Hôm nay,  

Sống Và Viết Ở Hải Ngoại, hồi ký của Nguyễn Hưng Quốc

15/07/202200:00:00(Xem: 2726)


281883032_732865961104408_2155519824688852509_n

 

Cuốn Chí Phèo, thật ra, là hồi ký của một gã nông dân bị tha hoá trong một xã hội thối nát. Nam Cao chỉ là người chấp bút. Tôi không cần ai viết giùm. Tôi có thể tự viết. Viết, ở đây, là việc làm hoàn toàn có tính cá nhân, một tiếng nói của cái tầm thường. Tôi tưởng tượng: Một ngày nào đó, tâm hồn thật thanh thản, hết những tranh chấp trong/ngoài, quốc/cộng, người ta sẽ nhìn lại mấy chục năm văn học hải ngoại. Sau khi đọc những bài thơ hay, những cuốn tiểu thuyết lớn, hẳn có lúc người ta sẽ nảy chút tò mò muốn tìm hiểu những cái tầm thường chung quanh đời sống văn học: Lúc ấy cuốn sách này sẽ lên tiếng.

Trong lãnh vực văn học, mọi nỗ lực khái quát hoá và phạm trù hoá đều trở thành bất cập. Với văn học lưu vong, vốn nằm trên những biên giới, chịu nhiều tác động từ bên ngoài, lại càng dễ bất cập. Ở đó, mọi tự sự đều là những tiểu tự sự. Những tiểu tự sự ấy lại phân tán. Như những tia nước bắn tung toé, không tụ lại thành dòng. Để tìm hiểu, người ta phải nhặt nhạnh từng giọt. Từng giọt.

Từng cái tôi lửng lơ.

Những cái tôi lửng lơ ấy thường im lặng. Giới cầm bút Việt Nam ít viết hồi ký. Ở hải ngoại càng ít viết. Cuốn sách này được viết với một tham vọng duy nhất: Ghi lại những cái tầm thường nhất trong đời sống văn học, từ chuyện làm báo đến viết sách, từ chuyện nhuận bút đến tiền bản quyền cho các cuốn sách tiếng Việt và tiếng Anh. Quan trọng nhất, nó ghi lại những thao thức và trăn trở, thường nhuốm vị ngậm ngùi, của một cây bút sống và viết ở một nơi xa lắc ngoài quê hương.

 

Sự ngậm ngùi bàng bạc trong cả cuốn sách, nhưng không chừng rõ nhất là ở đoạn kết:

 

“Phần tôi, mặc dù sống ở ngoại quốc đã gần 40 năm, vẫn chủ yếu viết bằng tiếng Việt. Tiếng Việt là quê hương của tôi. Các thứ tiếng khác chỉ là những cõi lưu đày, ở đó, tôi không có quá khứ, cũng không có họ hàng. Tiếng Việt còn là thân thể của tôi. Khác với tất cả các ngôn ngữ khác mà tôi biết, cảm xúc của tôi đối với tiếng Việt, và chỉ với tiếng Việt, là những cảm giác mang tính vật lý, thậm chí, nhục thể để tôi có thể run lên với chữ, phập phồng thở với từng thanh bằng thanh trắc. Viết tiếng Việt, với tôi, là tham gia vào một cuộc giao hoan. Lặng lẽ và cô độc.”

 

Nguyễn Hưng Quốc

 

***

Sách do Lotus Media xuất bản và phát hành toàn cầu trên Amazon.com

 

https://www.amazon.com/S%E1%BB%90ng-Vi%E1%BA%BEt-H%E1%BA%A2i-Ngo%E1%BA%A0i-Vietnamese/dp/108805076X/ref=sr_1_21?crid=DM8DMJQSNTKO&keywords=nguyen+hung+quoc&qid=1657805315&s=books&sprefix=nguyen+hung+quoc%2Caps%2C366&sr=1-21

  

Cuốn sách gồm 11 chương:
  1. 1.       MỞ: Sống và viết như những người lưu vong
  2. 2.       Đường vào văn học
  3. 3.       Lộc văn
  4. 4.       Làm báo và xuất bản
  5. 5.       Viết sách
  6. 6.       Những cuộc bút chiến
  7. 7.       Đời đi dạy
  8. 8.       Bạn văn
  9. 9.       Không được nhập cảnh vào Việt Nam
  10. 10.   Lại bị cấm nhập cảnh
  11. 11.   ĐÓNG: Vấn đề bản sắc của người cầm bút lưu vong      

