Hôm nay,  

Mùa Xuân Bất Tận Trong Tim Ta

2/17/200700:00:00(View: 3125)

- Tôi đang ở vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, chỉ còn hai ngày nữa là Tết Đinh Hợi, 2007, ở đây  Mùa Đông thật lạnh lẽo, nước đóng đá mặt đường, cây trơ cành trụi lá, gió lạnh thấu  xương. Bây giờ sắp Tết mà  không có nắng ấm,   mai vàng, chim hót, bướm  lượn khoe sắc  như những ngày đầu  Xuân ở quê nhà.  Nhưng người dân ở đây cũng đón Xuân, mừng Xuân trong kỷ niệm,  với tâm Xuân.

Các đoàn thể trong cộng đồng cũng tổ chức Chợ Tết  để đồng hương có dịp vui Xuân, sắm Tết theo phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc và cũng để cho thế hệ trẻ  sinh trưởng ở đất Mỹ có dịp biết hương vị Tết của quê hương Việt Nam.

Tại các chợ này có  bày bán đủ các  thức ăn cổ truyền ba ngày Tết như bánh tét, bánh chưng, mứt gừng, mứt dừa, nem chua, chả lụa..dù không có mai thật thì các cửa hàng cũng bày bán hay chưng hoa mai giả màu vàng rực rỡ, bên cạnh  hoa đào, hoa lan,  bonsai , có cả tranh vui và câu đối đỏ nữa.

Hầu hết các gia đình đều có bày bàn thờ tổ tiên để đón ông bà  cha mẹ quá  vãng  về nhà vui ba ngày Tết. Tùy theo tín ngưỡng người ta đi nhà thờ hay đi chùa để cầu nguyện đầu năm. Cầu nguyện cho gia đình được an lành hạnh phúc và cho quê hương có được  tự do, no ấm.

Dù ở xứ người không có không khí Xuân như ở quê nhà,  đồng bào  ở đây  cũng đón Xuân với tâm Xuân, một mùa Xuân được tạo ra trong tâm tưởng với ước mong Chúa Xuân sẽ mang lại cho chúng ta một niềm hy vọng mới tốt đẹp hơn, may mắn hơn, sáng sủa hơn.  Vì vậy những ngày đầu năm chúng ta hay gởi  nhau những lời chúc tụng tốt đẹp nhất. Lời chúc đó xuất phát từ tâm từ, tâm bi, muốn  mọi người được an vui, được hạnh  phúc.

Tâm Xuân  thì không lệ thuộc vào thời gian và không gian. Tâm Xuân không bắt đầu sau mùa Đông lạnh lẽo, cũng không chấm dứt sau ba tháng  ấm áp.   Khi tâm ta có an lạc, không lo âu, không sợ hãi thì dù trong hoàn cảnh nào, nơi chốn nào  trong  ta cũng có mùa Xuân.

Hãy thử tưởng tượng tâm ta như một miếng đất (tâm địa), trong mãnh vườn tâm đó nếu chúng ta chịu khó tưới tẩm, vun trồng hạt giống từ bi, hỷ xả  thì cây từ bi, cây hỷ xả sẽ đâm chồi nẩy lộc, cành lá sum xuê, đơm hoa kết quả, sẽ ngăn  cản ánh mặt trời chiếu rọi xuống đám  cỏ hoang sân hận, đố kỵ, ganh ghét phía dưới. Những  đám cỏ hoang, gai gốc xấu  này không có ánh sáng chiếu rọi , sẽ bị tàn lụi, chết dần.  Từ đó tâm của chúng ta sẽ  bừng nở rộ hoa vô ưu,  xinh tươi, rực rỡ với  muôn hồng nghìn tía đẹp như  cảnh vườn Xuân của thế gian.

