Hôm nay,  

Trên Kệ Sách: "Cuốn Sách Về Ngỗng"

02/01/202322:49:00(Xem: 1567)

CUON SACH VE NGONG

Trên Kệ Sách: "Cuốn Sách Về Ngỗng"

(The Book of Goose)

Yiyun Li

Farrrar, Straus and Giroux. New York. 2022.

Giá bìa cứng: $25.00

Một trong số tiểu thuyết dẫn đầu trong năm 2022, nhận định bởi một số nhà phâ bình văn học.

 

“Hạnh phúc có thể trồng được không?” Fabienne hỏi.

Khi đó chúng tôi mười ba tuổi, nhưng cảm thấy già hơn. Bây giờ tôi biết cơ thể chúng tôi kém phát triển, giống như những đứa trẻ sinh ra trong thời chiến tranh và lớn lên trong nghèo đói, qua nhiều năm tháng bị nhồi nhét vào trí não . Phát triển đầy đặn, chúng tôi không được như vậy. Trẻ em nẩy nở đầy đủ là điều hiếm thấy trong thời chiến vì chiến tranh bảo đảm sự phát triển không cân xứng, nhưng trong thời bình, những thứ khác lại diễn ra không như ý muốn. Tôi chưa gặp một đứa trẻ nào không bị lệch lạc về một mặt nào đó. Và khi những đứa trẻ lớn lên, chúng trở thành những người lớn lệch lạc.

"Mình có thể trồng hạnh phúc không?" tôi hỏi.

"Mày có thể trồng bất cứ thứ gì mày muốn, giống như trồng khoai vậy," Fabienne nói.

Tôi nghĩ cô ta sẽ có một câu trả lời hay hơn. Hạnh phúc đang lớn dần trên đỉnh cột điện, hoặc trong tổ chim hồng tước, hoặc giữa hai tảng đá trong một khe nước. Hạnh phúc không phải là màu dơ bẩn và ẩn dưới lòng đất. Ngay cả một quả táo trên cành cũng thích hợp để được gọi là hạnh phúc hơn là một quả táo dưới đất. Mặc dù nếu hạnh phúc giống như một quả táo, tôi nghĩ nó sẽ khá bình thường và không thú vị.

Cuốn tiểu thuyết này mổ xẻ tình bạn mãnh liệt giữa hai cô gái mười ba tuổi, Agnès và Fabienne, ở vùng nông thôn nước Pháp thời hậu chiến. Họ tự tin mình “đủ tuổi để làm mọi thứ”, họ bão hòa  sự nhàm chán bằng những kế hoạch càng ngày càng phức tạp. Fabienne bắt đầu đọc những câu chuyện kinh dị cho Agnès, và sau đó thiết kế ấn phẩm của họ dưới tên của Agnès. Agnès được tôn vinh là một đứa trẻ thần đồng và cuộc đời cô bắt đầu một quỹ đạo mới. Câu chuyện mở ra khi Agnès nhìn lại, bây giờ cô đã 27 tuổi và sống ở Pennsylvania, nghe tin Fabienne chết. Những hồi ức của cô ấy về tình bạn và sự phấn đấu của cô với sự nổi tiếng, được kể lại tự nhiên theo giọng điệu thanh tao, được nhấn mạnh bằng những mô tả sắc bén về niềm tin của tuổi vị thành niên.

 

New York Time:

“Không phải chỉ biết một câu chuyện là đủ sao? Tại sao phải dành thời gian để viết nó ra?” thắc mắc của Agnès, 13 tuổi, một trong hai cô gái vị thành niên ở trung tâm của cuốn tiểu thuyết mới của Yiyun Li, “The Book of Goose.” Câu hỏi thúc đẩy không chỉ câu chuyện mà Agnès tiếp tục kể, mà còn toàn bộ lịch sử văn học. Điều gì thúc đẩy chúng ta chia sẻ đời sống nội tâm của mình theo cách này? Bằng cách ghi chúng trên thế giới, liệu chúng ta có thể nắm bắt được điều gì đó trường tồn trong sự tồn tại của chúng ta trong một hạt bụi trong vũ trụ không?

