
Chuyện Rắn Trong Pháp Cú
Nguyên Giác
Chúng ta đang bước vào những ngày đầu năm âm lịch của năm con rắn, theo truyền thống Tết nguyên đán. Con rắn là một hình ảnh dễ làm cho chúng ta sợ hãi. Tuy nhiên, trong Kinh Phật cũng có vài nơi, con rắn không hung dữ chút nào. Bài này sẽ kể về hai tích truyện trong Kinh Pháp Cú có liên hệ tới hình ảnh con rắn.
Có một lần, Đức Phật đang đi khất thực ở thành Savatthi thì Ngài thấy một nhóm thanh niên đang đánh rắn bằng gậy. Khi được Đức Phật hỏi chuyện, các thanh niên trả lời rằng họ đánh rắn vì họ sợ rằng con rắn có thể cắn họ. Lúc đó, Đức Phật nói với họ, "Nếu các ngươi không muốn bị hại, các ngươi đừng nên làm hại các chúng sinh khác. Nếu các ngươi làm hại chúng sinh khác, các ngươi sẽ không tìm thấy hạnh phúc ở kiếp sau."
Rồi Đức Phật đọc hai bài kệ như sau.
Bài Kệ 131: Tất cả các chúng sinh đều ước muốn có an lạc. Người nào tìm hạnh phúc bằng cách áp bức chúng sinh khác sẽ không có hạnh phúc ở kiếp sau.
Bài Kệ 132: Tất cả các chúng sinh đều ước muốn có an lạc. Người nào tìm hạnh phúc cho riêng mình bằng cách không áp bức người khác thì sẽ có hạnh phúc ở kiếp sau.
.
Trong khi đó, câu chuyện về bài Kệ 112 có liên hệ tới nhà sư Thera Sappadasa. Vị sư này sau một thời gian theo Đức Phật tu, đã không cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của một vị sư. Nhưng vị sư cảm thấy rằng sẽ không phù hợp và nhục nhã nếu sư quay trở lại cuộc sống của một cư sĩ. Vì vậy, vị sư này nghĩ tới cái chết.
Một lần, nhà sư đã thò tay vào một cái nồi, trong đó có một con rắn nhưng con rắn không cắn vị sư. Lý do vì trong một kiếp trước, con rắn là nô lệ và vị sư là chủ. Vì chuyện này, vị sư được gọi là Thera Sappadasa.
Trong một lần khác, Thera Sappadasa đã cầm dao cạo để tự cắt cổ họng của sư; nhưng khi sư đặt dao cạo vào cổ họng, sư đã suy ngẫm về sự thanh tịnh của việc thực hành đạo đức của mình trong suốt cuộc đời làm nhà sư và toàn bộ cơ thể của sư tràn ngập sự hỷ lạc và hạnh phúc. Sau đó, nhà sư hướng tâm vào sự phát triển của Tuệ minh sát và sớm đạt được quả vị A la hán.
Khi sư về đến tu viện, các vị sư khác hỏi rằng sư đã ở đâu và tại sao sư lại mang theo con dao. Khi Thera Sappadasa kể với họ về ý định tự tử, họ hỏi tại sao sư không làm vậy. Vị sư trả lời, "Ban đầu tôi định cắt cổ mình bằng con dao này, nhưng bây giờ tôi đã cắt đứt tất cả mọi ô nhiễm đạo đức bằng con dao của Tuệ minh sát."
Các nhà sư kia không tin Thera Sappadasa, nên họ đến kể với Đức Phật. Họ hỏi Đức Phật, "Bạch Đức Thế Tôn, vị sư này tuyên bố rằng sư đã đạt được quả vị A-la-hán khi sư đang kề dao vào cổ mình để tự tử. Liệu có thể đạt được A-la-hán Đạo trong thời gian ngắn như vậy không?"
