Hôm nay,  

GIÁNG SINH - Chiến Tranh và Ngưng Chiến

23/12/202200:00:00(Xem: 3197)
 
1 Chiên Tranh va Ngung Chien
Mọi người chụp ảnh cây thông Noel tại Quảng trường Sofiyska sau cuộc tấn công quy mô lớn bằng máy bay không người lái của Nga vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraine vào sáng sớm ở Kyiv, Ukraine, ngày 19 tháng 12 năm 2022 (Ảnh của Maxym Marusenko/NurPhoto qua Getty Images)
 
Theo những tin tức truyền thông mới nhất trên các trang báo thì sẽ không có ngưng chiến giữa Nga và Ukraine trong dịp Giáng Sinh. Thành phố cả hai phía sẽ tiếp tục nhận bom đạn, lính và thường dân sẽ tiếp tục thương vong.
 
Moscow hôm Thứ Tư (14/12) tuyên bố, sẽ không có “ngừng bắn dịp Giáng sinh” vì không nhận được yêu cầu thành ý từ Kyiv, trong bối cảnh chiến tranh tàn khốc ở Ukraine đã sang tháng thứ 10. Quyết định trao đổi thêm hàng chục tù binh, trong đó có một người Mỹ, cho thấy hai bên vẫn đang duy trì liên hệ ở một cấp nhất định, theo Reuters đưa tin. (Trí Thức VN)
 
Mọi nơi, mọi người trên thế giới đều theo dõi chiến tranh ở Ukraine, người ta đều tự hỏi liệu chiến tranh có tạm thời ngưng tiếng súng trong dịp cuối năm để đón Giáng Sinh và Năm Mới.
 
Người Việt Nam hơn ai hết có kinh nghiệm “Ngưng Bắn Cuối Năm*” này. Ngưng bắn ở phía nào và ngưng bắn ở đâu. Điều này thì chỉ có Cộng Sản Miền Bắc biết rõ theo kiểu của họ.

Bây giờ gần nửa thế kỷ trôi qua, chẳng còn ai muốn nhớ và muốn nhắc đến nữa. Bao nhiêu nước chảy qua cầu cũng không trở về nguyên thủy được nữa.
 
Chúng ta chỉ ngưng lại một khoảnh khắc để hình dung ra mùa Giáng Sinh và năm Mới sắp tới này ở đất nước Ukraine sẽ như thế nào? Có bao nhiêu cha mẹ mất con, bao nhiêu em bé mất cha mẹ, có bao nhiêu phụ nữ mất chồng. Sẽ không có quà tặng, không có thành phố chăng đèn, không tiếng cười, không hoa, không nến… Vẫn có tiếng súng, tiếng nổ và thật nhiều tiếng khóc của các bà Mẹ, người vợ, người chồng, trẻ em…
 
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào cũng mang bộ mặt xấu xí và đáng sợ. Nhưng hình như nó vẫn xuất hiện đều, không ở nơi này thì nơi kia. Ác quỷ thì hình như bao giờ cũng nhiều hơn thiên thần và nó đến nhanh hơn thiên thần. Lằn đi của viên đạn bắn ra từ hỏa tiễn, từ nòng súng nhanh hơn tiếng vỗ cánh của thiên thần, nên viên đạn luôn đến trước và làm lên vết thương, gây tang tóc và đổ nát.
 
Cứ tưởng tượng mùa đông ở nước Nga, tuyết rơi, tuyết rơi và tuyết rơi… tuyết phủ kín những hàng cây những con đường và ngay cả mặt sông cũng đóng băng. Kẻ cầm súng đi bắn và người chạy trốn súng đạn đều có thể chết vì băng giá, trước khi nghe thấy tiếng súng nổ. Trong chiến tranh ông già Noel không có ống khói để chui xuống, trẻ con không có lò sưởi để treo những đôi vớ ước mơ, vì hỏa tiễn đã làm sập những ngôi nhà. Những em bé viết thư cho ông già Noel mà không biết làm cách nào gửi được nữa. Không có gốc cây Noel trong nhà, lò sưởi cũng xụp đổ rồi, ống khói cũng không còn nữa và ngay cả gia đình em cũng khó mà tìm ra một nơi an toàn ấm áp trong mùa Lễ này.
 
