Hôm nay,  

Sống Và Viết Ở Hải Ngoại, hồi ký của Nguyễn Hưng Quốc

15/07/202200:00:00(Xem: 2731)


281883032_732865961104408_2155519824688852509_n

 

Cuốn Chí Phèo, thật ra, là hồi ký của một gã nông dân bị tha hoá trong một xã hội thối nát. Nam Cao chỉ là người chấp bút. Tôi không cần ai viết giùm. Tôi có thể tự viết. Viết, ở đây, là việc làm hoàn toàn có tính cá nhân, một tiếng nói của cái tầm thường. Tôi tưởng tượng: Một ngày nào đó, tâm hồn thật thanh thản, hết những tranh chấp trong/ngoài, quốc/cộng, người ta sẽ nhìn lại mấy chục năm văn học hải ngoại. Sau khi đọc những bài thơ hay, những cuốn tiểu thuyết lớn, hẳn có lúc người ta sẽ nảy chút tò mò muốn tìm hiểu những cái tầm thường chung quanh đời sống văn học: Lúc ấy cuốn sách này sẽ lên tiếng.

Trong lãnh vực văn học, mọi nỗ lực khái quát hoá và phạm trù hoá đều trở thành bất cập. Với văn học lưu vong, vốn nằm trên những biên giới, chịu nhiều tác động từ bên ngoài, lại càng dễ bất cập. Ở đó, mọi tự sự đều là những tiểu tự sự. Những tiểu tự sự ấy lại phân tán. Như những tia nước bắn tung toé, không tụ lại thành dòng. Để tìm hiểu, người ta phải nhặt nhạnh từng giọt. Từng giọt.

Từng cái tôi lửng lơ.

Những cái tôi lửng lơ ấy thường im lặng. Giới cầm bút Việt Nam ít viết hồi ký. Ở hải ngoại càng ít viết. Cuốn sách này được viết với một tham vọng duy nhất: Ghi lại những cái tầm thường nhất trong đời sống văn học, từ chuyện làm báo đến viết sách, từ chuyện nhuận bút đến tiền bản quyền cho các cuốn sách tiếng Việt và tiếng Anh. Quan trọng nhất, nó ghi lại những thao thức và trăn trở, thường nhuốm vị ngậm ngùi, của một cây bút sống và viết ở một nơi xa lắc ngoài quê hương.

 

Sự ngậm ngùi bàng bạc trong cả cuốn sách, nhưng không chừng rõ nhất là ở đoạn kết:

 

“Phần tôi, mặc dù sống ở ngoại quốc đã gần 40 năm, vẫn chủ yếu viết bằng tiếng Việt. Tiếng Việt là quê hương của tôi. Các thứ tiếng khác chỉ là những cõi lưu đày, ở đó, tôi không có quá khứ, cũng không có họ hàng. Tiếng Việt còn là thân thể của tôi. Khác với tất cả các ngôn ngữ khác mà tôi biết, cảm xúc của tôi đối với tiếng Việt, và chỉ với tiếng Việt, là những cảm giác mang tính vật lý, thậm chí, nhục thể để tôi có thể run lên với chữ, phập phồng thở với từng thanh bằng thanh trắc. Viết tiếng Việt, với tôi, là tham gia vào một cuộc giao hoan. Lặng lẽ và cô độc.”

 

Nguyễn Hưng Quốc

 

***

Sách do Lotus Media xuất bản và phát hành toàn cầu trên Amazon.com

 

https://www.amazon.com/S%E1%BB%90ng-Vi%E1%BA%BEt-H%E1%BA%A2i-Ngo%E1%BA%A0i-Vietnamese/dp/108805076X/ref=sr_1_21?crid=DM8DMJQSNTKO&keywords=nguyen+hung+quoc&qid=1657805315&s=books&sprefix=nguyen+hung+quoc%2Caps%2C366&sr=1-21

  

Cuốn sách gồm 11 chương:
  1. 1.       MỞ: Sống và viết như những người lưu vong
  2. 2.       Đường vào văn học
  3. 3.       Lộc văn
  4. 4.       Làm báo và xuất bản
  5. 5.       Viết sách
  6. 6.       Những cuộc bút chiến
  7. 7.       Đời đi dạy
  8. 8.       Bạn văn
  9. 9.       Không được nhập cảnh vào Việt Nam
  10. 10.   Lại bị cấm nhập cảnh
  11. 11.   ĐÓNG: Vấn đề bản sắc của người cầm bút lưu vong      

