Hôm nay,  

Triển Lãm Tranh “Hành Trình Mầu Nhiệm” của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng

1/11/202310:45:00(View: 4795)

 

Triển lãm từ ngày 10 tháng 1 đến 5 tháng 3

(Thứ Hai: đóng cửa. Thứ Ba 10-4pm, thứ Tư-Chủ Nhật: 10-2pm)

Casa Romantica Cultural Center & Garden – 415 Avenida Granada, San Clemente, CA 92672

*

Caption Khai Trương Phòng Tranh Hành Trình Mầu Nhiệm của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng tại thành phố biển San Clemente quận Ca
10/1: Khai Trương Phòng Tranh Hành Trình Mầu Nhiệm của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng tại thành phố biển San Clemente quận Cam



Chiều thứ Ba ngày 10 tháng 1, cơn mưa dầm cả ngày vừa dứt đem lại không khí tươi mát cho một buổi chiều đẹp, cũng là lúc buổi tiếp tân khai mạc phòng tranh của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng bắt đầu.

 

Ai đã từng đến các phòng tranh xem triển lãm của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng đều có cùng cảm nhận, như thể mình được trở lại những ngày thơ ấu miễn sầu vô lo, thế giới nghệ thuật của người họa sĩ ở đây là một thế giới nơi cặp mặt được no say với màu sắc tươi sáng và trái tim được tưới mát những cảm nhận an lạc. Người xem tranh bằng mắt nhưng cảm nhận bằng sự an vui, tươi tắn trong lòng. Gọi đó là hành trình “mầu nhiệm” hay đơn giản là hành trình con người bao đời tìm kiếm, hành trình bước đến gần hạnh phúc, những bức tranh tâm cảnh của Ông đang thực hiện điều này, những bức tranh ngày càng tươi, càng sáng, càng “thoát”, đưa tâm hồn đến một chốn an vui dường như bất tận ở một cảnh giới thần tiên mầu nhiệm.

 

20230110_190054
Họa Sĩ Nguyễn Việt Hùng cùng với khách xem tranh tại Buổi Khai Mạc "Hành Trình Mầu Nhiệm".



Khách đến xem tranh chiều khai mạc gồm bạn bè văn nghệ và thân hữu xa gần của người họa sĩ từ bao nhiêu năm vốn yêu mến hội họa và con người của ông, nhưng người ta cũng nhận thấy phòng tranh gồm rất nhiều khách thưởng ngoạn người Mỹ và nhiều sắc tộc khác, tất cả cùng hài hòa thưởng thức trong tâm cảnh thân mật. 

 

Cuộc triển lãm “Sacred Journey” sẽ được kéo dài từ nay đến ngày 5 tháng Ba. Giới thưởng ngoạn quận Cam có thể ghé đến tặng cho cặp mắt của mình “hạnh phúc”, đồng thời thăm quan cảnh trí của trung tâm văn hóa rất “lãng mạn” này. Thiết nghĩ người đến đây sẽ có một cuộc hành trình đầu xuân tươi vui, thú vị.

 

Nguyên Hòa | Việt Báo

                           

