Hôm nay,  

Nhật Ký "Cấm Túc" Tuần 22

21/08/202009:09:00(Xem: 2587)

Thứ hai 10 tháng 8


Sinh ra và lớn lên ở thành phố ven biển Monterey, California, AJ Sanchez yêu mùi vị của đại dương và những món ăn hải sản. Năm 2012, vợ chồng ông thành lập Carmel Pizza Company - khởi đầu kinh doanh ngành nhà hàng với một cái trailer màu đỏ cạnh bến đậu/ giao hải sản, của các tàu của ngư phủ địa phương ở San Francisco.


Làm ăn phát đạt, họ mở thêm nhà hàng và bar Altalena Vinoteca chuyên về thức ăn Ý. Là người Mỹ gốc Ý, ông AJ Sanchez kết hợp được pizza truyền thống của người Ý với khẩu vị ăn uống của người Mỹ đưa Carmel Pizza Company ngày càng phát triển, cuốn hút được du khách từ khắp thế giới đến thăm San Francisco


Hai nhà hàng của vợ chồng ông Sanchez phát triển tốt đẹp cho đến trung tuần tháng 3 năm nay khi COVID-19 đặt chân đến Hoa kỳ.

Cả hai nhà hàng phải đóng cửa một thời gian vì đại dịch, đến lúc được mở cửa lại, doanh thu giảm hơn 90% do không còn du khách đến thăm San Francisco. Cùng lúc, tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả đều như thường lệ, tinh thần ông AJ Sanchez ngày càng suy sụp. Đến một mức độ không còn có thể chịu đựng được nữa, ông tự kết thúc đời mình vào ngày 24 tháng 7.


blank

AJ Sanchez in his restaurant (Altalena Vinoteca)


Cái chết của ông Sanchez góp thêm vào bức tranh ảm đạm,  suy sụp tinh thần của rất nhiều người do phải ở trong nhà quá lâu, không có giao tiếp xã hội, phải chịu đựng các chi phí không hề giảm, thu nhập thì giảm từ một nửa đến 90%, và không biết đến lúc nào tình hình mới chấm dứt?


 The Washington Post, gần 50% người Mỹ cho biết "khủng hoảng Coronavirus" đã làm họ suy sụp tinh thần nặng nề. Cùng lúc, đường dây điện thoại khẩn cấp của liên bang cho người xuống tinh thần, và có ý định tự hủy hoại đời mình trong tháng 4 năm 2020 tăng một ngàn phần trăm (gấp 10 lần) so với cùng kỳ năm ngoái.


Bác sĩ Christopher Colwell, trưởng phòng cấp cứu của Zuckerberg SF General Hospital (bệnh viện được tài trợ bởi người sáng lập Facebook) cũng lên tiếng về tình hình  suy sụp tinh thần ở San Francisco, một thành phố nhỏ nhưng nổi tiếng khắp thế giới có Golden Gate Bridge, có hơn 26 triệu du khách năm ngoái, đã trở nên yên tĩnh, buồn tênh khi Coronavirus đến Mỹ từ tháng 3.

Ông cho biết suốt tháng 7 năm ngoái (2019) chỉ có từ 5 đến 10 người được chở đến phòng cấp cứu (ER) của bệnh viện Zuckerberg do nguyên nhân khủng hoảng tinh thần.

Năm nay, mỗi ngày trong tháng 7 có 15 đến 20 bệnh nhân phải vào ER vì  depression,  ảnh hưởng gián tiếp của Coronavirus.


Xem ra những người bị suy sụp tinh thần không bị nhiễm cúm Vũ Hán, nhưng những hệ lụy của đại dịch đã hủy hoại tinh thần của họ, và đôi lúc đã lấy mạng của họ một cách gián tiếp như trường hợp ông AJ Sanchez.


Thứ ba 11 tháng 8

Lisa Mollet là một waitress tại nhà hàng Empire Diner ở Brooklawn, New Jersey. Vì ảnh hưởng của đại dịch cúm Wuhan, từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay, cô bị thất nghiệp vì nhà hàng phải đóng cửa.

