Hôm nay,  

Nguy Cơ Từ Việc Con Người Để AI Quyết Định Thay Mình

03/05/202400:00:00(Xem: 1380)

nguy co

Rất nhiều người lo sợ trong tương lai, AI trở nên quá thông minh và độc lập thì có thể sẽ nổi loạn và tiêu diệt nhân loại. (Nguồn: pixabay.com)

 
Khi trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của con người, những mối lo ngại về tác động của AI cũng tăng lên theo đó. Viễn cảnh đáng sợ nhất là khi AI trở nên quá độc lập và tự quyết định những hành động của mình, và một ngày nào đó, quyết định được đưa ra sẽ là tiêu diệt chủ nhân.
 
Đằng sau những lời kêu gọi tạm ngừng phát triển AI là một loạt các vấn đề xã hội cụ thể hơn. Trong số đó là những nguy hại mà AI có thể gây ra đối với quyền riêng tư và phẩm giá con người, và thực tế không thể tránh khỏi rằng, bởi vì các thuật toán của AI được lập trình bởi con người, nên cũng mang tính thiên vị và phân biệt đối xử giống như con người. Thêm vào đó là sự thiếu minh bạch trong quá trình thiết kế, nên cũng dễ hiểu tại sao ngày nay lại có quá nhiều tranh cãi về những tiềm năng và nguy cơ của AI.
 
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, còn có một nguy cơ ẩn sâu hơn, và cũng nguy hiểm hơn đối với AI: con người ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và kỹ năng khi cần đưa ra những quyết định cần suy nghĩ thấu đáo.
 
Ra quyết định một cách có suy nghĩ
 
Quá trình đưa ra một quyết định có suy nghĩ thường bao gồm ba bước cơ bản. Đầu tiên là dành thời gian để hiểu rõ nhiệm vụ hoặc vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tự đặt câu hỏi cho bản thân, xem mình cần biết những gì và cần làm gì, để đưa ra một quyết định mà ta có thể tự tin và có căn cứ để giải thích lý do tại sao mình lại quyết định như vậy?
 
Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ phải tích cực tìm kiếm thông tin, không chỉ những thông tin giúp lấp đầy lỗ hổng kiến thức và khẳng định niềm tin của mình, mà còn cần tìm hiểu cả những thông tin có thể phủ định hoặc nghi ngờ niềm tin đó. Trên thực tế, thông qua việc tìm hiểu những khả năng thay thế và đặt câu hỏi về những giả định của bản thân, chúng ta đang tự trang bị cho bản thân những lý do và lập luận để bảo vệ quyết định của mình một cách chắc chắn hơn khi bị phê phán và chỉ trích.
 
Bước thứ hai là tìm kiếm và xem xét nhiều lựa chọn cùng một lúc, nếu muốn cải thiện chất lượng cuộc sống. Dù đó là việc sẽ chọn bỏ phiếu cho ai, nên chọn làm những công việc nào, hay chọn mua những gì, luôn có nhiều lựa chọn để chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Nỗ lực cân nhắc và đánh giá tối thiểu một vài lựa chọn khả thi, và thành thật với lòng về sự đánh đổi mà chúng ta sẵn sàng chấp nhận khi suy xét giữa các ưu điểm và nhược điểm – đó là một phần không thể thiếu của việc đưa ra những quyết định có suy nghĩ và có căn cứ.
 
Bước thứ ba là sẵn sàng trì hoãn quyết định cho đến khi đã dành thời gian xem xét kỹ lưỡng và đánh giá tất cả các khía cạnh của vấn đề. Có một điều mà hầu như ai cũng biết: sau khi đắn đo suy nghĩ và đưa ra một quyết định khó khăn, người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng cần phải nhớ là “cẩn tắc vô áy náy,” cái giá phải trả khi vội vàng, hấp tấp đưa ra một quyết định có thể sẽ cao hơn rất nhiều so với việc dành thời gian suy nghĩ cẩn thận. Quý vị có thể thử nhớ về những lần tặc lưỡi tiếc nuối vì lỡ đưa ra quyết định nào đó mà để cảm xúc chi phối.
 
