Hôm nay,  

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn: Bản Sắc và Đường Nét Tơ Lụa

10/01/202000:00:00(Xem: 10102)

NGUKEN7

 

Hoạ sĩ Quốc Trung Kenny Nguyễn sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam. Anh cùng gia đình sang Mỹ định cư khi đang theo đuổi giấc mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang tại Việt Nam.  Sang Mỹ, Kenny tiếp tục  theo đuổi giấc mơ nghệ thuật của mình tại trường Đại học Bắc Carolina ở Charlotte. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành hội hoạ năm 2016 . Những tác phẩm nghệ thuật của anh thường dựa trên các trải nghiệm sâu sắc để khám phá về bản sắc cá nhân và sự chuyển đổi văn hóa. Kenny Nguyễn đã trưng bày các tác phẩm của mình trong nhiều triển lãm nhóm và cá nhân tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Iceland. Năm 2016, anh nhận được giải thưởng Xuất sắc cho Nghệ sĩ trẻ đương đại châu Á tại Bảo tàng Nghệ thuật Sejong, Seoul, Hàn Quốc.  Các triển lãm cá nhân tiêu biểu nhất của Kenny Nguyễn phải kể đến  'Những nỗi sợ hãi không tưởng' (The indescribable fears) được trưng bày tại Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Czong , Hàn Quốc, ' Đan xen' (Interwoven) tại phòng tranh Sozo, Charlotte và gần đây nhất là 'Tái tạo' (Reconstruction) tại trường đại học Adam State, Colorado. Hiện tại, Kenny Nguyễn sống và làm việc tại thành phố Charlotte, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

 

NGUKEN8Lời của Họa Sĩ:

 