Văn học luôn là ngôi nhà an toàn cho những người không làm nên lịch sử chính thức, những người không giả vờ là anh hùng của số phận. Điều đó chắc chắn đúng với khối lượng tác phẩm đa dạng của Li: hai tuyển tập truyện nổi bật, một cuốn hồi ký trong tiểu luận và bốn cuốn tiểu thuyết trước đó, trong đó bao gồm tác phẩm hư cấu có thể là u ám nhất mà tôi từng đọc — “The Vagrants,” một bức chân dung chi tiết về một cộng đồng nhỏ giữa sự áp bức chính trị của Trung Quốc vào cuối những năm 1970 — và câu chuyện đau lòng nhất: “Where Reasons End,” cuộc đối thoại giữa một người mẹ và đứa con trai đã khuất của bà, được viết sau cái chết của một trong những đứa con của chính tác giả . Thông thường, có sự căng thẳng giữa sự trầm lặng của những nhân vật trên các trang sách của Li - một chủ nghĩa khắc kỷ không nên bị nhầm lẫn với sự thụ động - và sự kỳ lạ, bão hòa trong cách kể chuyện của tác giả, với những nhấn mạnh, cuộc sống đủ quan trọng để kể lại qua những lối chính xác và chân thực như vậy.

The Book of Goose” nói về một trò lừa bịp văn học được nghĩ ra giữa hai thiếu nữ Pháp vào những năm 1950, Agnès và Fabienne, những người lớn lên trong một ngôi làng hoang vắng, nơi sự thiếu thốn về tinh thần cũng như vật chất. Agnès nhớ lại: Chúng tôi không cân đối. Thế giới chiến tranh thứ hai tàn phá ngôi làng của họ, St. Rémy, nơi mà ngay cả những khoảnh khắc vui vẻ dường như cũng dẫn đến diệt vong: Sau khi yêu một G.I. người Mỹ, chị gái của Fabienne cùng với đứa con sơ sinh qua đời một lượt trong ca sinh sản. Anh trai của Agnès, Jean, trở về nhà từ trại lao động ở Đức đã trở thành tù nhân trên giường, mắt lờ đờ và ho ra máu.

Trong khi Agnès đi học, Fabienne vất vã gần như man rợ, dành cả ngày để chăm sóc gia súc trong trang trại, phục vụ người cha và các anh trai say xỉn, (mẹ cô vắng mặt không rõ nguyên nhân). Cô thường xuyên bày ra các trò chơi liên quan đến ma và nghĩa địa.

Agnès càng ngày càng ngoan ngoãn càng nhận ra  cô sẽ giống như những cô gái khác nếu không có người bạn táo bạo và thông minh hơn này. “Thật là một bi kịch,” cô ấy quyết định, “sống một cuộc đời có thể hoán đổi cho nhau, tìm kiếm những hứng thú có thể hoán đổi cho nhau.” Fabienne nghĩ ra một trò giải trí mới: Cô ấy kể cho Agnès nhiều câu chuyện kinh dị; Agnès, người có khả năng viết  hay và “vẻ bề ngoài dễ nhìn hơn,” sẽ viết lại và nhận quyền tác giả. Cùng nhau, họ mời giám đốc bưu điện của thị trấn, M. Devaux, người có học thức và địa vị theo tiêu chuẩn của St. Rémy, để giúp họ sửa lại bản thảo rồi gửi cho nhà xuất bản. Cuốn sách, một loạt các câu chuyện rùng rợn liên quan đến cái chết của một đứa trẻ, trở thành một tác phẩm ăn khách, được ca ngợi vì “sự trung thực dữ dội”. Agnès được mời đến Paris để quảng cáo cho cuốn sách, nơi cô được ca ngợi là “một nhà văn trẻ tuổi man rợ về cuộc sống thời hậu chiến.”