Nguy cơ từ việc giao quyết định cho AI
 
Thật sự mà nói, thì chẳng có bước nào trong ba bước trên là quá khó để thực hiện. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, những việc đó cũng cần một chút cố gắng chứ không phải là điều tự nhiên. Để có thể đưa ra những quyết định chín chắn và có thể căn cứ, chúng ta cần phải rèn luyện cách suy nghĩ thấu đáo và khả năng tự kiểm soát bản thân. Và đây là lúc mối nguy tiềm ẩn từ AI ‘lộ mặt’: AI sẽ tự động “suy nghĩ” giùm rồi cung cấp câu trả lời cho chúng ta – không có ngữ cảnh, cũng chẳng có những lý lẽ cân nhắc. Tệ hơn, AI cướp đi cơ hội cho chúng ta rèn luyện các bước quan trọng trong quá trình đưa ra những quyết định có suy nghĩ thấu đáo và có căn cứ.
 
Hãy nghĩ về cách mọi người đối mặt với nhiều quyết định quan trọng hiện nay. Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi thành kiến, vì chúng ta thường có khuynh hướng tiết kiệm năng lượng tinh thần. Khi những quyết định có vẻ tốt và đáng tin cậy được đưa ra, chúng ta sẽ thấy thích và chấp nhận mà không cân nhắc kỹ lưỡng. Và con người là loài động vật xã hội, coi trọng cảm giác an toàn và sự chấp nhận của cộng đồng hơn là sự tự chủ cá nhân. Vậy nên chúng ta có thể sẵn lòng hy sinh một phần tự do cá nhân để được chấp nhận và an toàn trong cộng đồng của mình.
 
Khi thêm AI vào quá trình đưa ra quyết định, có thể tạo ra một vòng lặp phản hồi nguy hiểm: Dữ liệu mà AI sử dụng để hoạt động là thu thập được từ các hành vi và quyết định của con người, nhưng những thông tin này thường mang tính chất thiên vị phản ánh áp lực tuân thủ ý kiến chung thay vì sự khôn ngoan của lập luận phản biện. Nhưng vì mọi người thích sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và năng lượng của việc suy nghĩ, nên họ thường chấp nhận các quyết định không tốt từ AI để chuyển sang việc khác mà chẳng học hỏi được gì. Cuối cùng, cả con người và AI đều không trở nên khôn ngoan hơn.
 
Suy nghĩ chín chắn trong thời đại AI
 
Cần phải công nhận rằng AI có thể mang đến nhiều lợi ích cho xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực như an ninh mạng, chăm sóc sức khỏe và tài chánh. Trong những lĩnh vực này, cần phải phân tích một lượng lớn dữ liệu phức tạp một cách đều đặn và nhanh chóng, và AI có thể rất hữu ích trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều quyết định đơn giản mà chúng ta không cần phải sử dụng đến AI.
 
Nhưng cho dù chúng ta có mong muốn hay không, thì AI đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực và môi trường khác nhau, từ giải trí, du lịch, cho đến học hành, công việc, hoặc y tế và tài chánh. Người ta cũng đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển các thế hệ AI mới có khả năng tự động hóa nhiều quyết định hàng ngày của con người. Và theo nghiên cứu mới, điều này là nguy hiểm.
 
Trong một thế giới mà suy nghĩ và tư duy của con người bị bủa vây bởi các thuật toán của mạng xã hội, nếu con người cho phép AI phát triển tinh vi đến mức có khả năng đưa ra mọi quyết định thay mình, tức là chúng ta đang tự đưa đầu vào thòng lọng. Chúng ta cần phải chống lại sự cám dỗ của AI và đòi lại quyền lợi và giành lại đặc quyền và trách nhiệm của con người: khả năng suy nghĩ và lựa chọn cho chính mình. Nếu có thể suy nghĩ và tự đưa ra quyết định, chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn và quan trọng là sẽ trở nên tốt hơn trong quá trình phát triển bản thân.

