Hôm nay,  

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn: Bản Sắc và Đường Nét Tơ Lụa

10/01/202000:00:00(Xem: 10074)

NGUKEN7

 

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam. Anh cùng gia đình sang Mỹ định cư khi đang theo đuổi giấc mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang tại Việt Nam.  Sang Mỹ, Kenny tiếp tục  theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình tại trường Đại học Bắc Carolina ở Charlotte. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành hội hoạ năm 2016 . Những tác phẩm nghệ thuật của anh thường dựa trên các trải nghiệm sâu sắc để khám phá về bản sắc cá nhân và sự chuyển đổi văn hóa. Kenny Nguyễn đã trưng bày các tác phẩm của mình trong nhiều triển lãm nhóm và cá nhân tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Iceland. Năm 2016, anh nhận được giải thưởng Xuất sắc cho Nghệ sĩ trẻ đương đại châu Á tại Bảo tàng Nghệ thuật Sejong, Seoul, Hàn Quốc.  Các triển lãm cá nhân tiêu biểu nhất của Kenny Nguyễn phải kể đến  'Những nỗi sợ hãi không tưởng' (The indescribable fears) được trưng bày tại Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Czong , Hàn Quốc, ' Đan xen' (Interwoven) tại phòng tranh Sozo, Charlotte và gần đây nhất là 'Tái tạo' (Reconstruction) tại trường đại học Adam State, Colorado. Hiện tại, Kenny Nguyễn sống và làm việc tại thành phố Charlotte, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

 

NGUKEN8Lời của Họa Sĩ:

 

