news_ukraine_0222-960x640
 
lạy Cha chúng con ở trên Trời
của vầng trăng tròn vạnh
và mặt trời thánh hóa
 
che chở cha mẹ con khỏi chết
nơi căn nhà tuyến đầu lửa đạn
quyết không lìa bỏ nó
như một nấm mồ
 
che chở người chồng con
ở phía bên kia chiến trận
như thể ở bờ bên kia dòng sông
chĩa mũi súng lên ngực
nơi anh từng hôn lên
 
con mặc trên người chiếc áo giáp chống đạn
không thể cởi ra
nó dính chặt lên người con như lớp da bọc
 
con mang trong người đứa con của anh
không thể đẩy nó ra được
bởi qua nó thân thể con là của anh
 
con mang trong người mảnh đất Mẹ
không thể mửa nó ra được
bởi nó luân lưu như dòng máu
qua trái tim con
 
bánh mì chúng con ăn hằng ngày
chúng con cho người đói
để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau
chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê
để họ tìm ra sự sáng suốt
 
và xin tha tội chúng con
những thành phố bị phá hủy tan tành
dù chúng con không tha tội kẻ thù chúng con
 
và chớ để chúng con sa xuống cám dỗ
nhận chìm bên trong thế giới thối tha này
nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ
vứt bỏ các hệ lụy của đất Mẹ
nặng nề và chẳng mảy may hữu ích
 
hãy che chở con
đừng cho con lại gần chồng con cha mẹ
và mảnh đất quê hương này.
 
– Lyuba Yakimchuk
 
(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).

Lyuba_Yakimchu
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.


Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.


Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi không nói / Chỉ có hàng cây gió thổi / Và bóng. Tối / Tôi không ngủ / Chỉ có đêm đang trôi / Có lẽ sẽ một lời / Để đừng tan vào bóng tối
Em bỏ nước Mỹ giàu sang / về với cuộc đời cần lao đến nỗi bệnh trọng thân vong / có kẻ cho rằng em dại / cái dại của em gấp ngàn lần cái khôn của những kẻ / dát vàng khoe khoang xe triệu đô nhà trăm tỷ /
từ biệt tích anh ta trở về ghé thăm / vẫn khẩu trang, áo cao su bảo vệ linh hồn, và / bảo vệ nguyên tắc không lây nhiễm / cảm xúc - anh nói – thứ phiền phức rẻ tiền / hệt như mong muốn vô hạn của đàn bà / làm đàn ông mất hứng.
Trái tim bị xúc phạm, diễn trong tác phẩm tạo hình. / Những dãy tim móp méo trừu tượng, / vỡ ra, rắp lại theo nghệ thuật, đâu còn là trái tim. / Chỉ khổ đau mới tồn tại với cẩm thạch, / từ sống qua chết, / tất cả linh hồn đều đói nghèo, / hạnh phúc như phiếu xin thực phẩm, / không được hồi âm.
Nắng cất chứa trong lòng gỗ thơm / Khói ấm đưa thơ về trên trang ngoại sử / Nắng vắng trong hư không, nhưng nắng chất đầy một lò sưởi đỏ / Nắng lên thành mầu Khói, thơ đọng thành mầu Sương / Nắng cất giữ trong từng hạt mưa Xuân / Giọt nước cúi xuống hôn Đất, cho hạt cây nẩy Mầm / Thơ đi theo mưa về trên đọt Lá / Nắng thành màu Xanh, thơ thành mầu Hồng
tìm mãi không ra con đường bất tận / chở thương yêu về ruộng đồng / nơi có những chôn giấu thầm lặng / phôi pha theo đất đỏ phù sa / bao nhiêu lần dang tay réo gọi / níu về phía mặt trời
Tôi khuyên ông tạm dừng ra quán uống rượu uống cà phê / bạn ta theo đảng Dân Chủ cũng nhiều mà Cộng Hòa cũng lắm / động tới chuyện bầu cử, vaccine, covid, khẩu trang / thế nào cũng có khả năng choảng nhau văng nước miếng / lúc say máu ngà có tránh trớ virus gì đâu?
“Đôi khi Chàng gần, đôi khi Chàng xa / Chàng vẫn ngồi đâu đó từ hôm qua / Cho đến hôm nay, và ngày mai nữa / Dòng sông vẫn đầy và trôi đi xa.”
Cả Trung Quốc, một cõi người đông như cỏ, mới có một tài năng thần kỳ như Bào Đinh, cắt thịt như gió xuyên qua lá, tưởng chừng là loạn đao, mà lại thứ tự lành nghề, đạt đến kỹ thuật cao, và nghệ thuật độc nhất vô nhị. Nhưng vài mươi năm sau, ông ta qua đời. Từ đó, không còn ai thừa kế. Tài năng vượt thời gian trở thành truyền thuyết. Về sau, biết bao nhiêu người vì truyền thuyết đã mơ tưởng tu luyện để tiến đến nghệ thuật kỳ tài. Vì không thể nào lưu truyền, tài năng cắt thịt không mang lại ích lợi chung là bao nhiêu.
khi tôi ngước mặt trả lời / bà đã quay lưng / nắng sớm vươn theo lấp lánh / trên tóc trên vai / áo phất phơ bay trong gió
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.