Hôm nay,  

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Dưới Mắt Cựu Thiếu Tá Hồ Đắc Huân

21/10/202015:32:00(Xem: 5621)

Tran C Tri


Tuần trước, tôi nhận được một món quà khá bất ngờ. Món quà này bất ngờ là vì nó đến từ một người không phải là bạn của tôi, mà là bạn của ba tôi. Cựu thiếu tá Hồ Đắc Huân, sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, vốn là người bạn vong niên của ba tôi lúc sinh thời. Tôi hết sức xúc động vì ngày nay, tuy ba tôi không còn nữa, thiếu tá Hồ Đắc Huân vẫn nhớ đến tôi. “Chú Huân”, đó là cách xưng hô thân mật của chị em chúng tôi dành cho ông những khi ông đến nhà chuyện trò với ba tôi. Tôi còn nhớ những lúc đó, hai anh em nhà binh ngày xưa (ba tôi hơn chú Huân khoảng một con giáp) say sưa nói chuyện cũ, chuyện mới, phần lớn xoay quanh đề tài chính trị và quân sự. 

Cầm quyển sách còn thơm mùi mực mới với nhan đề khá dài “Tôi Đi Khoá 2 Sĩ Quan Hiện Dịch Đặc Biệt Nha Trang” của tác giả Hồ Đắc Huân, cảm tưởng đầu tiên của tôi là sự thán phục ông vì sự ra đời của của tác phẩm trong thời điểm đại dịch COVID đang hoành hành khắp nơi trên thế giới. Đây không phải là tác phẩm đầu tay của ông. Ngày trước, chú Huân vẫn thường tặng ba tôi nhiều cuốn sách khác của ông nữa, và tôi có “xem ké” một ít những công trình sưu tập phải nói là hết sức công phu của tác giả. Giờ đây, tôi đã có một tác phẩm của tác giả chính thức tặng cho riêng tôi, nên tôi đọc cuốc sách với tất cả sự chăm chú mà hồi trước chưa bao giờ có qua những cuốn sách đề tặng ba tôi.

Như tựa đề gợi ý, cuốn sách này là một cuốn hồi ký của một sĩ quan đã tận tình phục vụ trong quân ngũ dưới thời Việt Nam Cộng Hoà. Thoạt đầu, tôi lật qua các trang thật nhanh để xem hình thức của cuốn sách như thế nào. Đập vào mắt tôi trước nhất là hình ảnh tràn ngập trong cuốn sách, từ đầu đến cuối. Tôi không hiểu làm sao tác giả lại có thể còn giữ nhiều hình ảnh đến thế, từ hình cá nhân, đồng đội, bạn bè, đến những hình ảnh tập thể về quân đội hào hùng của miền Nam tự do thuở nào. Tuy nói về cá nhân, cuốn sách này thực sự là một bức tranh, một câu chuyện hùng tráng của cả một thế hệ anh hùng của cha anh, đối với thế hệ trẻ hơn của những người tôi, mà nay cũng đã bước vào độ lục tuần.

Ho Dac Huan
Cuốn sách bao gồm những bài viết của tác giả trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2016, cộng thêm một số bài viết mới toanh năm nay, 2020, đặc biệt cho thời điểm ra mắt của cuốn sách này. Nhưng dù trong lúc nào, các bài viết đã cùng hợp lại để kể cho người đọc nghe những câu chuyện, những sự kiện lịch sử và những chi tiết về cuộc sống quân ngũ của không những riêng tác giả mà còn là của tất cả những người lính cùng chung lưng đấu cật để bảo vệ chính nghĩa quốc gia, chống lại chủ nghĩa cộng sản phi nhân, độc tài, vô tổ quốc. Lời văn của tác giả lúc thì trang nghiêm, lúc thì đầy tâm sự, khiến người đọc như hoà với những thăng trầm, nổi trôi của vận nước cùng người viết.