Trong khi Fabienne là động cơ đằng sau kế hoạch, thì chính Agnès - ý thức về khả năng của cô ấy được khơi dậy bởi những cuộc phiêu lưu ở Paris - người hóa ra lại giỏi hơn trong việc nói cho thế giới biết những gì họ muốn nghe, trả lời các câu hỏi của báo chí về tính xác thực của cuốn sách một cách bí ẩn. […] “Các nhà báo và nhà phê bình, những người thiếu suy nghĩ, đã từ chối nhận ra, khoảng cách giữa sự sống và cái chết luôn ngắn hơn mức mà mọi người sẵn sàng hiểu,” Agnès phản ánh. Khoảng cách giữa hư cấu và thực tế cũng ngắn hơn. “Tất cả các thế giới, được tạo ra hay không, đều có thực như nhau. Và vì vậy chúng đều không có thật,” Agnès trầm ngâm, nhớ lại những nỗ lực thất vọng khi nói về những trải nghiệm ở thủ đô với Fabienne. Nếu, đối với người Paris, vùng nông thôn đóng vai trò phản ánh thuận tiện những điều tồi tệ nhất của loài người, thì đối với dân làng, Paris cũng có thể là thiên đàng vĩnh viễn xa cách. Sau đó, Agnès trưởng thành, kết hôn với một người Mỹ và sống ở Pennsylvania, cũng trải qua sự bất hòa tương tự khi cô ấy được hỏi về thời trang hoặc ẩm thực Pháp và tưởng tượng sẽ chia xẻ một số cấu trúc chân thực hơn của cuộc sống làng quê với những người nội trợ đối thoại với cô: “những con giòi bị  khai quật bởi mưa xối xả,” hoặc “tiếng kêu của những con lợn bị làm thịt, tiếng thở hổn hển của chúng được thay thế bằng tiếng rít của máu”.

[…] Agnès và Fabienne thành công trong việc tạo ra một thế giới ly kỳ bất hợp pháp, một thế giới thừa nhận nỗi đau của họ, nhưng Li không nao núng trước chủ nghĩa phát xít tình cảm của các cô gái. Sự tàn ác thờ ơ của ngôi làng được tái hiện cả trong thế giới hư cấu mà họ đã xây dựng và trong cách họ thao túng, với những hậu quả nghiêm trọng, những người lớn tuổi trong thế giới thực của họ. […]

