Hôm nay,  

Mắt Biếc U Hoài

12/09/202017:08:00(Xem: 2524)

 Không biết đã bao lần y tự hỏi: "Trời xanh vương mắt em hay là đại dương thâu vào trong mắt em?” đôi mắt đã làm biêng biếc một quãng thời gian trong đời y, đêm đêm vào trong giấc ngủ thành những cơn mơ. Nhiều lúc y thấy mình chấp chới bay, laị có lúc như bơi trong làn nước xanh lơ, đôi mắt ấy mới đẹp làm sao! Em sở hữu nó, tạo hoá đã tạo ra một tuyệt tác. Em mang trong người hai dòng máu, vừa Mễ Tây Cơ vừa có gốc Ăng Lê.  Chất Ăng Lê vượt trội, vóc dáng đẹp tuyệt, eo thon, chân dài, da trắng như tuyết, nói như kiểu xứ mình là trắng như bông bưởi. Tuy vậy, tầm vóc Mễ Tây Cơ cũng tầm tầm như y thôi! Cái dáng vóc của em khá nhỏ nhắn và thanh mảnh, rất khác với cái tướng thô như phần lớn đồng hương của em.  Cái mà tạo ấn tượng nhất là đôi mắt xanh của em, tuy thuần túy tây phương nhưng đôi mắt em laị rất đông phương. Y đã gặp và thấy nhiều đôi mắt xanh tuyệt đẹp, trong vắt, vui tươi…Riêng  đôi mắt xanh của em laị thoáng man mác buồn, mang vẻ u hoài. Không biết có chủ quan quá không khi y khẳng định em là người có đôi mắt xanh u buồn duy nhất. Y đã thao thức nhiều đêm, đã viết không ít những vần thơ về đôi mắt ấy. Thuở mới vào đời, mới biết yêu, y cũng từng mê mệt với đôi mắt đen long lanh đượm buồn, những đôi mắt đẹp u hoài luôn ám ảnh y.

 Y và em đều là di dân, những kẻ đến xứ này kiếm cơm áo và hưởng tự do. Quê hương em nghèo nàn, lạc hậu, bất công và tham nhũng tràn lan, những băng đảng kết cấu với quan quyền hoành hành kinh khủng, tội phạm ngang nhiên lộng hành vô pháp vô thiên, tội phạm xì ke - ma tuý như rươi. Người dân thấp cổ bé họng bị nhũng nhiễu, bị bóc lột, bị làm tình làm tội đủ điều. Người dân lương thiện là nạn nhân của bạo lực, cường quyền, đaị đa số đều cố gắng nhẫn nhục mà sống nhưng vẫn không yên, chỉ có cách bỏ xứ ra đi tìm đất mới dung thân… Xứ sở của y cũng thế, nào có khác chi, thậm chí còn tệ hơn vì nghẹt thở dưới ý thức hệ hoang tưởng, cái danh từ nhân dân bị lạm dụng kinh khủng, mọi thứ đều nhân danh dân nhưng thực chất dân chỉ là những con cừu bị cường quyền cạo sạch lông, đè đầu cỡi cổ. Bởi vậy mà người của xứ em và người của quê y đều tìm đường đến đây. Người xứ em leo tường, vượt rào, băng qua sa mạc… nhiều nguy hiểm, có nhiều người bỏ mạng, tuy có nguy hiểm nhưng so với cái nguy hiểm của người xứ y thì chẳng nhằm nhò gì. Người xứ y phải băng rừng qua Miên, Lào, Thái, phải vượt biển bằng những con tàu mong manh như chiếc lá, bất chấp bão tố, sóng gió, đói khát, hải tặc… và đã có mấy trăm ngàn người vĩnh viễn nằm laị trong lòng biển cả. Không biết nhân duyên gì mà y và em laị gặp nhau ở cái hãng này, laị làm việc gần nhau. Công việc dù có mệt thế nào đi nữa nhưng ngày ngày được thấy em, nhìn đôi mắt em là bao nhiêu mệt cũng tan biến, laị còn thấy hưng phấn và yêu đời hơn. Những lúc em nhoẻn miệng cười hoặc mở to mắt ngạc nhiên khi y làm một việc ngớ ngẩn hay hỏi một lời vu vơ chi đó, thì y laị cảm thấy sung sướng như bắt được vàng.

 Ngày ngày gặp em, lòng xao xuyến lạ thường. Y không phải là gã trai mới vào đời, thế mà đôi khi cũng thấy bối rối làm sao. Y thường nhìn đắm đuối vào đôi mắt biếc u hoài ấy, có lẽ cái nhìn quá lộ liễu và đầy đam mê nên em tỏ vẻ e thẹn cúi mặt hoặc ngó lơ, có đôi khi chau mày tỏ vẻ không đồng ý. Trời! cái chau mày càng làm cho khuôn mặt em trở nên đẹp lạ thường, trông dễ thương làm sao và đôi mắt xanh càng quyến rũ, lôi cuốn hơn.

 Chuyện xưa kể nàng Tây Thi đẹp lắm, nàng bị bệnh tim, mỗi khi cơn đau nổi lên thì thường cau mày và ôm lấy ngực, những lúc ấy thì vẻ đẹp của nàng laị như nhân lên gấp bội. Không biết Tây Thi đẹp cỡ nào chứ em của y thì đẹp nhất hãng này. Mắt xanh biếc của em làm y nao lòng, ngẩn ngơ cả trong giấc ngủ. 