Thời thanh bình,Ukraine cũng ăn mừng Giáng Sinh và Năm Mới như bất cứ nơi nào trên thế giới. Cũng những cây thông Giáng Sinh được chăng đèn kết hoa, cũng những người thân mua quà tặng nhau. Trẻ em cũng nhận được quà từ Ded Moroz (Ông Già Santa Claus) và những tiệc tùng Năm Mới tiếp theo.Tổng Thống cũng đọc thông điệp chúc mừng người dân vào giờ giao thừa để Mừng Năm Mới và pháo hoa chắc chắn được thắp sáng bầu trời.
 
Năm nay chắc Tổng Thống Ukraine cũng vẫn đọc lời chúc mừng cho dân chúng của mình. Thông điệp đó chắc viết bằng nước mắt và lòng can đảm của một nhà lãnh đạo đang trong một giai đoạn vô cùng mong manh của đất nước.
 
Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản tại Mỹ
Bút Ký Chuyến Đi Ukraine và Ba Lan
Đinh Xuân Thái- Đinh Quang Anh Thái
Có một biển ngữ hình trái tim sơn màu cờ của Ukraine
Màu xanh da trời và màu vàng hoa hướng dương với hàng chữ

1 Chiên Tranh va Ngung Chien 2
 
Trong Mùa Giáng Sinh này, xin hãy cùng cầu nguyện cho Ukraine và cho Thế Giới được an bình.
 
