Hôm nay,  

Một Đêm Ru Tình

10/03/202512:54:00(Xem: 4713)
Khanh Ly at the end. cropped
Khánh Ly và thân hữu trong đêm Mừng Sinh Nhật 80 Tuổi tại Bowers Museum, California. Photo: Nguyễn Lập Hậu.

Người ta thường gói ghém một cuộc đời trong dăm ba trang giấy để gọi là hồi ký. Người ta cũng thường dùng thước đo của 10 năm, 20 năm, 30 năm… để hoài niệm một điều gì đó, cho dù là hạnh phúc hay mất mát. Nhưng không dễ gì để tái hiện cả một cuộc đời dài 80 năm, trong đó có lịch sử, có tình yêu, có nhân quả, có triết lý sống, có ân tình, có nghệ thuật, có tài năng… chỉ trong một đêm. Vậy mà, Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, đã làm được điều đó.

Bắt đầu từ Khánh Ly của buổi chiều năm 1967, trong một quán café đơn sơ với nền gạch cũ, được dựng lên ở phía sau trường đại học văn khoa Sài Gòn, tên gọi quán Văn, giọng hát khàn đục ma mị cất lên những tình khúc của Trịnh Công Sơn. Bên dưới, đầy kín những sinh viên ngồi bệt trên nền đất, ngây ngất hoà cùng những tình khúc Trịnh và Ca Khúc Da Vàng.

Cho đến 60 năm sau, buổi chiều tháng Ba năm 2025 tại Bowers Museum. 

Người từ phương xa, có người xa cả nửa địa cầu. Người cùng thế hệ với bà. Người nhỏ hơn bà gần nửa thế kỷ. Tất cả làm cho khán phòng không còn chỗ trống. Có người phụ nữ kia, cố tình chọn một chiếc áo dài gam màu tối, đơn giản vì “nhớ rằng cô Khánh Ly hay mặc màu tối khi lên sân khấu.”

Khánh Ly bước ra. Bà cúi đầu chào, cười với bất cứ ai bà định vị được trong tầm mắt của mình. Không cần phải quen, thân, sơ, lạ. Đó là nụ cười đẹp nhất mà chỉ có thể tìm thấy ở trẻ thơ.

Khánh Ly ngồi xuống. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong nghiệp dĩ, bà ngồi trên chiếc ghế tựa, trước hàng trăm khán giả. Gương mặt ngẩng cao, bàn tay hướng về phía khán giả, vô cùng nền nã – một phong cách nghệ sĩ nhã nhặn của một thời vàng son hoa lệ.

Khánh Ly cất tiếng nói, trong tâm trạng “có quá nhiều điều muốn nói, và không muốn nói” nên “không biết bắt đầu như thế nào.” Mười năm trước, cũng hàm ý này, nhưng bà diễn đạt khác, trong một cuộc điện thoại:

“Trong đời mình không phải điều gì mình làm cũng đúng cả. Không phải là mình không có những hối tiếc. Có chứ. Mình hối tiếc vì ngay bây giờ mình không có thời gian được thực hiện hết những gì mình mơ ước. Vì mơ ước thì nhiều lắm, rất là bao la, rộng lớn, nhưng đời sống của con người thì ngắn.”

Có thể đây cũng là lần rất hiếm hoi bà nghẹn lời trong hơn 60 năm đứng trên sân khấu. Khánh Ly vốn được bằng hữu văn nghệ sĩ ghi nhận là “người nói chuyện rất hay” dù bà cứ hay tâm sự với khán giả của mình rằng tôi là người "ít học.”

Rồi, Khánh Ly đứng lên khi chưa nói hết câu. Có lẽ bà không quen ngồi trước khán giả của mình để nói chuyện? Ngày xưa, bà cũng từng ngồi hát, nhưng trong một tư thế khác, bên cạnh là người nhạc sĩ với cây đàn Tay Ban Cầm đệm nhạc. Đêm nay, bà tôn trọng những người đã vượt nghìn trùng xa đến đây với mình. Vịn một tay vào cây trụ mircophone làm điểm tựa, bà đứng lên. Dáng đứng liêu xiêu của “tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay.” Không ít gương mặt đã thấm nhòe nước mắt. Nhưng Khánh Ly, thì không. Đêm nay, bà chỉ muốn dành cho khán giả của mình những nụ cười rạng rỡ.