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài đọc thơ Tùy Anh này đã được viết xong bốn ngày trước khi anh Nguyễn Hòa, Pháp Danh Nguyên Trí, bút hiệu Phù Vân và Tùy Anh, cựu Chủ Bút Tạp Chí Viên Giác do Hòa Thượng Thích Như Điển làm Chủ Nhiệm, đã từ giã cõi đời vào ngày 18 tháng 8 năm 2023 tại Đức. Vì vậy, bài này được đăng để tưởng niệm nhà thơ Tùy Anh và cầu nguyện Hương Linh Anh sớm về cõi Phật.
Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX, XXI có nhiều khúc quanh nghiệt ngã, và thân phận của hàng chục triệu người Việt cũng chìm nổi theo những thăng trầm của đất nước. Nhưng có những người đã luôn cố gắng hết sức để làm những gì có thể làm được cho đất nước, xã hội Việt Nam, cho dù khi còn đang ở tại quê hương, hay khi đã rời nước ra đi, với tâm niệm “cần phải sống yên ổn với lương tâm của mình, cần phải làm điều mà mình tin là đúng và công bằng trong hoàn cảnh lúc ấy…” Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhân vật chính trong cuốn sách “Nguyễn Mạnh Hùng, khoảnh khắc nhìn lại” là một con người như vậy.
Sau khi đọc hai tập truyện ngắn của Phạm Tín An Ninh, tôi viết review và gửi cho anh thể hiện lòng hâm mộ của mình. Anh trả lời thư rất khiêm cung, giản dị và đầy tình cảm. Từ đó, chúng tôi thường liên lạc với nhau, anh coi tôi như người bạn nhỏ và tôi coi anh như một huynh trưởng của mình...
DUST CHILD/ Đứa Con Bụi, một thiên truyện của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, vừa được nhà xuất bản Algonquinn Books of Chapel Hill cho ấn hành...
Vợ chồng nhà báo Ngọc Hà & Du Miên rất quen thuộc với cộng đồng người Việt tị nạn gần nửa thế kỷ qua trong ngành truyền thông Việt ngữ vừa ấn hành sách “Việt Eden, Địa Đàng Hạ Giới” vào Hè 2023...
Khởi viết từ năm 2013, sách Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời vừa hoàn tất và được Ananda Viet Foundation ở Nam California xuất bản, Amazon phát hành...
Với tư cách một công dân, nhà văn Khuất Đẩu đã, ít nhất, không hổ thẹn là một người cầm bút...
"Một Tuần Một Đời", tác phẩm thứ bảy của Đặng Mai Lan, là một truyện dài hai trăm trang. Theo lời tâm sự của tác giả, truyện được hoàn tất chỉ sau vài tháng. Tác giả đã viết như được ai cầm tay ghi lên giấy...
Bản dịch Việt ngữ dựa trên nguyên bản Anh ngữ bài điểm sách ‘Wild Dances’ puts consequences of a long-ago, faraway conflict at center (NPR May 9, 2023) của Đinh Từ Bích Thúy...
Một buổi ra mắt sách thực hiện dưới hình thức buổi trà đàm tại Quán Cành Nam trong Viện Viêt Học hôm thứ Năm 13 tháng 7/2023 đã trình bày một hình thức mới của văn học Việt Nam: một tuyển tập dịch sang Anh văn 3 truyện kể từ 3 nhà văn Phạm Thành Châu, Phạm Tín An Ninh, Phan Nhật Nam do dịch giả Kim Vũ thực hiện nhằm cho thế hệ trẻ gốc Việt chỉ đọc dược tiếng Anh hiểu được sự thật lịch sử tại quê nhà Việt Nam, nơi cha anh của họ đã rời nước ra đi. Chương trình dịch sang tiếng Anh các chuyện kể sẽ được dịch giả Kim Vũ thực hiện liên tục, và dự kiến sẽ có thêm hỗ trợ từ Tiến sĩ Đinh Xuân Quân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.