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Được sự cho phép của nghệ sĩ Lê Uyên, chúng tôi rất tiếc phải thông báo đến quý khán/thính giả và quý bằng hữu về việc Lê Uyên vừa trải qua tai nạn xe do một người tài xế say rượu gây ra vào khoảng 9 giờ 45 phút tối thứ Ba, ngày 17 tháng 6 năm 2025 tại Quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Hiện tại, Lê Uyên đang được điều trị tại bệnh viện và không ở trong tình trạng nguy kịch
CÓ NHAU TRONG ĐỜI: 7 GIỜ TỐI CHỦ NHẬT 29 THÁNG 6 NĂM 2025 tại Coffee Factory: 15582 Brookhurst St., Westminster, CA 92683. Vé bảo trợ $150 - Vé VIP $100 - Vé đồng hạng $80. Để đặt vé và bảo trợ cho chương trình, vui lòng nhắn tin ban tổ chức 714-725-5445 hoặc 714-592-8941. Ban tổ chức chân thành cảm ơn Coffee Factory hỗ trợ Lê Uyên thực hiện chương trình tưởng niệm này.
Mỗi năm cứ đến cuối tháng Tư, mặc dầu đang là mùa Xuân thanh bình trên quê hương thứ hai, những kỷ niệm đau đớn xưa vẫn tìm đường trở về trong tâm tưởng. Năm nay đánh dấu 50 năm, một nửa thế kỷ nên càng thêm đậm nét. Bản thân tôi thuộc lớp người di cư vào Nam sau hiệp định Geneve ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, lại có thêm những hoài niệm khắc khoải hơn. Trong hiệp định có khoảng 300 ngày để di cư, sau này vì số người di cư từ Bắc vào Nam quá đông nên được gia hạn thêm vài tuần. Đối với cá nhân tôi, rời bỏ miền Bắc tháng 4 năm 1955 nên là đánh dấu 70 năm di cư và 50 năm di tản. Những người hai lần di cư, nhất là các phụ nữ Việt thật nhẫn nại, kiên cường chịu đựng từ 70 năm qua, định cư tại miền Nam mới được 20 năm thì lại phải di tản. Nếu năm 1955, chỉ xuống miền Nam thì năm 1975 phải đến một nơi xa lạ cách cả một đại dương.
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng.
Chưa có bao giờ vào những ngày đầu năm mà tôi phải nằm nhà suốt như năm nay. Năm 2025, năm của con rắn, năm Ất Tỵ. Ở tuổi già bước vào tuổi tám bó, cực chẳng đã bị cái bệnh khiến mệt rề rề mới nằm nhà, nếu khỏe ra cà phê tán gẫu. Chuyện tầm phào từ thuở xa xưa, thời khai thiên lập địa, có một phái đoàn có cả con người và muôn loài động vật, chuyện không nhắc đến dùng phương tiện gì, mà tất cả đã mò lên trình diện được cùng Thượng Đế. Việc trước tiên là… vấn an Ngài, thứ đến là xin Ngài ban phước lành cho trần thế. Không hiểu từ một sự sắp xếp theo một tuần tự ngẫu nhiên nào mà cặp đôi trùng phùng đến quì trước mặt Thượng Đế là một lão già lẩm cẩm, chừng đâu đó tuổi bằng tuổi tôi hiện giờ (83) và một con rắn lượn mình hớn hở.
Hà Nội của một thời “36 phố phường” cũng không hiểu vì sao, thời còn đi học nơi phố cổ Hội An, ngoài thơ, văn… vài ca khúc từ thời tiền chiến đã chiếm trong tâm hồn tôi. Nơi chốn đó khi xa cách với nỗi buồn, tiếc như như ca khúc Hướng Về Hà Nọi của nhạc sĩ Hoàng Dương
“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”
Và đêm qua, chân dung ấy đã mang bao tâm hồn, bao thế hệ cùng trở lại bên nhau. Anh biết không, trong khuôn viên rộng lớn của Bowers Museum, em đã nhận ra, và tìm về với bao nhiêu gương mặt thân quen mà đã từ lâu em không gặp. Họ là những tên tuổi lớn của mọi lĩnh vực từ văn chương, âm nhạc cho đến điện ảnh... Họ là những vị đã bước qua tuổi tám mươi, đến những em nhỏ chưa tròn đôi mươi. Họ là những nhân chứng của cuộc chiến tranh. Như một định mệnh, những tâm hồn ấy lại ngồi bên nhau để cùng nghe tiếng hát vang lên: “Tình ngỡ chết trong nhau, nhưng tình vẫn rộn ràng, Người ngỡ đã quên lâu, nhưng người vẫn bâng khuâng” (Trịnh Công Sơn)
“Nếu không có tiếng hát Khánh Ly thì chúng ta có những gì, còn gì?” Nếu chỉ được chọn một câu để nói về người ca sĩ đã cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc, thì tôi xin chọn câu nói trên của MC Lê Đình Ysa trong “Đêm mừng Khánh Ly 80 tuổi” được nhóm bạn trẻ Nina Hòa Bình Lê, Ann Phong, Lê Đình Ysa, Nguyễn Lập Hậu & Jimmy Nhựt Hà... tổ chức vào tối thứ Sáu 7/3/2025 tại quận Cam, Nam California.
Người ta thường gói ghém một cuộc đời trong dăm ba trang giấy để gọi là hồi ký. Người ta cũng thường dùng thước đo của 10 năm, 20 năm, 30 năm… để hoài niệm một điều gì đó, cho dù là hạnh phúc hay mất mát. Nhưng không dễ gì để tái hiện cả một cuộc đời dài 80 năm, trong đó có lịch sử, có tình yêu, có nhân quả, có triết lý sống, có ân tình, có nghệ thuật, có tài năng… chỉ trong một đêm. Vậy mà, Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, đã làm được điều đó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.