Trần Mộng Tú                                   
Giáng Sinh 2022
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay… dặn để đọc mấy ngày Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi! “Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe im lặng đời mình” (TCS)? Nhưng không. CHT không thở dài! Anh nói về “thiêng liêng” về “chia tay mà không biệt ly của cánh hoa rơi”…
“Chỉ là nỗi đam mê” (Passion Simple, 1991) là một trong số gần 30 tác phẩm của nhà văn nữ người Pháp Annie Ernaux, người vừa được Hàn Lâm Viện Thụy Điển trao tặng giải thưởng Nobel về Văn Chương 2022...
Trong tuần qua, nhà thơ Trịnh Y Thư vừa phát hành một sách mới nhan đề “Căn Phòng Riêng,” dịch từ nguyên bản tiếng Anh, Virginia Woolf, A Room of One’s Own, nxb Harcourt, 1991. Theo lời dịch giả Trịnh Y Thư, ấn bản 2023 của bản dịch để phổ biến ở hải ngoại là bản được sửa chữa và tăng bổ từ hai ấn bản đã in trong các năm 2009 và 2016 tại Việt Nam. Tập tiểu luận văn học này của Virginia Woolf (1882-1941) như dường trải qua gần 100 tuổi, vì sách ấn hành lần đầu là năm 1929, nhưng các vấn đề nêu lên đều rất mới, như vị trí người cầm bút nữ chỉ là bóng mờ trong ngôi làng của các nhà văn, hay yêu cầu của Woolf rằng người sáng tác phải lìa hẳn “cái tôi” khi cầm bút, hay người sáng tác văn học cần có “khối óc lưỡng tính [nam/nữ]” (nghĩa là lìa cá tính, hay lìa ngã thể?) -- nghĩa là tất cả những gì rất mực táo bạo đối với người sáng tác văn học Việt Nam.
Thu hút sự chú ý của công chúng về tính quyết định của thời điểm lịch sử hiện tại, Ahmed giới thiệu một lý thuyết phê bình về giải phóng xã hội dựa trên các phong trào cách mạng hậu Xô Viết đã nổi lên bên lề trật tự xã hội toàn cầu. Sự gia tăng của các phong trào loại trừ xã hội và chính trị ở nhiều nơi trên thế giới, khủng hoảng sinh thái đang diễn ra, phân biệt chủng tộc chống người Da đen và sự cụ thể hóa của sự tuyệt vọng do đại dịch COVID-19 mang lại đòi hỏi một cách tiếp cận mới đối với cuộc cách mạng, mà Ahmed lập luận, phải được bắt nguồn từ kinh nghiệm của những người bị áp bức nhất trong xã hội.
Nói chung "bật khóc" vì nhiều lý do …. Trước khi đề cập chi tiết hơn về bài thơ tôi mạn phép giới thiệu sơ về Lão Thi Sĩ Trần Công. Theo internet thì tác giả người Gò Công, từng là Trung Tá Cảnh sát Quốc Gia Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và hiện định cư tại Hoa Kỳ.
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách đặt vấn đề của nó. Nó là cuốn sách được nhật báo Le Monde của Pháp quốc xếp hạng thứ 69 trong số 100 cuốn sách hay, giá trị, đáng đọc nhất thế kỷ XX. Kỳ thực, nó là cuốn sách đặt nền móng cho Nữ quyền luận trong hai lĩnh vực tư tưởng và phê bình văn học. Cuốn sách được hình thành dựa trên loạt bài thuyết trình Woolf đọc trước cử tọa toàn phái nữ tại hai trường cao đẳng dành riêng cho phụ nữ, Newham và Girton, thuộc trường đại học danh tiếng Cambridge của Anh quốc, vào năm 1928, xoay quanh chủ đề “Phụ nữ và sáng tác văn học.”
Cuốn tiểu thuyết này mổ xẻ tình bạn mãnh liệt giữa hai cô gái mười ba tuổi, Agnès và Fabienne, ở vùng nông thôn nước Pháp thời hậu chiến. Họ tự tin mình “đủ tuổi để làm mọi thứ”, họ bão hòa sự nhàm chán bằng những kế hoạch càng ngày càng phức tạp. Fabienne bắt đầu đọc những câu chuyện kinh dị cho Agnès, và sau đó thiết kế ấn phẩm của họ dưới tên của Agnès. Agnès được tôn vinh là một đứa trẻ thần đồng và cuộc đời cô bắt đầu một quỹ đạo mới. Câu chuyện mở ra khi Agnès nhìn lại, bây giờ cô đã 27 tuổi và sống ở Pennsylvania, nghe tin Fabienne chết. Những hồi ức của cô ấy về tình bạn và sự phấn đấu của cô với sự nổi tiếng, được kể lại tự nhiên theo giọng điệu thanh tao, được nhấn mạnh bằng những mô tả sắc bén về niềm tin của tuổi vị thành niên.
Quyển thơ có 18 bài trong 50 bài được thầy Tuệ Sỹ viết bằng Hán tự trong thời gian bị bắt giam lần thứ nhất hơn 2 năm (1978-1981)...
Bất ngờ, tôi mới nhận ra rằng GS Nguyễn Bá Chung cũng là một nhà thơ. Bởi vì một thành kiến tôi có từ lâu, một học giả thường không làm thơ. Trước giờ tôi vẫn nghĩ rằng GS Nguyễn Bá Chung là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu, và là người dịch sang tiếng Anh nhiều bài thơ thời Lý, Trần và thời Lê, Nguyễn --- và đó là những gì tôi từng chú ý nhất, khi đọc hai bản Anh dịch của họ Nguyễn: tập “Ly Tran Zen Poems” (nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2005, tái bản 6/2007) và “Le Nguyen Zen Poems” (nxb Hội Nhà Văn 6/2019). Lúc đó, tôi không chú tâm về những sách khác do GS Nguyễn Bá Chung (NBC) dịch, như tiểu thuyết, truyện, thơ… Và rồi một bất ngờ, khi tôi khám phá ra Nguyễn Bá Chung cũng là một nhà thơ rất mực lãng đãng Thiền học, thơ mộng tột vời.
Nhân đọc tập thơ Tiểu Khúc của Tôn Nữ Thu Dung, Tương Tri xuất bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.