Cuốn sách ngồn ngộn tài liệu và dữ kiện vô cùng quý giá qua công sức sưu tập của tác giả. Người cùng thời với ông có thể cùng bùi ngùi ôn lại những kỷ niệm vừa đẹp, vừa bi tráng ngày xưa, hay biết thêm nhiều điều mà mình chưa hể được biết. Kẻ hậu duệ như chúng tôi cũng có dịp học hỏi về  những trang sử lẫm liệt của cha anh. Cuốn sách như một chất xúc tác đẹp đẽ làm tôi nhớ lại ngày còn bé, sống trong một gia đình lính, không ít thì nhiều vẫn có thật nhiều kỷ niệm chung. Tôi chợt nhớ dến câu hát dạo đầu của bài hát chính thức của trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế, nơi ba tôi phục vụ cho đến ngày ông giải ngũ: “Trường Hạ Sĩ Quan nung chí người trai, một trời thép súng nở hoa tươi cười...” Cuốn sách làm sống dậy một phần quá khứ ấu thời, tưởng đâu đã ngủ quên mãi mãi trong trí nhớ của tôi. Đọc đến những đoạn tác giả nói về những đồng đội của ông, tôi lại nhớ đến bài hát “Huynh Đệ Chi Binh” của nhạc sĩ Anh Bằng mà hồi nhỏ tôi và những đứa con nít trong cư xá sĩ quan được nghe trong một trong những cuốn phim về quân đội do các sĩ quan xóm thường mang về chiếu cho cả xóm xem: “Huynh đệ chi binh là gì đó, anh Hai?... Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính, thương nhau khác chi nhân tình!”

Tôi còn nghĩ xa hơn một chút nữa. Cuốn sách này, cũng như nhiều cuốn sách về lịch sử quân dân miền Nam tự do của thời 1954-1975 do bậc cha anh dày công biên khảo và truyền lại cho thế hệ sau, sẽ còn được chuyền tay tiếp xuống thế hệ trẻ hơn chúng tôi nữa. Trong cảm xúc dạt dào khi đọc từng trang sách, tôi nhớ đến một em sinh viên đang học lớp tiếng Việt năm thứ hai của tôi ngay trong khoá học mùa Thu 2020 tại trường UC Irvine. Em học ngành lịch sử, rất say mê tất cả những gì thuộc về nước Việt Nam ngày xưa của cha ông. Khi có dịp, tôi sẽ giới thiệu với em về cuốn sách này cùng nhiều cuốn sách nữa. Trước mắt, em sẽ phải học thêm nhiều về tiếng Việt để có thể tự đọc sách trực tiếp bằng tiếng mẹ đẻ.  

Xin trân trọng cám ơn tác giả Hồ Đắc Huân đã mang lại cho chúng ta một món quà tinh thần vô cùng quý giá. Những mong một ngày nào không xa, nước Việt Nam sẽ được quang phục dưới bóng cờ tự do, dân chủ và nhân quyền, để những trang sử oai phong của quân đội cộng hoà sẽ được mọi người chung tay viết tiếp. Xin ân cần giới thiệu với quý độc giả, những người còn mang nặng lòng yêu quê hương, yêu tổ quốc Việt Nam. Để có sách, hay muốn biết thêm chi tiết, xin quý vị liên lạc trực tiếp với tác giả ở địa chỉ 13292 Bersuch St., Westminster, CA 92683.

Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen...
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi / thấy tâm tịch lặng không người, không ta / ai hỏi thì nhấc cành hoa / thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …” (bài thơ “Như nắng tà huy” của Cư sĩ Nguyên Giác viết tặng “quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và pháp huynh HT Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng,”)
"Các bài viết nơi đây hầu hết là trích từ Kinh Phật, ghi lại trong nỗ lực hoằng pháp để rủ nhau tu học. Người viết không bao giờ tự nhận là giáo sư, giảng sư, thầy dạy hay bậc đàn anh trong đạo.Trong khi những chữ này được gõ lên nơi đây, chỉ là do duyên mà hiện lên. Người viết luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng không hề có ai đang gõ, cũng như chỉ có những dòng chữ đang được đọc, và không hề có ai đang đọc. Người viết luôn luôn viết trong trong tinh thần như thế, trong khi trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ, và để mời gọi nhau cùng bước sang bờ bên kia." Đó là Lời Thưa của tác giả Nguyên Giác về cuốn Thiền Tập Với Pháp Ấn.
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác...
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
“Trọn Đời Yêu Thương” là tuyển tập gồm có 36 truyện ngắn, cũng là tập truyện thứ tư của nhà văn Duy Nhân. Như trong lời tựa, Duy Nhân đã nhắc nhở “cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Tư tưởng này đã quán xuyến xuyên suốt 36 truyện ngắn của tập truyện Trọn Đời Yêu Thương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.