Cung Đô biên dịch
Nguồn: “The hidden risk of letting AI decide – losing the skills to choose for ourselves” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn có thể ngưng đọc một phút và tự nhủ rằng "Không biết" thì tất cả trong tâm bạn sẽ sạch trơn, sẽ không có xanh đỏ tím vàng, sẽ không còn buồn vui hờn giận, sẽ không còn dấu vết Nam Tông hay Bắc Tông, sẽ không còn dấu vết biện biệt thiện với ác, sẽ không còn ranh giới đúng với sai nữa, và Tâm Không đó chính là một bước để vào Gương Tâm trong trẻo, không do tạo tác, không hiển lộ từ ba cây lau nào hết. Nếu bạn thường trực sống với tâm không biết, bạn sẽ hiểu các Thiền ngữ để lại trong kinh sách Thiền Tông.
Cô Maxwell (đang thọ án 20 năm tù) xin ra khai trước Quốc Hội để được ân xá: Elon Musk can, nói cô khai sẽ bể tùm lum rồi tự cô hại cô. - Bộ Tư pháp xin Tòa Tối cao bác đơn kháng cáo cô Ghislaine Maxwell kháng cáo rằng Epstein khai ra ở tòa Florida cũng là cho cô miễn tố. - MAGA nổi giận: Trump nhiều năm phun ra các thuyết âm mưu về nhà nước ngầm và về Dân Chủ móc nối Epstein vui sex trẻ em, bây giờ Trump nói hãy quên hết đi - Trump bị MAGA chống đối vì nói Epstein không có danh sách khách vui sex trẻ em, mặc dù có các hành vi giao dịch này
(WASHINGTON, ngày 14 tháng 7, Reuters) – Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hôm thứ Hai cho biết họ đang điều tra việc nhập cảng máy bay điều khiển từ xa (drone) cùng các linh kiện kèm theo, và polysilicon – thành phần chủ yếu trong pin năng lượng mặt trời và vi mạch điện tử.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ hôm Thứ Hai đã bật đèn xanh cho chính quyền Trump tiếp tục kế hoạch giải thể Bộ Giáo Dục với việc sa thải hơn 1,000 người, theo bản tin từ New York Times. Phán quyết này là một thắng lợi lớn đối với Trump, tạo điều kiện thuận lợi để ông thúc đẩy mục tiêu giảm bớt sự can thiệp của chính phủ liên bang trong lĩnh vực giáo dục. Theo kế hoạch, hơn 1,300 nhân viên sẽ bị cho nghỉ việc. Bộ Giáo Dục – cơ quan chịu trách nhiệm quản trị các khoản vay sinh viên hàng tỷ MK, giám sát chất lượng giáo dục, và đảm bảo thực thi luật dân quyền trong môi trường học đường – sẽ phải gồng mình chống chọi khi bị cắt giảm nhân sự thê thảm như vậy.
- Liên Âu: Trump áp thuế 30% là đã khai từ thương mại Mỹ-Âu.// Liên Âu sẽ đáp trả mức thuế 30% với thuế trả đũa trị giá 72 tỷ euro. - Nhờ Trump đánh phá đồng minh, kinh tế TQ tăng tốc tháng 6, vượt xa dự báo. - Video giám sát dài 11 giờ bên ngoài phòng giam Epstein vào đêm ông qua đời năm 2019 là ghép từ 2 clip riêng, bị sửa 4 lần bằng Adobe Premiere Pro, xóa mất 1 phút lúc Epstein chết
Sân vận động MetLife ở thành phố New York với sức chứa 82,500 người chật kín khi tiếng còi khởi động bắt đầu vào lúc 3 giờ chiều (US Eastern time) ngày 13 tháng 7 cho trận final của FIFA Club World Cup năm 2025. Thời tiết trên 80 độ dù không dễ chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thể lực của các cầu thủ. Giá vé từ $346.00 đến $546.00 vì môn thể thao số 1 ở Mỹ là Football (bóng bầu dục), môn soccer (bóng tròn) còn đứng dưới cả bóng rổ, bóng chuyền.... Hai câu lạc bộ được vào chung kết, tranh cúp vàng là Chelsea FC và PSG. Chelsea FC có trụ sở ở Anh dù cổ phần lớn nhất của Chelsea là của người Mỹ, nên khán đài MetLife tràn ngập màu áo xanh dương.