Khanh Ly va anh Ha
Khánh Ly hát liên khúc Trịnh Công Sơn với Nguyễn Hoàng Hà và ban nhạc với hòa âm của nhạc sĩ Sỹ Dự.
Photo: Nguyễn Lập Hậu
Và cuối cùng, Khánh Ly hát. Tiếng hát của “Diễm Xưa.” Bà lần nhẹ bước sang với bản nhạc bên cạnh, đứng phía sau chiếc ghế để dùng lưng ghế làm điểm tựa. Gần nửa tiếng đồng hồ, sân khấu vẫn là của Khánh Ly như đã từng trong hơn nửa thế kỷ qua. Bà “đốt cháy” sân khấu bằng tình yêu với khán giả, với bạn hữu, với âm nhạc, với người chồng quá cố bà gọi là “nhà tôi”, đặc biệt, với người âm tri kỷ họ Trịnh mà xưa nay bà vẫn ân cần gọi là “ông Sơn.”

Rất nhiều người đã nói “nghe Khánh Ly là nghe ký ức, nghe hoài niệm.” Thì cũng là một cách nghe, một cách yêu. Bất cứ khi nào tiếng hát Khánh Ly cất lên, thì trong tâm tưởng của mỗi một người trong các thế hệ Việt Nam là một ký ức khác nhau. Chính bà đã từng nói, 10 năm trước: “Khi mà người ta yêu thích một tiếng hát hay một điều gì đó có thể xem như đó là mối tình đầu của mình. Nhưng mà trong đời không phải chỉ có một mối tình mà thôi.” Thế là, bà đã đi “Ru Tình” trong suốt hơn 50 năm và đến nay, 80 tuổi, bà vẫn Ru Tình. Đó là sự an bày của định mệnh.

80 năm của đời người và hơn 50 năm ca hát, là một con đường rất dài. Nhưng đủ, đầy hay chưa còn tuỳ theo nhân sinh quan của mỗi con người. Nói một cách khác, khi dừng chân lại phía bên kia con dốc, thì mỗi chúng ta có quyền lựa chọn để giữ lại hoặc “để gió cuốn đi” những gì gọi là kỷ niệm trên từng quãng đường mình đã đi qua.

Và Khánh Ly, là một phần của miền ký ức mà các thế hệ giữ lại trong ngăn tủ cuộc đời. Cho dù, cũng chính bà đã nói: “Đừng vì mối tình đầu đó mà hờ hững. Những tiếng hát trẻ là tương lai, mà cô là quá khứ. Cô là quá khứ rồi. Cô là kỷ niệm. Cô là những gì đã đi qua trong đời sống này.” Bà nói đúng phần nào, nhưng mấy ai 'đi qua' mà không hề đánh mất, đi qua và để lại, để gieo hạt vun xới cho những bông hoa ven đường. Ai có mặt trong rạp nghe tiếng hát của cô bé Hân Holidays cất lên cùng các bạn trẻ của mình đều nhìn thấy, đều cảm được sự tiếp nối kỳ diệu này.

Nhom Han Holiday
Ban Nhạc Hân Holiday mở đầu chương trình với liên khúc nhạc Trịnh:
 Han Holiday (giữa), Jayden Nguyễn (phải) và Duy Khang (trái). Photo: Nguyễn Lập Hậu.


Thế thì tại sao chúng ta không yêu nhau như hôm nay là ngày bắt đầu? Vì buồn đau hay hạnh phúc, khóc than hay mỉm cười thì tất cả cũng sẽ là kỷ niệm, khi mà chúng ta đã đi qua nó. Để rồi khi dừng chân nhìn lại, nói lời giã từ thì sẽ thấy mình hạnh phúc vì đã làm được những gì mình mong muốn, cho dù đó là cuộc đời của viên đá cuội lăn mãi những vết lăn buồn.