Tất cả tiểu thuyết đều là một loại trò lừa bịp ở chỗ nó tạo ra ảo tưởng, kích động cảm xúc chân thực với các nhân vật và tình huống. Cuốn sách mang tính giải trí hấp dẫn nhất trong số các tiểu thuyết của Li, “Cuốn sách về Ngỗng” là một câu chuyện ngụ ngôn hiện sinh làm sáng tỏ động cơ đằng sau việc chúng ta viết truyện: để hiểu và trả thù cho sự thật về con người chúng ta, để khiến mọi người biết cảm giác như thế nào. […]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay… dặn để đọc mấy ngày Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi! “Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe im lặng đời mình” (TCS)? Nhưng không. CHT không thở dài! Anh nói về “thiêng liêng” về “chia tay mà không biệt ly của cánh hoa rơi”…
“Chỉ là nỗi đam mê” (Passion Simple, 1991) là một trong số gần 30 tác phẩm của nhà văn nữ người Pháp Annie Ernaux, người vừa được Hàn Lâm Viện Thụy Điển trao tặng giải thưởng Nobel về Văn Chương 2022...
Trong tuần qua, nhà thơ Trịnh Y Thư vừa phát hành một sách mới nhan đề “Căn Phòng Riêng,” dịch từ nguyên bản tiếng Anh, Virginia Woolf, A Room of One’s Own, nxb Harcourt, 1991. Theo lời dịch giả Trịnh Y Thư, ấn bản 2023 của bản dịch để phổ biến ở hải ngoại là bản được sửa chữa và tăng bổ từ hai ấn bản đã in trong các năm 2009 và 2016 tại Việt Nam. Tập tiểu luận văn học này của Virginia Woolf (1882-1941) như dường trải qua gần 100 tuổi, vì sách ấn hành lần đầu là năm 1929, nhưng các vấn đề nêu lên đều rất mới, như vị trí người cầm bút nữ chỉ là bóng mờ trong ngôi làng của các nhà văn, hay yêu cầu của Woolf rằng người sáng tác phải lìa hẳn “cái tôi” khi cầm bút, hay người sáng tác văn học cần có “khối óc lưỡng tính [nam/nữ]” (nghĩa là lìa cá tính, hay lìa ngã thể?) -- nghĩa là tất cả những gì rất mực táo bạo đối với người sáng tác văn học Việt Nam.
Thu hút sự chú ý của công chúng về tính quyết định của thời điểm lịch sử hiện tại, Ahmed giới thiệu một lý thuyết phê bình về giải phóng xã hội dựa trên các phong trào cách mạng hậu Xô Viết đã nổi lên bên lề trật tự xã hội toàn cầu. Sự gia tăng của các phong trào loại trừ xã hội và chính trị ở nhiều nơi trên thế giới, khủng hoảng sinh thái đang diễn ra, phân biệt chủng tộc chống người Da đen và sự cụ thể hóa của sự tuyệt vọng do đại dịch COVID-19 mang lại đòi hỏi một cách tiếp cận mới đối với cuộc cách mạng, mà Ahmed lập luận, phải được bắt nguồn từ kinh nghiệm của những người bị áp bức nhất trong xã hội.
Nói chung "bật khóc" vì nhiều lý do …. Trước khi đề cập chi tiết hơn về bài thơ tôi mạn phép giới thiệu sơ về Lão Thi Sĩ Trần Công. Theo internet thì tác giả người Gò Công, từng là Trung Tá Cảnh sát Quốc Gia Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và hiện định cư tại Hoa Kỳ.
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách đặt vấn đề của nó. Nó là cuốn sách được nhật báo Le Monde của Pháp quốc xếp hạng thứ 69 trong số 100 cuốn sách hay, giá trị, đáng đọc nhất thế kỷ XX. Kỳ thực, nó là cuốn sách đặt nền móng cho Nữ quyền luận trong hai lĩnh vực tư tưởng và phê bình văn học. Cuốn sách được hình thành dựa trên loạt bài thuyết trình Woolf đọc trước cử tọa toàn phái nữ tại hai trường cao đẳng dành riêng cho phụ nữ, Newham và Girton, thuộc trường đại học danh tiếng Cambridge của Anh quốc, vào năm 1928, xoay quanh chủ đề “Phụ nữ và sáng tác văn học.”
Quyển thơ có 18 bài trong 50 bài được thầy Tuệ Sỹ viết bằng Hán tự trong thời gian bị bắt giam lần thứ nhất hơn 2 năm (1978-1981)...
Bất ngờ, tôi mới nhận ra rằng GS Nguyễn Bá Chung cũng là một nhà thơ. Bởi vì một thành kiến tôi có từ lâu, một học giả thường không làm thơ. Trước giờ tôi vẫn nghĩ rằng GS Nguyễn Bá Chung là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu, và là người dịch sang tiếng Anh nhiều bài thơ thời Lý, Trần và thời Lê, Nguyễn --- và đó là những gì tôi từng chú ý nhất, khi đọc hai bản Anh dịch của họ Nguyễn: tập “Ly Tran Zen Poems” (nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2005, tái bản 6/2007) và “Le Nguyen Zen Poems” (nxb Hội Nhà Văn 6/2019). Lúc đó, tôi không chú tâm về những sách khác do GS Nguyễn Bá Chung (NBC) dịch, như tiểu thuyết, truyện, thơ… Và rồi một bất ngờ, khi tôi khám phá ra Nguyễn Bá Chung cũng là một nhà thơ rất mực lãng đãng Thiền học, thơ mộng tột vời.
Nhân đọc tập thơ Tiểu Khúc của Tôn Nữ Thu Dung, Tương Tri xuất bản.
Chúng ta chỉ ngưng lại một khoảnh khắc để hình dung ra mùa Giáng Sinh và năm Mới sắp tới này ở đất nước Ukraine sẽ như thế nào? Có bao nhiêu cha mẹ mất con, bao nhiêu em bé mất cha mẹ, có bao nhiêu phụ nữ mất chồng. Sẽ không có quà tặng, không có thành phố chăng đèn, không tiếng cười, không hoa, không nến… Vẫn có tiếng súng, tiếng nổ và thật nhiều tiếng khóc của các bà Mẹ, người vợ, người chồng, trẻ em…