Gánh nặng gia đình trên vai Lisa nặng gấp đôi đa số người Mỹ  vì cô là single mom, một mình nuôi hai đứa con.


Khi nhà hàng mở cửa lại vào đầu tháng 7, Lisa lại gặp một trở ngại khác, chiếc xe quá cũ của Cô bị hư trong khi tiền tiết kiệm đã gần như cạn kiệt. Không còn lựa chọn nào khác, Lisa phải đi làm và về nhà bằng phương tiện Uber. 

 

Vào đầu tháng 8, Lisa đã nhận được một món tiền tip đặc biệt, khá lớn: một chiếc xe Nissan Altima 2006, nhưng còn khá mới cả về máy móc lẫn bề ngoài, để làm phương tiện đi làm do một trong những khách hàng tặng cho cô waitress thân thiện, và hiếu khách.

Quý hơn nữa là người tặng xe xin được ẩn danh, chỉ cho biết đó là một khách hàng quen thuộc của Empire Diner, rất hài lòng với cung cách phục vụ của Lisa, người đã làm việc ở nhà hàng từ hơn bốn  năm qua.



blank


Hình như, ở bất cứ nơi nào, khi một người có trách nhiệm, luôn sống tốt đẹp đang chênh vênh ở bờ vực thẳm cũng có "thiên thần" ra tay cứu giúp.


Thứ tư 12 tháng 8


Cũng chịu khó khăn như tất cả mọi ngành khác trong thời đại dịch, một phần tư (25%) các khách sạn ở Mỹ từ lớn đến nhỏ đã không còn trả nỗi mortgage, tiền vay ngân hàng từ hơn 30 ngày qua. Đến hôm nay, đại dịch COVID-19 kéo dài đã 5 tháng,vì cả lý do sức khỏe, lẫn kinh tế, không còn ai dám đi chơi như những mùa hè bình thường; cũng không còn những hội nghị giới thiệu sản phẩm, những hội thảo chuyên đề khoa học, kỹ thuật... thì các khách sạn làm sao có khách?!


Vào cuối tháng 7, có tổng số 20.6 tỷ tiền vay ngân hàng từ các khách sạn lớn nhỏ trên toàn quốc đã  hơn 30 ngày quá hạn trả nợ. Tưởng cũng nên biết vào lần suy thoái kinh tế 2008, con số này chỉ có 13.5 tỷ.


Từ tháng 2 đến nay, trong vòng 6 tháng, đã có 5 triệu công việc thuộc ngành khách sạn (hotel hospitality) bị mất, gấp 9 lần số công việc bị mất khi nước Mỹ bị không tặc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Khống chế không tặc xem ra dễ dàng hơn khống chế Coronavirus, kẻ thù vô hình.


Hệ thống khách sạn quốc tế lớn nhất thế giới Marriott International cho biết thiệt hại tài chính do COVID-19 gây ra với họ lớn hơn cả tổng số thiệt hại do cả hai biến cố lớn: sự kiện không tặc tấn công SEP 11 và khủng hoảng kinh tế năm 2008 cộng lại.


Hệ thống Holiday Inn thì vừa công bố trong tài chính của quý II, doanh thu của họ giảm hơn một nửa ngay cả trong mùa Spring break và mùa hè (thời điểm bội thu của tất cả các khách sạn.)

Tổ chức American Hotel & Lodging Association (AHLA) vừa gởi kiến nghị đến Quốc hội với hơn bốn ngàn chữ ký của chủ các Công ty khách sạn lớn có chi nhánh trên toàn thế giới, và ngay cả chủ của các motels 6 (khách sạn bình dân dành cho người ngủ đổ qua đêm trên hành trình lái xe xuyên qua nhiều tiểu bang) xin được giúp đỡ qua HOPE Act ( Helping Open Properties Endeavor Act) để giúp các khách sạn và các công ty chuyên cho thuê commercial properties (các building làm cơ sở sản xuất, văn phòng kinh doanh, hay cửa hàng buôn bán...)