Ở tuổi 80, trong Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, không còn là Khánh Ly với sức hát hàng chục ca khúc như nhiều năm về trước. Nhưng ngược lại, chỉ chưa đầy nửa giờ đồng hồ, bà đã RU cả khán phòng với trái tim nồng nàn “ru người ngồi mãi cùng tôi.” Những lời tự sự cuối trên sân khấu chân thành như bà đang ngồi ở Khánh Ly Tự, giới thiệu cho khán giả về không gian đi về của riêng bà. Khánh Ly nói, như chưa từng được nói. Khánh Ly cười, như muốn ôm trọn không gian. Ngắm nhìn bà từ hàng ghế bên dưới, một cuộc đời hoá kiếp của hạt bụi, và cuối cùng thì đến một buổi chiều, tóc cũng bạc trắng như vôi.

Nói và viết về Khánh Ly thì bút mực nào đếm cho hết theo dòng thời gian? Nghe Khánh Ly hát thì nếu các thế hệ cộng lại, cũng dài gần bằng lịch sử chiến tranh đau thương của dân tộc Việt Nam. Do thế, viết về đêm sinh nhật 80 tuổi của bà, mà viết về bà, về tiếng hát có bà, thì chẳng khác nào “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.”

thổi bánh 2
Khánh Ly thổi bánh sinh nhật 80 cùng gia đình, bạn bè và thân hữu, Bowers Museum, California.
Photo: Nguyễn Lập Hậu
Những gì trong Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, đơn giản là, chúng ta cần có nhau, trong cuộc đời này, qua những biến thiên của quá khứ và hiện tại, thì “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.”

Cần nhau trong tâm tưởng. Cần nhau trong hơi thở. Cần nhau qua ký ức. Cần nhau trong hiện tại. Cần nhau một cách ân cần. Cần nhau những món nợ đã trót vay trong đời. Cần như như những lời Ru Tình không bao giờ cạn.

“Tôi có rất nhiều tật xấu. Chỉ được một điều, đã tự cho là mình nợ ai một món nợ, dù ly nước, tấm bánh, một lời hỏi han an ủi, thì ngàn đời không quên.”
 (Trích 31. Xin trả nợ người – Hồi Ký Khánh Ly)


