Hôm nay,  

“Anh Hùng Xạ Điêu” của nhà văn Kim Dung được dịch sang tiếng Anh

07/02/202000:00:00(Xem: 4541)

Anh Hung Xa Dieu

 

Đối với độc giả người Việt lớn lên từ thập niên 60 trở đi, có lẽ không mấy ai không biết đến Kim Dung với những bộ tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình của ông như Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Cô Gái Đồ Long, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký, v.v… Truyện của ông hấp dẫn từ đầu đến cuối, trí tưởng tượng phong phú đến độ không ngờ, lịch sử và đất nước Trung quốc bao la bát ngát được ông vẽ lại trong một khu rừng kiếm hiệp võ lâm kỳ thú ít ai sánh kịp. Tài văn chương và tài kể chuyện của ông đã chinh phục cả trăm triệu người đọc, chẳng những bên trong những vùng nói tiếng Trung ngữ, mà cả những quốc gia láng giềng như Việt Nam. Ở miền Nam Việt Nam dạo đấy, từ trí thức đến bình dân, gần như không ai không biết đến Kim Dung. Nhật báo Chính Luận nhờ dịch giả Hàn Giang Nhạn mỗi ngày dịch Kim Dung từ báo Hong Kong gửi sang mà bán chạy như tôm tươi. Người ta mua báo mỗi sáng không phải để xem tin chiến sự nơi trang nhất, mà giở trang trong ra đọc Kim Dung. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác “mê” Kim Dung đến nỗi viết cả một cuốn sách nhan đề “Nỗi băn khoăn của Kim Dung,” và giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, một trí thức khoa bảng cũng viết một cuốn sách khác, trong đó ông phân tích các nhân vật của Kim Dung dưới lăng kính chính trị.

 