Đức Phật nói với họ, "Các vị ! Có thể, đối với một người nhiệt thành và nỗ lực trong việc thực hành Định và Tuệ, quả vị A-la-hán có thể đạt được trong khoảnh khắc. Khi một vị sư bước đi trong thiền định, vị này có thể đạt được quả vị A-la-hán ngay cả trước khi bàn chân đã nâng lên chạm đất trở lại."
Rồi Đức Phật nói bài kệ như sau:
Bài Kệ 112: Người tu thà sống một ngày tinh tấn, thực tập tận sức mình, tốt hơn là sống một trăm năm lười biếng, không tinh tấn.
Đó là hai truyện trong Kinh Pháp Cú có liên hệ tới hình ảnh con rắn.
.... o ....
Snakes in the Dhammapada
Written and translated by Nguyên Giác
We are entering the initial days of the Lunar Year of the Snake, as observed in the traditional Lunar New Year. Buddhist scriptures often depict the snake as non-threatening, despite its common association with fear. This article will explore two stories from the Dhammapada that relate to the symbolism of the snake.
Once, the Buddha was on an alms round in Savatthi when he observed a group of young men beating a snake with sticks. When the Buddha inquired about their actions, the young men replied that they were attacking the snake out of fear that it might bite them. The Buddha then counseled them to avoid harming other living beings, "By inflicting harm on others, you will not find happiness in the next life."
Then the Buddha recited the following two verses, as translated by Bhikkhu Ānandajoti.
Verse 131: One who harms with a stick beings who desire happiness,
while seeking happiness for himself, won’t find happiness after death.
Verse 132: One who harms not with a stick beings who desire happiness,
while seeking happiness for himself, will find happiness after death.
Meanwhile, the story of Verse 112 pertains to the monk Thera Sappadasa. After following the Buddha for some time, this monk found himself unhappy with the monastic life. However, he believed it would be inappropriate and humiliating to return to lay life. Consequently, he contemplated death.
Once, a monk reached into a pot containing a snake, yet the snake did not bite him. The reason for this was that in a previous life, the snake had been the monk's slave, while the monk had been the master. As a result, the monk was known as Thera Sappadasa.
On another occasion, Thera Sappadasa attempted to take his own life by cutting his throat with a razor. However, as he pressed the blade against his skin, he reflected on the purity of his moral conduct throughout his life as a monk, and a profound sense of joy and happiness filled his entire being. Subsequently, the monk focused his mind on the cultivation of Insight Knowledge and soon attained Arahantship.
When this monk returned to the monastery, the other monks inquired about his whereabouts and the reason for bringing the knife. When Thera Sappadasa revealed his intention to commit suicide, they asked why he had not gone through with it. The monk replied, "I intended to cut my throat with this knife, but now I have severed all moral defilements with the knife of Insight Knowledge."
The other monks did not believe Thera Sappadasa, so they went to the Buddha to report their concerns. They asked him, "Venerable Sir, this monk claims that he has attained Arahantship while attempting to commit suicide by putting a knife to his own throat. Is it possible to achieve Arahantship in such a brief moment?"
The Buddha said to them, "Venerables! It is possible that for one who is ardent and diligent in the practice of Concentration and Insight, Arahantship can be attained in an instant. When a monk walks in meditation, he can achieve Arahantship even before his raised foot touches the ground again."
Then the Buddha recited the following verse, as translated by Bhikkhu Ānandajoti.
Verse 112: One might live for a hundred years, indolent, with less energy,
but a life of one day is better, for one with energy set up and firm.
These are two stories in the Dhammapada that involve the image of a snake.
.
THAM KHẢO / REFERENCE:
-- Dhammapada: Verses and Stories, by Daw Mya Tin, M.A.:
https://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=131
https://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=112
-- Dhammapada, translated by Bhikkhu Ānandajoti:
https://suttacentral.net/dhp129-145/en/anandajoti
https://suttacentral.net/dhp100-115/en/anandajoti
.... o ....