Kalynh Ngô

Chiều 7 tháng Ba, 2025
Bowers Museum, California

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng.
Chưa có bao giờ vào những ngày đầu năm mà tôi phải nằm nhà suốt như năm nay. Năm 2025, năm của con rắn, năm Ất Tỵ. Ở tuổi già bước vào tuổi tám bó, cực chẳng đã bị cái bệnh khiến mệt rề rề mới nằm nhà, nếu khỏe ra cà phê tán gẫu. Chuyện tầm phào từ thuở xa xưa, thời khai thiên lập địa, có một phái đoàn có cả con người và muôn loài động vật, chuyện không nhắc đến dùng phương tiện gì, mà tất cả đã mò lên trình diện được cùng Thượng Đế. Việc trước tiên là… vấn an Ngài, thứ đến là xin Ngài ban phước lành cho trần thế. Không hiểu từ một sự sắp xếp theo một tuần tự ngẫu nhiên nào mà cặp đôi trùng phùng đến quì trước mặt Thượng Đế là một lão già lẩm cẩm, chừng đâu đó tuổi bằng tuổi tôi hiện giờ (83) và một con rắn lượn mình hớn hở.
Hà Nội của một thời “36 phố phường” cũng không hiểu vì sao, thời còn đi học nơi phố cổ Hội An, ngoài thơ, văn… vài ca khúc từ thời tiền chiến đã chiếm trong tâm hồn tôi. Nơi chốn đó khi xa cách với nỗi buồn, tiếc như như ca khúc Hướng Về Hà Nọi của nhạc sĩ Hoàng Dương
“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”
Và đêm qua, chân dung ấy đã mang bao tâm hồn, bao thế hệ cùng trở lại bên nhau. Anh biết không, trong khuôn viên rộng lớn của Bowers Museum, em đã nhận ra, và tìm về với bao nhiêu gương mặt thân quen mà đã từ lâu em không gặp. Họ là những tên tuổi lớn của mọi lĩnh vực từ văn chương, âm nhạc cho đến điện ảnh... Họ là những vị đã bước qua tuổi tám mươi, đến những em nhỏ chưa tròn đôi mươi. Họ là những nhân chứng của cuộc chiến tranh. Như một định mệnh, những tâm hồn ấy lại ngồi bên nhau để cùng nghe tiếng hát vang lên: “Tình ngỡ chết trong nhau, nhưng tình vẫn rộn ràng, Người ngỡ đã quên lâu, nhưng người vẫn bâng khuâng” (Trịnh Công Sơn)
“Nếu không có tiếng hát Khánh Ly thì chúng ta có những gì, còn gì?” Nếu chỉ được chọn một câu để nói về người ca sĩ đã cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc, thì tôi xin chọn câu nói trên của MC Lê Đình Ysa trong “Đêm mừng Khánh Ly 80 tuổi” được nhóm bạn trẻ Nina Hòa Bình Lê, Ann Phong, Lê Đình Ysa, Nguyễn Lập Hậu & Jimmy Nhựt Hà... tổ chức vào tối thứ Sáu 7/3/2025 tại quận Cam, Nam California.
Không hiểu sao, khi những giòng nhạc trong bài Tuổi Đá Buồn của TCS qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly vang lên từ máy phát thanh ở rạp hát của Bowers Museum, lòng tôi bỗng nhiên rưng rưng. Cho dù lúc ấy, nhân vật chính là nữ ca sĩ Khánh Ly chưa xuất hiện trên sân khấu trong buổi tối kỷ niệm Sinh Nhật 80 tuổi của bà hôm thứ sáu tuần trước. Cho dù tôi đã nghe rất nhiều lần tiếng hát Khánh Ly từ lúc rất trẻ khi còn ở trong nước, hay những năm sau này ở Mỹ khi về già. Có lẽ tôi xúc động vì ý nghĩa của buổi tối kỷ niệm ngày sinh nhât của môt người nghệ sĩ đã hơn 60 năm ca hát cho đời và tạo cho mình môt chỗ đứng riêng với giọng hát đặc biệt của mình.
Tôi thường gọi bạn tôi “nghệ sĩ trầm lặng” vì biết bản tính anh từ ngày ở quân trường trên Đà Lạt, cách nay gần sáu thập niên. Khi anh bước vào con đường văn học nghệ thuật coi như “người bạn tri kỷ” và sự giải trí thanh tao trong cuộc sống nơi xứ người. Đức tính khiêm nhường và trầm lặng của anh, với tôi, rất quý vì phù hợp với tâm hồn. Câu nói của triết gia Pháp cho rằng những người thường khoe khoang, khoác lác thường với tâm hồn rỗng tuếch vì đầu óc họ chỉ có vậy. Và câu nói nhà bác học Blaise Pascal từ thế kỷ XVII “Le moi est haïssable” (Cái tôi đáng ghét) chứng minh cho điều đó. Vì tình trạng sức khỏe không cho phép nên Dương Viết Điền không tiếp tục những tác phẩm còn dang dở như nỗi niểm của anh trong tập cuối Nhật Ký Lúc Chiều Tà!
Nói tới tình khúc Từ Công Phụng phải nói ngay về “Bây Giờ Tháng Mấy”. Đó là ca khúc đầu tay của anh từ khi còn ngồi ghế trường trung học. Cú đầu là coup de maitre. Vậy mà chút xíu nữa ca khúc này không được nhìn thấy mặt trời. Trong bài viết “Mãi Mãi Bên Em” của nhà văn Hồng Thủy, có đoạn kể lại như sau: “Sáng tác bài “Bây Giờ Tháng Mấy” xong, anh Phụng chỉ định để hát chơi chứ không có ý muốn phổ biến. Một buổi chiều anh mang đàn ra ngồi ở hành lang đại học xá, vừa đàn vừa hát bài “Bây Giờ Tháng Mấy”. Tiếng hát theo gió, lọt vào phòng của một anh bạn gần đấy. Anh bạn nghe hay quá bèn nhất định đòi mang bản nhạc đi bán cho nhà xuất bản. Sau khi mua lại bản quyền, nhà xuất bản cho phổ biến ngay và bản nhạc được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Chỉ một thời gian ngắn, bản nhạc được xếp vào danh sách những bản nhạc nổi tiếng.
Vào năm 1998, lần đầu tiên tôi được đi Pháp, đến kinh đô ánh sáng Paris mà thuở bé chỉ dám nghĩ đến trong mơ. Đến Paris, người bạn Pháp hỏi tôi muốn đi viếng những danh lam thắng cảnh nào. Bên cạnh tháp Effeil, tôi nói muốn đến Ga Lyon, và thăm vườn Lục Xâm Bảo.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.