trong năm 2020 với 6 nữ ứng cử viên, mà là chuyện đã từng xảy ra trong quá khứ trên thực tế và trong văn chương hư cấu. Chuyện thực tế là vào năm 1872, Victoria Woodhull, nhà môi giới chứng khoán, chủ nhiệm báo, và cải cách xã hội, đã ra tranh cử
Bởi vậy, những người được yêu thường thích được mắng. Nhưng những người hay mắng chưa chắc đã hay yêu. Có khi thương đứt ruột mà không yêu. Cũng lạ. Cho nên, phân biệt được mắng có yêu và mắng không yêu là cốt lõi của đời người vậy.
Làm mới ngòi bút luôn luôn là nỗi ám ảnh lớn cho người chọn nghiệp văn. Nhưng có lẽ nỗi ám ảnh ấy đè nặng lên vai người làm thơ nhiều hơn người viết văn xuôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.