Mới đây, sau hơn nửa thế kỷ, bộ “Anh Hùng Xạ Điêu” của Kim Dung (Jin Yong, tên thật Luis Cha, Tra Lương Dung, sinh 1924, mất 2018) được dịch sang tiếng Anh, qua bản dịch của dịch giả người Anh Anna Holmwood, với nhan đề Legends of the Condor Heros. Tập 1, A Hero Born,  đã có bán tại các hiệu sách Barnes & Noble. Bạn nào tò mò muốn biết “chưởng Anh” của Kim Dung ra sao, hãy mua về đọc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nằm nhà rảnh rỗi suốt những ngày đại dịch Coronavirus Disease-2019 (COVID-19) hoành hành khắp nơi trên thế giới, tôi lại kệ sách lấy xuống cuốn tiểu thuyết La Peste của Albert Camus đọc lại, và sau khi đọc tôi bỗng giật mình vì những gì đang xảy ra quanh tôi ngày nay đã được Camus miêu tả thật chính xác cách đây trên 70 năm.
Nguyễn Du mất năm 1820, lúc 54 tuổi, giữa cơn dịch khủng kiếp từ Á sang Âu. Dịch tả phát xuất từ Ấ́n Độ sang nước ta cuối triều vua Gia Long, đầu triều vua Minh Mạng, có khoảng trên hai trăm ngàn người chết từ Bắc chí Nam, cơn dịch theo một người lính đi tàu từ Ấn Độ về cảng về đến Toulon nước Pháp gây truyền nhiễm làm tiêu hao phân nửa dân số Âu Châu thời bấy giờ.
Người ta nói, đại dịch đã đến rồi. Các công sở sẽ đóng cửa. Các con đường sẽ đóng bớt lại. Nhà hàng, rạp hát, những nơi vui chơi giải trí... tất cả đều phải đóng. Mỗi người hãy tự cách ly, đừng lang thang bên ngoài nữa. Một sẽ hại tất cả, và tất cả chung quanh cũng sẽ hại cho một. Mỗi cá nhân đều có liên hệ hỗ tương với gia đình và xã hội; tuy ly cách nhưng thực ra không ai tách rời khỏi thế giới. Mỗi người hãy tự ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc đời.
Tác giả không còn sống để bác sĩ Phân Tâm Học đặt những câu hỏi dẫn dắt liên tưởng tự do. Vì thế những gì viết về giấc mơ này hoàn toàn chỉ có tính giả thuyết dựa trên một số tài liệu liên quan đến những tình tiết trong mơ. Giấc mơ mà tác giả kể lại chính là nội dung mơ biểu hiện, xuất hiện dưới hình thức một câu chuyện. Nội dung mơ tiềm ẩn là bao nhiêu biến cố trong đời tác giả trải qua cho đến khi viết truyện này vào tháng 9 năm 1959.
Xin giới thiệu, tôi tên là Thừa. Tất nhiên, tôi không tự chọn tên cho mình. Đây là tên do ba tôi đặt. Ở đời, cái gì không cần thiết, người ta gọi là thừa. Khi đến Mỹ, buồn cảnh xất bất xang bang, chữ nghĩa cũng chán cảnh mang râu đội mũ, tôi được gọi là Thua. Từ ấy, tôi đâm ra không thích tên mình. Khi có trí khôn hiểu ra được mọi việc, chưa kịp thắc mắc tên mình với ba tôi thì ông đã chết. Ông chết vì lỡ sinh ra làm đàn ông trong thời chiến.
Họa sĩ Đinh Trường Chinh thuộc thế hệ họa sĩ “trẻ,” trưởng thành và định hình trong nghệ thuật ở hải ngoại những năm gần đây. Anh vẽ dễ dàng, sáng tác mạnh, luôn tìm tòi ý thức mới trong hội họa, nhạy bén trước các vấn đề xã hội và nhân sinh. Ý thức hội họa là điểm mạnh trong tranh của anh, người xem luôn luôn cảm nhận một ý tưởng rốt ráo nào đó, dù hiện thực hay siêu hình mang tính triết học. Ngoài vẽ, anh còn làm thơ, và cũng như tranh, thơ anh thấm đẫm tính trữ tình, đầy ắp những băn khoăn với cuộc sống bên trong một tâm hồn thơ mẫn cảm.
Nước Mỹ có bản Tuyên Ngôn Độc Lập tuyên dương quyền bình đẳng của con người từ buổi bình minh dựng nước vào hậu bán thế kỷ 18. Mỹ là nước đa văn hóa, đa sắc tộc nên cũng là nước có nhiều tự do, dân chủ và bình đẳng nhất thế giới. Năm 2008, nước Mỹ đã làm cả thế giới ngạc nhiên và thích thú vì lần đầu tiên trong lịch sử của Hiệp Chúng Quốc có một người Mỹ gốc Phi Châu làm Tổng Thống, Barack Obama. Nhưng tại sao mãi đến nay, năm 2020, nước Mỹ vẫn chưa có một nữ tổng thống? Từ Thực Tế Đời Thường Đến Văn Chương Chuyện phụ nữ muốn làm tổng thống Mỹ không phải là điều mới lạ chỉ xảy ra trong chừng mươi năm qua với những nữ ứng cử viên sáng giá như bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016, hay trong cuộc vận động tranh cử tổng thống trong năm 2020 với 6 nữ ứng cử viên, mà là chuyện đã từng xảy ra trong quá khứ trên thực tế và trong văn chương hư cấu. Chuyện thực tế là vào năm 1872, Victoria Woodhull, nhà môi giới chứng khoán, chủ nhiệm báo, và cải cách xã hội, đã ra tranh cử
Bởi vậy, những người được yêu thường thích được mắng. Nhưng những người hay mắng chưa chắc đã hay yêu. Có khi thương đứt ruột mà không yêu. Cũng lạ. Cho nên, phân biệt được mắng có yêu và mắng không yêu là cốt lõi của đời người vậy.
Làm mới ngòi bút luôn luôn là nỗi ám ảnh lớn cho người chọn nghiệp văn. Nhưng có lẽ nỗi ám ảnh ấy đè nặng lên vai người làm thơ nhiều hơn người viết văn xuôi.
Bên trong các bức tường trại giam, luôn luôn là những hoàn cảnh rất buồn của những người trải qua một thời bất trắc gian nan. Nhưng cũng từ sau các chấn song sắt, thi ca và Thiền chánh niệm đang trở thành niềm vui mới cho rất nhiều tù nhân. Trong các nhà thơ mặc đồng phục nhà tù Hoa Kỳ đó, có những người gốc Việt --- có người viết bằng tiếng Việt, có người viết tiếng Anh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.