Đại dịch cúm Tàu như một cơn gió lốc thổi qua địa cầu, gây thiệt hại lớn lao, ảnh hưởng dài hạn đến mọi mặt, cuốn đi nhiều nhân mạng, lẽ sống, và làm mai một cả niềm tin của nhiều người vào một ngày mai tươi sáng hơn.

Điều buồn nhất là tornado của thời tiết chỉ kéo dài từ vài giây đến lâu lắm là hơn 60 phút (hầu hết chỉ đến rồi đi trong vòng 10 phút); “cơn bão COVID-19” vẫn còn hoành hành sau hơn nửa năm, và không biết đến bao giờ mới dứt?


Thứ năm 13 tháng 8


Hệ thống truyền hình NBC có mở ra một cuộc khảo sát online có tên là "Coronavirus Confession" để tất cả mọi người có thể bày tỏ ý kiến trung thực của mình (mà không cần phải nêu tên) về việc phải sống, làm việc,và đối phó với đại dịch ra sao?

Bạn có thể vào chỉ đọc, "thăm dân cho biết sự tình", hoặc chia xẻ ý nghĩ, quan điểm của mình ở:


https://www.nbcnews.com/health/health-news/coronavirus-confessions-share-your-anonymous-stories-time-covid-19-n1166556 


Dĩ nhiên chỉ có những đóng góp chân tình, xây dựng mới được phổ biến trên trang nhà của hệ thống truyền hình NBC.

Xin được góp nhặt, và chuyển ngữ qua tiếng Việt một số ý nghĩ liên quan tới mùa tựu trường của các bậc cha mẹ, và các thầy cô giáo về phương pháp học trong thời.... mắc dịch


"Tôi là một cựu quân nhân, và tôi cảm thấy kém an toàn khi là một thầy giáo hơn khi vẫn còn trong quân đội. Tôi cũng cảm thấy tính mạng tôi ít được tôn trọng hơn."


"Tôi là một người chủ một cơ sở thương mại và là một người mẹ đã chọn phương pháp học từ nhà (virtual learning) cho con tôi. Chỉ mới ở ngày thứ hai , tôi đã rất mệt mỏi và cảm thấy không an toàn khi bước vào mùa thu và mùa xuân."


"Tôi muốn trở lại trong phòng học với các em học trò của tôi. Học từ xa qua màn ảnh computer rất xa lạ với các em"


"Tôi 27 tuổi và có một sức khỏe hoàn hảo. Tôi đã viết sẵn di chúc, ký giấy  cho phép được rút ống thở nếu tôi không thể tự thở được , và đã hiệu đính bảo hiểm nhân thọ của tôi. Tôi sợ..."


"Tôi ngồi trong một phòng học không có học trò ngày hôm qua và khóc.

Tôi chỉ có hai lựa chọn : bỏ một công việc mà tôi yêu thích  từ lúc còn nhỏ , hoặc tiếp tục công việc với nguy cơ có thể nhiễm bệnh và cả cái chết"


"Chúng tôi trở lại trường học vào ngày thứ sáu tuần rồi. Tôi chưa bao giờ có một ngày đầu tiên của niên học mà không có sự hào hứng trong mắt của các em học trò; mà trái lại các em đều lo sợ, dè dặt."


"Tôi trở lại phòng học của tôi lần đầu sau nhiều tháng chỉ để thu dọn đồ đạc và xin nghỉ việc. Tôi là một cô giáo giỏi, yêu nghề, nhưng cũng là một người mẹ rất lo cho sức khỏe của các con, tôi không có lựa chọn nào khác hơn là bỏ việc"


"Hai con trai của tôi sẽ ở nhà cho đến lúc có thuốc chủng ngừa. Chấm hết.