Những tác phẩm của tôi xoay quanh các khái niệm về bản sắc cá nhân và sự cộng hưởng văn hoá Đông-Tây. Đối với tôi, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình sáng tác là sự thừa hưởng từ nền văn hoá thuần Việt và nền tảng tiếp thu từ thiết kế thời trang. Tôi vẽ tranh không dùng giá vẽ cũng không dùng các loại sơn màu thông thường mà mượn một chất liệu đặc biệt để diễn tả lại ý tứ của tranh bằng phép ẩn dụ. Tôi quí lụa và sử dụng lụa vì nó là một chất liệu giàu tính lịch sử và văn hoá. Người Á Đông quá quen thuộc với lụa, điều đó phản ánh rõ nét trong lịch sử văn hoá Việt Nam, từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời Bắc thuộc đến thời Pháp thuộc. Lụa, từ một chất liệu may mặc đến khi được thay thế vải bố để vẽ lên những tác phẩm mượt mà đậm chất truyền thống. Nghiên cứu của tôi không chỉ dừng lại ở kỹ thuật vẽ tranh lụa mà sâu sắc hơn tôi chọn thay đổi cách sử dụng lụa. Thay vì chú trọng vào bề mặt hay thớ vải, tôi khai thác nhiều hơn ở phần cấu trúc. Làm mới một chất liệu quá quen thuộc, quá truyền thống để đưa vào tranh đương đại là cả một quá trình thử thách óc sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là sự đấu tranh và giằn xé giữa sự hoàn hảo và bất hoàn hảo, sự phá hủy và tái tạo. Cũng giống như chính bản thân tôi từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của cuộc sống. Lụa dẫu bị cắt rời, xé nát hay bạt sờn sẽ được hàn gắn, chồng lớp và khâu lại với nhau. Bản chất của lụa không hề bị thay đổi. Đối với tôi, lụa đã hàn gắn những tâm hồn và làm cầu nối gắn kết hai nền văn hoá.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng ngày nào giờ đã đi vào cõi miên viễn chiêm bao, tin Lê Thu nằm xuống trong cơn đại dịch để lại bao bàng hoàng thương tiếc cho người ái mộ giọng hát vàng mười của chị, cả trong và ngoài nước đã có rất nhiều giọt nước mắt tiếc thương rơi xuống khi thần tượng của mình đã không còn nữa.
Có thể nào một cái quần đùi giúp mang chúng ta lại gần nhau hơn? Đó là một câu hỏi mà họa sĩ Jonathan Lyndon Chase suy nghĩ hoài khi họ sáng tạo ra cuộc triển lãm gần đây nhất của họ, “Big Wash,” tại Fabric Workshop và Bảo Tàng Viện Philadelphia, từ nay tới ngày 6 tháng 6. Những cái quần đùi tạo thành chủ đề xuyên suốt lập đi lập lại trong các bức tranh canvases của cuộc triển lãm, tác phẩm điêu khắc mềm mại, và các yếu tố cài đặt vào, cũng như chương trình trao đổi chiếc quần đùi đang diễn ra mà có nghĩa là để giúp tạo ra cộng đồng và sự thân thiện vào thời điểm mà trong đó các nghệ sĩ đã phải thiết kế nhiều cách mới của việc ở bên nhau trong khi đang bị xa cách về mặt xã hội. Cuộc triển lãm, mà Chase cho biết trong một cuộc phỏng vấn video gần đây, là “làm chứng cho sự biến đổi và chữa lành: nước, bị nhận chìm, một làn sóng tắm gội bạn.” Nó cũng dựa nhiều vào thời trang và các videos nhạc của đầu thập niên 2000s – Mariah Carey vào lúc đó đã ở trên đỉnh cao của cô,” theo họ cho biết
Trường Sa là tác giả của những tình ca đã một thời làm rung động không biết bao nhiêu tâm hồn của những người yêu nhau.Và Trường Sa cũng là tác giả của nhiều bản hùng ca được phổ biến rất rộng rãi trong các quân/binh chủng. Vào một dịp đặc biệt, Điệp Mỹ Linh đã tiếp xúc với Trường Sa và ghi lại cuộc đàm thoại ngắn này.
Ở một nơi xa xôi nào đó, tôi đã thấy Lệ Thu đang yên nghỉ một mình, trong lặng lẽ và cô đơn và đêm nay, ở đây, tôi sẽ ở lại cõi trần này để lặng im hằng giờ, dở lại các trang nhạc và vặn lên nghe hàng chục bài hát Lệ Thu đã hát. Cuối cùng của nửa đêm chưa ngủ, tôi đã tìm được tiếng hát nhẹ nhàng “ không buồn tênh lắm đâu” của Lệ Thu từ gần 50 năm trước nhưng bây giờ nghe lại, hình như chỉ còn là tiếng hát thì thầm cho chính mình.
Hôm nay là ngày 16 tháng Giêng năm 2021, một năm thật mới thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Buồn như buổi chiều nay được tin một người chị, một người bạn vừa vĩnh viễn ra đi. Đó là danh ca Lệ Thu.
Trước nỗi đau nầy, mượn câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để tiễn biệt Lệ Thu Bùi Thị Oanh: “Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về”. Và, tiếng hát đầu tiên của cuộc đời với câu kết trong nhạc phẩm Dang Dở như định mệnh “Hoa tàn nhạc bay theo không gian” tiễn người: Lệ Thu về cõi thiên thu! “Đời xa tiếng ca nào ai tiếc thương bẽ bàng” (Ánh Đèn Màu).
Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”. Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.
Trong một năm mà khiến cho nhiều cơ chế trên khắp thế giới bị đóng cửa vào nhiều tháng cuối năm, nghệ thuật công cộng trên sự cộng hưởng mới tại nhiều thành phố và đã mang đến nhiều kinh nghiệm an toàn cho những ai tìm kiếm sự giải trí qua mạng trong lúc cách ly. Nhiều tác phẩm nghệ thuật công cộng được tạo ra trong năm 2020 thường đề cập đến những vấn đề chính trị và xã hội cấp bách, và khái niệm về các tượng đài – về các con số đã được leo thang và cách chúng được thể hiện – được tìm thấy trong các phong trào biểu tình, các trang quan điểm, và nhiều hơn nữa. Hướng dẫn dưới đây trình bày một cuộc thăm dò của một số dự án, các đụng độ, và các sự kiện đáng chú ý nhất trong năm liên quan đến nghệ thuật công cộng, phần nhiều trong số đó đã thay đổi cách chúng ta nhìn và suy nghĩ về lịch sử và môi trường của chúng ta.Các bức tranh tường nổi lên giữa bối cảnh các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc có hệ thống và sự bạo hành của cảnh sát. Các cuộc biểu tình theo sau việc giết George Floyd
nhượng của tạo hóa, bệnh tật, tôi thầm mong cho tiếng hát vượt không gian bình yên với chiều dài bất tận ru ca của người ca sĩ . Tiếng hát một thời dội vào tuổi trẻ mà có lúc tôi gọi là "người đàn bà âm nhạc ma quái của lòng tôi".
Ca sĩ Thanh Thúy là một hiện tượng của nền âm nhạc miền Nam trước năm 1975. Nổi bật nhất của chị là giọng hát u buồn như tiếng khóc nức nở, được cho là: “Tiếng Hát Khói Sương”, “Tiếng Hát Liêu Trai”, “Tiếng Hát Lúc Không Giờ” của chị. Ngoài tiếng hát đặc biệt đó, Thanh Thúy còn là một người đẹp, được chọn là “Hoa Hậu Nghệ Sĩ”, ca sĩ ăn khách nhất, ca sĩ được ái mộ nhất. Nữ hoàng Bolero.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.