news_ukraine_0222-960x640
 
lạy Cha chúng con ở trên Trời
của vầng trăng tròn vạnh
và mặt trời thánh hóa
 
che chở cha mẹ con khỏi chết
nơi căn nhà tuyến đầu lửa đạn
quyết không lìa bỏ nó
như một nấm mồ
 
che chở người chồng con
ở phía bên kia chiến trận
như thể ở bờ bên kia dòng sông
chĩa mũi súng lên ngực
nơi anh từng hôn lên
 
con mặc trên người chiếc áo giáp chống đạn
không thể cởi ra
nó dính chặt lên người con như lớp da bọc
 
con mang trong người đứa con của anh
không thể đẩy nó ra được
bởi qua nó thân thể con là của anh
 
con mang trong người mảnh đất Mẹ
không thể mửa nó ra được
bởi nó luân lưu như dòng máu
qua trái tim con
 
bánh mì chúng con ăn hằng ngày
chúng con cho người đói
để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau
chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê
để họ tìm ra sự sáng suốt
 
và xin tha tội chúng con
những thành phố bị phá hủy tan tành
dù chúng con không tha tội kẻ thù chúng con
 
và chớ để chúng con sa xuống cám dỗ
nhận chìm bên trong thế giới thối tha này
nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ
vứt bỏ các hệ lụy của đất Mẹ
nặng nề và chẳng mảy may hữu ích
 
hãy che chở con
đừng cho con lại gần chồng con cha mẹ
và mảnh đất quê hương này.
 
– Lyuba Yakimchuk
 
(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).

Lyuba_Yakimchu
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.


Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.


Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vào thời điểm này, phải chăng thơ đã là món ăn tinh thần lỗi thời, mất hương vị quyến rũ, thua mùi phở hấp dẫn khi đói bụng? Đúng như vậy, có đói mới thèm ăn. Làm sao biết tâm tư của bạn đang đói? Hỏi thử nó có mệt mỏi, có căng thẳng, có phiền muộn chuyện đời, có ghét bỏ người khác? Nếu có, đúng rồi, nó đang đói. Thơ là món ăn tinh thần cổ truyền từ tiền sử. Nếu tiểu thuyết là bữa tiệc, truyện là bữa ăn tối, thì thơ Việt chính là phở. Một món ăn độc đáo cho bất kỳ người Việt nào tại gia hoặc tha hương.
cố gắng không rơi tõm xuống hố chữ nghĩa đen ngòm / đặc trưng của những ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị / bầm dập nhừ tử sau cú trượt trên thang cuốn thời gian / hẹn một ngày có dịp chén thù chén tạc đưa cay ngả mặn /
khi đồng bằng cất tiếng ru của dòng sông / đất trời sẽ trở mình / thức dậy theo tiếng kêu tình nhân sông núi / tuổi xế chiều và bóng tối / đồng lõa một chút yêu nhau vội vã / như chén tương phùng uống cạn bình minh
giả sử niềm tin vẫn sáng soi / xác tín như bàn thờ trang nghiêm trong nhà / khói hương xì xụp vái / cầu người đã bỏ ta đi / đừng bỏ ta đi
Ngô đồng một lá rơi / Nhìn mắt em thoáng thấy / Mùa Thu, vàng đến rồi
Có khi tôi nối hai điểm bằng đường thẳng / Có khi bằng đường cong / Có khi bằng con đường dích-dắc / Có khi lại là những dấu chấm / Tưởng rất gần / Mà nối hoài / Hụt hơi / Không đến
Sáng và tối, mẹ và cha, âm và dương... đó là cánh cửa nhị nguyên đối đãi mở ra cái muôn màu muôn vẻ của đời sống này. Sáng và tối tuần hoàn lẫn nhau cho chúng ta cảm nhận về thời gian, cho nhãn quan chúng ta cảm nhận về bóng và hình. Bóng và hình này qua giác quan thi sĩ Khánh Minh và được nữ sĩ ghi lại cho nhân thế qua thi tập Ký Ức Của Bóng. Sau đó Khánh Minh “giải thoát” cho Bóng khỏi cái tạm bợ của một cảm xúc bất chợt, thả Bóng và cảnh giới miên viễn của bầu trời Thi Ca qua tập Bóng Bay Gió Ơi. Lần này trở lại với tập thơ Đêm, Bóng “về quê” thăm lại nguồn cội của chính mình. Chính trong Đêm Bóng ẩn mình an trú trong tịch tịnh. Cánh cửa nhị nguyên sáng tối khép lại, tịch tịnh của màn Đêm hiển lộ như là một biểu tượng cho cảnh giới không có thời gian mà Khánh Minh tạm gọi là “Nơi Dừng Lại Của Thời Gian Vĩnh Cửu”
Người đàn bà thức dậy / bỏ đi lúc mờ sương / vết trũng trên mặt giường / Còn ngập đầy bóng trăng.
như đốm lửa âm thầm / mẹ ngồi trầm ngâm bên cơi trầu / chiều xuống ôm bóng lặng / ngái ngủ tiếng kinh cầu lê thê / cơn mưa dông lướt thướt không dứt
Tôi không nói / Chỉ có hàng cây gió thổi / Và bóng. Tối / Tôi không ngủ / Chỉ có đêm đang trôi / Có lẽ sẽ một lời / Để đừng tan vào bóng tối