Có quá nhiều người không thấy COVID-19 là một hiểm họa"


"Học qua màn hình rất là tẻ nhạt cho cả học trò lẫn thầy cô giáo. Hãy tưởng tượng bạn ở trên một cuộc họp trên Zoom suốt 7 tiếng mỗi ngày . Chúng ta phải có một giải pháp tốt hơn. "


"Tôi yêu gia đình và các em học trò của tôi. Cùng cầu nguyện cho tất cả chúng ta. Tôi hy vọng chúng ta đã quyết định đúng khi mở cửa trường học"


Thứ sáu 14 tháng 8


Đại dịch cúm Tàu COVID-19 nhắc người ta nhớ đến đại dịch cúm Tây Ban Nha, còn có tên là "Spanish flu" xảy ra hơn một thế kỷ trước.

Thời đó cũng do những chuyến bay quốc tế, đại dịch cúm 1918 từ Tây Ban Nha bành trướng khắp thế giới chỉ trong vòng 3 tháng


blank


Cúm Tây Ban Nha hoành hành hai hay ba đợt (2 or 3 waves) tùy từng vùng. Mỗi đợt cách nhau từ 3 đến 12 tháng. Có những lúc đại dịch 1918 tưởng chừng như được khống chế, không có nạn nhân mới trong vòng vài tháng. Người ta chưa kịp mừng thì cúm Tây Ban Nha còn nặng "tình" với nhân loại, chưa nỡ "dứt áo ra đi", chỉ tạm ngủ yên một thời gian ngắn, rồi tiếp tục tấn công con người. Spanish Flu chỉ thực sự dứt áo ra đi vào đầu năm 1920 sau khi đã cướp đi  từ 50 đến 100 triệu (5.2% dân số thế giới vào thời điểm đó)  sinh mạng ở khắp địa cầu trong vòng 12 đến 18 tháng. 

Tưởng nên nhắc lại dân số thế giới vào năm  1920 là một ngàn chín mười hai (1,912) triệu người.


Mùa thu năm 1918 là một mùa thu chết chóc nhất trong lịch sử của những cơn đại dịch. Cầu mong mùa thu năm nay (2020), thần chết nhẹ tay hơn với nhân loại. Hy vọng người ta chịu khó đầu tư thời gian vào việc tìm hiểu căn nguyên, và giải pháp của tiền nhân trong việc chống cúm Tây Ban Nha  ở đầu thế kỷ 19 để góp phần vào việc ngăn chận bước tiến của cúm Tàu bắt đầu  bằng việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội hai mét, và chỉ ra đường khi thật sự cần thiết.


Xin cùng nhớ lời dạy của ông bà ngày xưa "đừng khinh lỗ nhỏ, nó có thể làm đắm cả một con thuyền lớn". Không cần phải là một khoa học gia, một chuyên viên y tế, hay một chính trị gia mỗi một người thường đều có thể góp phần chống dịch bắt đầu bằng việc mang face mask khi ra đường.


Thứ bảy 15 tháng 8


Từ lúc còn là học trò trung học, Virginia Sharp đã mơ ước sẽ trở thành một model, nhưng cha mẹ cô kịch liệt phản đối, và cô trở thành một nhân viên chuyên sắp đặt lịch trình làm việc cho các y tá ở một tổ chức y tế tư nhân .

Sau 30 năm làm công việc kiếm sống, Virginia bỏ việc ở tuổi 55 để theo đuổi ước mơ của mình về thời trang, và model. Bà mở tiệm Daemarii's Unique Boutique bán áo quần thời trang ở Macon, Georgia từ năm 2014. Và rất hạnh phúc được làm công việc mình yêu thích .


Rồi đại dịch xảy ra, như bao nhiêu cửa tiệm nhỏ (pop and mom stores) ở Mỹ, Virginia làm đủ mọi cách để giữ Daemarii's Unique Boutique sống còn với thu nhập gần như zero, mà tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả đều như bình thường.


Giấc mơ ngày còn nhỏ của Virginia đã giúp cửa tiệm của bà không những chỉ "sống còn" mà còn thành công hơn ngày thường.

Mỗi thứ sáu trong tuần, kể từ ngày 15 tháng 5, Virginia dùng trang facebook của mình  để giới thiệu sản phẩm (streaming fashion show) của Daemarii's  Unique Boutique. Người mẫu không ai khác hơn là chính bà chủ tiệm.