Những tác phẩm của tôi xoay quanh các khái niệm về bản sắc cá nhân và sự cộng hưởng văn hoá Đông-Tây. Đối với tôi, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sáng tác là sự thừa hưởng từ nền văn hoá thuần Việt và nền tảng tiếp thu từ thiết kế thời trang. Tôi vẽ tranh không dùng giá vẽ cũng không dùng các loại sơn màu thông thường mà mượn một chất liệu đặc biệt để diễn tả lại ý tứ của tranh bằng phép ẩn dụ. Tôi quí lụa và sử dụng lụa vì nó là một chất liệu giàu tính lịch sử và văn hoá. Người Á Đông quá quen thuộc với lụa, điều đó phản ánh rõ nét trong lịch sử văn hoá Việt Nam, từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời Bắc thuộc đến thời Pháp thuộc. Lụa, từ một chất liệu may mặc đến khi được thay thế vải bố để vẽ lên những tác phẩm mượt mà đậm chất truyền thống. Nghiên cứu của tôi không chỉ dừng lại ở kỹ thuật vẽ tranh lụa mà sâu sắc hơn tôi chọn thay đổi cách sử dụng lụa. Thay vì chú trọng vào bề mặt hay thớ vải, tôi khai thác nhiều hơn ở phần cấu trúc. Làm mới một chất liệu quá quen thuộc, quá truyền thống để đưa vào tranh đương đại là cả một quá trình thử thách óc sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là sự đấu tranh và giằn xé giữa sự hoàn hảo và bất hoàn hảo, sự phá hủy và tái tạo. Cũng giống như chính bản thân tôi từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của cuộc sống. Lụa dẫu bị cắt rời, xé nát hay bạt sờn sẽ được hàn gắn, chồng lớp và khâu lại với nhau. Bản chất của lụa không hề bị thay đổi. Đối với tôi, lụa đã hàn gắn những tâm hồn và làm cầu nối gắn kết hai nền văn hoá.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài phỏng vần này được thực hiện – năm 2015 – chỉ với mục đích tìm hiểu về những nhận xét của một trong ba nhạc sĩ tài danh của Nhóm Lê Minh Bằng đối với Nền Âm Nhạc Việt-Nam từ trước và sau năm 1975.
Alex Trebek, người điều khiển chương trình “Jeopardy!” được kính trọng và yêu quý kể từ năm 1984, người có đức tính điềm tĩnh nhưng hóm hỉnh có mặt trên truyền hình phải xem đối với hàng triệu người Mỹ, đã qua đời ở tuổi 80, theo bản tin cùa TMZ cho biết hôm Chủ Nhật, 8 tháng 11 năm 2020.
Viết về thiên tài âm nhạc, nhân dịp đi nghe "Đêm nhạc dương cầm kỷ niệm 250 năm sinh của Ludwig van Beethoven“
Đây được mô tả là một trong những vụ tấn công lớn nhất vào nghệ thuật và cổ vật trong lịch sử Đức hậu chiến tranh, nhưng nó chỉ cần hơn 2 tuần để bùng lên, theo bản tin của BBC tiếng Anh cho biết hôm Thứ Tư, 21 tháng 10 năm 2020.
Ca khúc Hương Xưa (1956) đã một thời nổi tiếng qua tiếng hát điển hình như Lệ Thu, Hà Thanh, Sĩ Phú, Duy Trác (Mai Hương trình bày với phong cách hòa âm thay đổi, phần phiên khúc với Harmonic Rhythm nhưng sang phần điệp khúc thì tiết tấu thay đổi đảo phách (Syncope)… Và sau nầy được trình bày với nhiều ca sĩ ở trong nước và hải ngoại cho đến nay hơn sáu thập niên.
Một nghiên cứu mới về bức tranh ‘Mona Lisa’ đã đưa ra chứng cứ về việc vẽ đường phác thảo trước bằng than và rồi sau đó phủ sơn lên, cho thấy lần đầu tiên rằng họa sĩ Leonardo da Vinci đã vẽ phác thảo chuẩn bị trước để tạo ra bức tranh nổi tiếng này, theo bản tin của trang mạng www.artnews.com cho biết hôm 29 tháng 9 năm 2020.
As a writer, he advocated for the truth and the deprived, and had a profound impact on literature and society. / Là một nhà văn, anh bênh vực cho sự thật và những người bất hạnh, và đã có ảnh hưởng sâu sắc trên văn học và xã hội.
“Schitt’s Creek” vừa tạo lịch sử của Giải Emmy vào tối Chủ Nhật với chiến thắng 7 thể loại hài kịch, theo tin của Yahoo News cho biết hôm Thứ Hai, 21 tháng 9 năm 2020.
Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Everson tại Syracuse của New York sẽ lấy đi bức tranh được vẽ năm 1946 của họa sĩ Jackson Pollock có tên là Red Composition trong nỗ lực đa đạng hóa bộ sưu tập của họ, theo bản tin hôm 3 tháng 9 năm 2020 của trang mạng www.artnews.com cho biết. Viện bảo tàng đã giao phó tác phẩm cho Christie’s, mà sẽ bán bức tranh vào đêm đầu tiên do bộ phận hiện đại và đương đại hợp tác tổ chức vào ngày 6 tháng 10. Tác phẩm trị giá khoảng từ 12 triệu đô la tới 18 triệu đô la.
Đó là nơi quyền lực Trung Quốc bị lu mờ trước sức mạnh chính nghĩa của những người tỵ nạn Tây Tạng tay không tấc sắt: các đại hội phim ảnh quốc tế. Dù vậy, dòng phim của người Tây Tạng lưu vong hoàn toàn không phải là những lời sách động trần gian – đây chính là các thước phim xuất thế gian từ những người bị rượt đuổi ra khỏi quê nhà đang đưa lên thật cao những lý tưởng của từ bi, thương yêu, tha thứ và hòa bình. Ngay cả trong mùa đại dịch, một phim hoạt họa ngắn của một nữ đạo diễn gốc Tây Tạng đã được chọn vào phần chiếu chính yếu trong một đại hội phim quốc tế tại Canada. Phim hoạt họa dài 5 phút nhan đề ‘Yarlung’ của nữ đạo diễn Kunsang Kyirong được chọn vào chiếu ở Ottawa International Film Festival 2020, nơi được xem là đại hội phim về hoạt họa lớn nhất Bắc Mỹ. Phim ‘Yarlung’ là các bản vẽ bằng chì than (charcoal), nối kết thành dòng chảy thi ca ghi lại thời thơ ấu của cô Kyirong bên bờ sông Yarlung Tsangpo, còn gọi là sông Brahmaputra, chảy từ rặng Hy Mã Lạp Sơn xuyên Tây Tạng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.