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong đời, thế nào cũng có lúc chúng ta nằm bệnh, hoặc có người thân nằm bệnh. Trường hợp như thế, lời khuyên thực dụng nhất là nên tìm đọc và áp dụng những dòng thơ Ngọa Bệnh Ca của Ni Trưởng Trí Hải. Thí dụ như những dòng thơ: Hãy để tâm vắng lặng Theo dõi hơi ra vào Thấm nhuần chân diệu pháp Trong từng mỗi tế bào Hãy biến ngay giường bệnh Thành một chốn đạo tràng.
Đọc xong đã lâu, định bụng sẽ viết những cảm nhận nhưng cứ lần lữa hoài. Dẫu biết rằng “Phò mã tốt áo” không cần phải khen, nói chỉ thêm dở, tán thêm tệ, viết lại thừa nhưng không viết thì tâm cảm thấy không yên. Cuối cùng rồi tôi cũng thắng được sự lười biếng để ngồi xuống trang trải chút tâm ý với đời. Cuốn Trong Những Thoáng Chốc dày 350 trang là tập tùy bút và tạp ghi của nhà văn Vĩnh Hảo. Vĩnh Hảo là một cây bút đầy nội lực và sung mãn, anh viết trong suốt mấy chục năm ở hải ngoại. Anh đã cho xuất bản 13 tác phẩm văn và thơ, ngoài ra còn có hàng trăm bài viết khác trên các trang mạng của bạn bè. Anh còn có trang web www.vinhhao.info lưu giữ tất cả những sáng tác. Vĩnh Hảo vừa là họ tên và cũng là bút danh.
Đọc xong hai quyển “Theo dấu thư hương” và “Chỉ là đồ chơi” của nhà văn Trịnh Y Thư đã lâu, trong lòng cảm hứng muốn viết một chút cảm nhận nhưng cứ bận bịu nên lần lữa mãi. Thật ra mà nói thì tôi cũng không biết viết như thế nào và bắt đầu từ đâu, đây là lần đầu làm cái việc viết cảm nhận về sách. Tôi biết mình không có khả năng đọc sâu, nhìn nhận hay phân tích. Tôi xưa nay vốn đơn thuần dùng cảm tính chứ chẳng biết dùng lý tính nên cứ mơ hồ ngu ngơ...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Tiểu Lục Thần Phong, tên thật là Nguyễn Thanh Hiền, sinh năm 1971, nguyên quán Diêu Trì, Bình Định, hiện sinh sống tại Georgia, Hoa Kỳ, là cây viết sung sức và quen thuộc của các báo Chánh Pháp, Việt Báo (California), Trẻ (Houston, Texas)... Đã xuất bản 10 tác phẩm gồm Văn, Thơ và nhiều tác phẩm in chung khác...
Phê Bình . Nhận Định -- BÙI VĨNH PHÚC -- VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2024...
NGÔ THẾ VINH, BẰNG HỮU VÀ VĂN CHƯƠNG là tuyển tập đặc biệt thứ ba, do tạp chí Ngôn Ngữ hân hạnh đứng tên xuất bản và phát hành rộng rãi...
Trong 3 thập niên qua, trong lãnh vực văn học nghệ thuật với văn, thơ, âm nhạc... tôi đã viết về tác giả, tác phẩm cho các tờ báo cộng tác và đảm trách sau đó được phổ biến trên các website & blogspost...
Gọi là “Hạnh ngộ” vì đây là sự kiện thi ca hiếm có xảy ra tại Việt Nam, do một cá nhân, chính là dịch giả chuyển ngữ đề xướng và được hơn 240 tác giả thơ ở khắp nơi trong nước và 60 tác giả thơ hải ngoại, sinh sống và làm việc tại 7 quốc gia trên thế giới cùng “gặp nhau” trong một tuyển tập “đồ sộ” song ngữ Việt-Anh, mang tên “Nhịp Điệu Việt / The Rhythm of Vietnam”...
Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ và nay chúng ta đang sống trong giai đoạn 4.0 nên thế giới phẳng. Nhờ đó có sự kết nối giao lưu tương tác giữa những người có cùng sở thích. Trong số những tín đồ thi ca, tác giả Ngọc Trân là một trong những cây bút sáng tác nhiều thơ trữ tình. Gần đây anh có gửi cho tôi bản thảo tập thơ Tìm Lại Dấu Xưa sắp xuất bản có trên 100 bài...