 Mỗi ngày vào hãng, chỉ một cái ôm xã giao buổi sáng nhưng với y là cả một nguồn năng lượng cho cả ngày hôm ấy. Thế rồi một hôm nọ, cũng ôm xã giao nhưng y đã hôn vào cổ của em. Em không ngạc nhiên mà chỉ cười nhẹ. Em thừa biết lòng y rồi, cái kiểu nhìn của y đã nói lên tất cả, không chỉ em biết mà tất cả những người cùng làm ở phân xưởng này đều biết, tình cảm của y biểu lộ qua đôi mắt mí lót quá rõ ràng. Chỉ một nụ hôn nhẹ vào cổ mà y cảm thấy đời như lên hương, lâng lâng như bay trên mấy tầng mây xanh, như vẫy vùng trong làn nước biển màu da trời. Y đã hít lấy mùi hương của em, với y thì không có mùi nước hoa nào trên đời có thể sánh bằng.

 Tháng năm qua mau, khối tình si trong lòng y ở laị. Một ngày cuối tuần em nhận lời đi uống cà phê với y, mặc dù em chưa bao giờ uống cà phê và cũng không thích cà phê. Quán cà phê người Ý, bài trí rất đẹp và nghệ thuật, những tranh tượng mang phong cách cổ điển thời phục hưng rất đẹp, thức ăn ngon, đặc biệt những tách cà phê cappuchino đặc trưng kiểu Italino thơm ngát, beo béo thật tuyệt. Y và em cười nói đủ chuyện trên đời nhưng chẳng đá động gì đến chuyện cần nói, dù không nói nhưng cả hai cũng thầm hiểu và vẫn biểu lộ rất rõ ràng. Ngày xưa cụ Nguyễn Du đã từng bảo:” Tình trong tuy đã nhưng ngoài còn e”. Y thì biểu lộ ra, em biết, mọi người xung quanh biết, cái cách y ứng xử và nhìn đôi mắt biếc ấy thì ai cũng biết cả, dù cho người đó là kẻ khờ nhất thế gian. Em đã chịu hẹn hò, thế là bướm đã chịu đèn, hoa đã vào tay, cờ đã trương lên. Vậy mà y vẫn e, không dám thú nhận, lòng y lấn cấn nỗi đau. Y dậm chân tại chỗ không dám tiến tới, dù cửa đã mở, tiệc đã bày, khách đã sẵn lòng… Tâm tư y dằn vặt nhiều ngày, nội tâm y giằng xé dữ dội giữa đam mê và đạo đức, giữa bay bướm và đàng hoàng, cơn nội chiến trong lòng y thật khốc liệt. Y đã có vợ và cô con gái xinh xắn, vợ  y là người tốt, biết chăm lo và vun vén cho gia đình, chung thủy hết lòng…Y không nỡ làm cho vợ y đau. Lòng y chịu đau vì cơn đam mê thèm khát cháy bỏng, đôi mắt xanh mê hoặc y, đôi mắt xanh của em, một người phương tây laị mang vẻ u hoài của phương đông. Trách nhiệm, đạo đức một bên, bên kia là thoã mãn cái “tôi” cá nhân, cái tánh lãng mạn được bao biện là nghệ sĩ…Y ở giữa hai bàn cân, y đứng giữa con đường, cái con đường mà y luôn gặp trong đời. Có khi là giữa con đường đời, đường đạo, đường học, đường tình, đường tiến, đường lui…Lòng y còn có một nỗi khắc khoải lớn hơn nữa, y là một Phật tử, đã quy y, đã thọ giới. Nếu y “ chết” trong cuộc tình mắt biếc u hoài này tức là phản bội laị niềm tin và giới hạnh, tức là y nói và làm không nhất như, viết và sống không tương ưng. Sau nhiều ngày suy nghĩ, y thấm thiá với câu nói dân gian:” Ba sông bảy núi qua nổi, có cái gối ôm không dám vượt qua”, quả thật đúng như thế! 

 Y vẫn tự hào là một Phật tử, ở trong cái hãng này có mấy trăm con người với bao sắc dân và bao đức tin khác nhau. Y là Phật tử duy nhất trong số đó, lẽ nào giờ đây y laị bôi xấu cái đức tin của mình? lẽ nào làm ô uế cái danh dự người Phật tử? lẽ nào? lẽ nào? Bao nhiêu câu hỏi xoáy trong đầu y. Tấm thân hấp dẫn kia, đôi mắt biếc u hoài kia cũng riết róng trong tâm tư y, đẹp quá, dễ thương quá! mật ngọt của cuộc đời lẽ nào không hưởng?  Con tim và lý trí của y xảy ra nội chiến, người ta bảo:” Lý trí có lý lẽ riêng của nó” là vậy! 

 Thế rồi y cầm tay em nói một câu khách sáo và dối lòng:” Baby, you are my best friend”, một câu nói vô vị gây thất vọng ở nơi em. Có thể nói là câu nói vô duyên lạc lõng, chẳng ăn nhập gì với hoàn cảnh thực tại. Y nói cái câu nói không phải thực lòng của y và không phải là câu nói mà em muốn nghe. Em cười nhẹ nhưng thoáng vẻ buồn, đôi mắt xanh u hoài dường như buồn  và xa xăm hơn. Thế rồi những ngày sau đó em lặng lẽ hơn, ít cười hơn và cố tránh mặt y. Thế rồi gia đình em di chuyển sang tiểu bang khác, từ đó y không còn gặp laị em, vĩnh viễn mất em nhưng đôi mắt biếc u hoài vẫn lung linh trong tâm tư y. 

 Đêm về khuya, y quay qua hôn lên mắt vợ, tuy đang ngủ nhưng vợ y thoáng nụ cười nhẹ trên gương mặt. Lòng y bất chợt cảm động, may mà đã không vượt qua nổi cái gối ôm với mắt biếc u hoài kia.


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 09/2020

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.