Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh: Đêm Thiếu Nữ - Trăng Gần Trăng Xa - Âm Thanh Tôi - Bắt Đầu

24/10/202112:52:00(Xem: 1701)

km-Đinh Cường phác họa 2014
Khánh Minh - minh họa Đinh Cường




đêm thiếu nữ



Đêm mọc lên từ bức tranh

Ứ đầy tĩnh lặng

Huyễn hoặc mở ra bóng tối

Trong tiếng thổn thức sắc mầu

Tôi dọ dẫm

Như sợ chạm phải nét cọ lung linh của ký ức

Như sợ làm huyên náo cái thầm lặng

Của đôi mắt khép

Như sợ lôi ra ánh sáng

Khuôn mặt nào đó đang lẩn khuất

Đe dọa

Thủy tinh đêm

Thiếu nữ tắm ánh trăng khuya
Tóc loang bóng lá. Đêm loang xanh
Mầu xanh ấy chảy ra từ đôi tay mảnh mướt lá non
Dịu dàng mãnh liệt của chồi biếc
Cô che hết bóng đêm
Trên con đường ánh mắt đang đi
Đêm thiếu nữ. Òa vỡ
Vệt sáng rực rỡ cuối cùng của ngày

Sắc vào tôi
Ánh lửa

 

(Cảm xúc tranh THIẾU NỮ của họa sĩ NGUYỄN TRUNG)


 

trăng gần trăng xa


Trăng ngõ nhà ta xưa

Gần hơn trăng nơi này

Mộng hơn trăng nơi này

 

Nên trăng vàng khắp ngõ

Xe về ấm lối quen

Ai chờ bên thềm gió

 

Gió vườn nhà êm ả

Ai nói gì qua lá

Mà khuya đầy trăng thơm

 

Đêm ngó trời. Cao quá

Hỏi trăng gần, trăng xa

Đâu là chốn quê nhà…



âm thanh tôi

 

1.

Tiếng đập mạnh khỏe

Trong lồng ngực

Trao tôi từng phút trẻ trung

Hiến dâng cuộc sống

 

Tiếng bước chân đi tới

Giục giã nắng ngày

Đun tôi hạt nước muốn sôi

 

Tiếng im lặng

Cung bậc của rung cảm. Cùng tận

Thấm tôi từng hạt nhỏ thời gian

 

Tiếng thì thầm

Đặt tôi trên một dòng suối. Tôi tan

 

2.

Trong thời gian đứng lại

Níu một đợi chờ

Tôi đôi khi

Có tấm lòng xanh của đá

Tôi đôi khi. Hút mầu rêu phủ

 

Trong thời gian trôi đi

Cây đàn cũ câm tiếng

Vô vọng âm thanh tôi

Những nốt nhạc gảy lên từ ký ức

 

Tôi đang phai

Chiếc lá hình đêm

Những điệu múa mù trong tối

 

3.

Dưới dòng chảy mạnh mẽ của ánh nhìn

Tôi bờ dốc

Âm thanh trượt dài của nắng

 

Trong nét vẽ dịu dàng của vòng ôm

Tôi chiếc lá cong

Âm thanh mềm của một vũ khúc

 

Phủ lên quyến rũ mầu đêm

Tôi bờ đất ấm

Nghe từng hạt cát hòa âm

 

Dòng sông tôi

Âm thanh tôi, nghe không biển ơi,

Âm thanh rộn rã phút giây

Âm thanh của đi tới

Âm thanh của hòa tan…



bắt đầu



1.

Có khi tôi nối hai điểm bằng đường thẳng
Có khi bằng đường cong
Có khi bằng con đường dích-dắc
Có khi lại là những dấu chấm

Tưởng rất gần

Mà nối hoài
Hụt hơi

Không đến
Riết rồi, tôi đặt tên
Điểm ở đầu kia

Là Giấc Mơ

 

2.

Khi tôi nắm vào trong tay
Ít nắng
Thì cùng lúc tôi nắm vào chút nhỏ nhoi của bóng tối

Khi tôi ôm vào lòng
Ít gió
Cũng là lúc tôi đầy trống không, im lặng
Khi tôi bắt đầu một giấc mơ
Cũng là lúc tôi đã chìm sâu
Giấc ngủ
Và để biết có giữ được gì không
Tôi bắt đầu hy vọng

 

3.

Tôi nhóm lên một ngọn lửa

Gió thổi tắt đi

 

Tôi nhóm lên một ngọn lửa nữa

Gió lại thổi tắt đi

 

Khi tôi không còn hy vọng

Thì gió

Lại làm những que tàn kia bắt lửa…

 

 
Nguyễn Thị Khánh Minh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lê An Thế -- Một du tử làm thơ, từ bao năm nay, tưởng xa xôi, nhưng rất gần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Xôn xao chút nắng chiều xưa / Nghe ra câu hát đẩy đưa bạt ngàn / Tiếng dần xa, tiếng vọng còn… / Bóng sầu theo những véo von trùng trùng...
Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người-tình yêu. (Victor Hugo)...
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
anh xin lại đôi bàn tay cầm bút / làm những bài thơ xuôi / rồi xuân hạ thu đông có mùa nào cho / mây bay về đầu xóm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.