Rất sáng tạo, Virginia có những chủ đề khác nhau mỗi tuần. Đến đầu tháng 8, đã có 14 fashion shows về : "Noel trong tháng 7", "Đi chơi cuối tuần", "Họp mặt ở sân sau", "Trò chuyện bên tách cà phê" (giới thiệu áo quần, và trang sức các màu có liên quan đến cà phê: đen, trắng, nâu, cà phê sữa)...


blankblank


Hai cô con gái của Virginia đã tích cực giúp mẹ: một cô record fashion show của mẹ đưa lên facebook; một cô nhận đặt hàng và trả tiền bằng Credit Card của khách hàng  qua điện thoại.

Sau mỗi fashion show vào ngày thứ sáu hàng tuần, Virginia đóng gói hàng gởi cho khách .


Bằng tình yêu thời trang từ lúc còn nhỏ của bà chủ tiệm, trong "cái khó ló cái khôn", doanh thu trong thời đại dịch của Daemarii's Unique Boutique còn cao hơn trước thời COVID-19.


Virginia quyết định sẽ tiếp tục kinh doanh theo phương pháp này ngay cả khi đại dịch qua đi.

   

Chủ Nhật 16  tháng 8


Đại dịch cúm Vũ Hán đã bước vào tháng thứ 6 ở Mỹ, tất cả mọi người dù muốn, dù không cũng phải thích nghi với lối sống khác thường trong thời đại dịch.

Mọi cơ sở thương mại từ khổng lồ như American Airlines đến một cửa hàng pop and mom bé tí xíu trải dài khắp đất nước đều phải thay đổi cách kinh doanh để sống còn .


Nên sẽ không là một nỗi ngạc nhiên khi nghe tin American Airlines (AA) thông báo sẽ tạm thời tạm ngưng các đường bay đến 15 phi trường*** từ OCT 7 đến NOV 3. Không có gì bảo đảm các đường bay của AA đến các nơi đó sẽ tái mở cửa sau ngày 3 tháng 11.


Điều này sẽ giúp AA tiết kiệm được một khoảng tiền chi phí "mướn phi trường" địa phương không nhỏ, và tiền trả cho nhân viên AA làm việc ở đó. Nhưng sẽ làm cho một số nhân viên AA, và nhân viên của phi trường mất việc.


Nếu một ngày nào đó có việc cần đến một chi nhánh ngân hàng địa phương, xin đừng ngạc nhiên khi thấy chi nhánh đã tạm thời đóng cửa. Hãy thông cảm cho "thuyền lớn , sóng lớn", xin hãy search online để biết chắc là chi nhánh ngân hàng quen thuộc của mình không bị tạm thời đóng cửa, hoặc rút ngắn thời gian làm việc. Tất cả các ngân hàng lớn (Chase, Bank of America, Citi Bank, Wells Fargo, Bank of the West…) đều cập nhật tin tức về các chi nhánh kịp thời trên trang web của mình.


Chúng ta đang ở trong thời...mắc dịch, xin đừng kỳ vọng "đường xưa lối cũ" trong một tình hình khác thường như hiện nay.

Nếu thế kỷ trước, tiền nhân đã sống còn sau gần 18 tháng bị cúm Tây Ban Nha tấn công thì ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển hơn, chắc chắn là sẽ có một ngày cúm Tàu sẽ phải cuốn gói ra đi. Hãy vững tin như thế để sống còn, và góp phần làm làm nhạt dần màu đen của đại dịch.



Nguyễn Trần Diệu Hương

AUG /2020


***American Airlines tạm thời ngưng các chuyến bay đến:

Del Rio, Texas

Dubuque và Sioux City, Iowa

Florence, South Carolina

Greenville, North Carolina

Huntington, West Virginia

Joplin, Missouri

Kalamazoo, Michigan

Lake Charles, Louisiana

New Haven, Connecticut

New Windsor, New York

Roswell, New Mexico

Springfield, Illinois

Stillwater, Oklahoma

Williamsport, Pennsylvania.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.