(MANCHESTER, ngày 13 tháng 7, Reuters) – Phi trường Southend ở London, thuộc hạt Essex, Anh quốc, đã phải tạm thời đóng cửa sau khi một chiếc phi cơ hạng nhẹ gặp nạn vào chiều Chủ Nhật.
(BOSTON, ngày 13 tháng 7, Reuters) – Theo tài liệu nội bộ, Sở Di Trú và Quan Thuế (ICE) có thể trục xuất di dân sang một nước thứ ba (quốc gia không phải là quê hương của họ) mà chỉ cần báo trước ít nhất sáu tiếng đồng hồ. Đây được xem là bước đi mở đường cho việc đẩy mạnh trục xuất trong thời gian tới.
- Tiểu bang đỏ Louisiana nổi giận: bầu cho Trump chỉ tự hại thêm. Nhiều người da trắng bực dọc vì dân gốc Việt vừa làm móng, vừa xin trợ cấp - Elon Musk: Trump từng nói hồ sơ trùm ấu dâm Epstein là do Obama, Hillary dựng lên, vậy thì Trump nên "công bố hồ sơ Epstein như Trump đã hứa" vì Bondi nói có "trẻ em bị lạm dụng sex, chính phủ có video ghi lại" thì sao chưa kẻ lạm dụng nào bị truy tố // Trump nói hãy quên Epstein đi, FBI nên điều tra vụ bầu cử 2020
Đến chiều thứ Sáu, nhiều người vẫn tập trung tại Camarillo để tìm thông tin về thân nhân của họ bị bắt đi trong cuộc bố ráp. Một số người đã được đoàn tụ với gia đình, nhưng trường hợp của Irma vẫn là một ẩn số.
Kinh Phật thường nói rằng chúng ta đang sống trong nhà lửa. Nghĩa là, hiểm họa liên tục, không có gì bình an. Và phải lo tìm đường giải thoát. Lời Phật dạy không đơn giản có ý nói rằng hãy rời nơi này để qua nơi khác. Không đơn giản như thế. Bởi vì chuyện dời đổi không gian và thời gian không cứu được chúng ta, khi còn danh sắc này, còn thân tâm này.
- Kentucky: 85% người dân Quận Knox bầu cho Trump, bây giờ thê thảm vì mất Medicaid và SNAP và 200.000 bệnh nhân Kentucky sẽ mất bảo hiểm. - Texas: Cũng vì Ban giám đốc trại hè nhiều lần kháng cáo, không muốn tên trại hè nằm trong các nơi dễ bị lũ lụt.
Sáng thứ Sáu 11/7, Tom Homan, “trùm biên giới” của chính quyền Donald Trump nói trên đài truyền hình Fox News: “Hãy nghe đây, quý vị cần phải hiểu rằng, cảnh sát di trú ICE và cảnh sát biên phòng không cần có lý do chính đáng để bước đến trước mặt một ai đó, tạm giữ họ và tra hỏi họ. Không cần lý do xác đáng. Chỉ cần nghi ngờ hợp lý.”
- Nam California: ICE bố ráp nông trại Camarillo, dân biểu tình phản đối, đòi ICE ra. Lựu đạn cay bắn vào dân. - California: Đại học Cal State L.A. cho các GS chuyển sang dạy trực tuyến để ngừa ICE vào trường bố ráp di dân - Nam Califgornia: Thị trưởng Perris (78% dân số Perris là gốc Latinh) yêu cầu cư dân đừng ra phố vì đặc vụ ICE đang bố ráp.
Dù chưa một lần đặt chân đến Phi Châu trong cả hai nhiệm kỳ Tổng thống, Donald Trump đã không ít lần khiến lục địa này “nóng mặt.” Ngay trong nhiệm kỳ đầu, ông từng khiến cả Phi Châu dậy sóng khi được cho là đã gọi Haiti và các quốc gia của lục địa này là “các nước thối tha” (shithole countries). Trước phản ứng gay gắt từ dư luận quốc tế, Trump đã chối là mình không có dùng cụm từ đó. Dù vậy, TNS Dick Durbin (Dân Chủ, Illinois), người có mặt trong buổi họp kín đó, khẳng định rằng Trump liên tục thốt ra “những lời lẽ đầy ác ý, bẩn thỉu và sặc mùi kỳ thị sắc tộc.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.