Khi chúng ta có tỉnh thức, có an lạc thì cảnh vật chung quanh ta sẽ êm ả, tươi mát, trong tâm ta  có mùa Xuân. Còn ngược lại  khi tâm ta có những buồn phiền, bực bội, giận hờn, lo âu,  sợ hãi  thì dù bên ngoài thời tiết có ấm áp, có hoa tươi bướm  lượn,  lòng ta cũng lạnh lẽo  như mùa Đông, nóng bức  như mùa Hè và u buồn ảm đạm  như mùa Thu.

Vậy để có mùa Xuân bất tận trong tim ta, mùa Xuân không chỉ có trong ba ngày Tết, hay trong ba tháng  mùa Xuân,  chúng ta nên nuôi dưởng lòng từ bi để biết thương yêu , nuôi duỡng tâm hỷ xả để biết tha thứ cho nhau. Hãy mở rộng tâm từ,  tâm bi, không phải chỉ đối con người đồng loại mà cho tất cả  chúng sinh, muôn loài, muôn vật. Khi hoa từ,  hoa bi, hoa hỷ, hoa xả có mặt trong vườn tâm thì những cỏ hoang sân hận,  si mê,  nhỏ nhen sẽ không còn chỗ đứng trong vuờn tâm nữa.

Chỉ cần buông bỏ một chữ “xả” thôi,  nếu chúng ta thực hiện được thì tâm tư  mình sẽ rất thảnh thơi, trong sáng như trời cao bể rộng,  thuyền bè có qua lại cũng không để dấu tích gì; như mây trời trôi nổi cũng không làm ngăn ngại hư không. Chỉ  với  một chữ “xả”,  tâm  ta sẽ thấy tràn đầy an lạc, hạnh phúc. Xuân bên ngoài  bị thời tiết và thời gian  giới hạn, còn Xuân trong tâm ta thì bất tận, bất cứ lúc nào, nơi nào khi trong  ta có  từ,  bi,  hỷ,  xả thì ngay tức khắc lúc đó tâm  ta có mùa Xuân.

Lúc đó tâm chúng ta mới thực sự có cơ hội tiếp xúc với nàng Xuân, nàng Xuân sẽ hiển lộ toàn chân trước mắt chúng ta với nắng nhẹ, trời trong, núi xanh, nước biếc, bướm ong bay lượn,  khoe sắc tươi màu,  chim hót líu  lo, suối reo róc rách,  gành đá thì thầm,  tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ,  tiếng  pháo dòn  tan hòa cùng  tiếng chuông chùa êm đềm ngân vang đâu đó...

Chúng ta phải  cố gắng làm sống lại trong ta lòng từ bi hỷ xả để có cái nhìn thương yêu trìu mến đối đồng loại và hết thẩy chúng sinh, từ đó mới  có thể tận hưởng những gì mà Chúa Xuân đem đến cho chúng ta. Mùa Đông giá lạnh, mùa hè khô cằn héo úa sẽ biến mất.

Nên  nhớ, lúc nào,  ở đâu,  tâm ta có từ bi, có  hỷ xả là  tức khắc có mùa Xuân  rực rỡ bất tận trong tâm ta.

“Xuân đẹp nhất là mùa Xuân bất tận

Hoa nở trong tim và gió đầy lòng

Bình minh đến ngập hồn bao thơ mộng

Bước chân trần về vạn nẻo mênh mông

Xuân đẹp nhất là mùa Xuân bất tận

Xuân ở trong ta, xuân của mọi nhà

Tình  chân thật xin trao về muôn hướng

Lấy tin yêu hòa vũ trụ bao la”

(Nghiêm Xuân Cường)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Chỉ là nỗi đam mê” (Passion Simple, 1991) là một trong số gần 30 tác phẩm của nhà văn nữ người Pháp Annie Ernaux, người vừa được Hàn Lâm Viện Thụy Điển trao tặng giải thưởng Nobel về Văn Chương 2022...
... Nếu thế thì mỗi bài thơ là một sự cách tân, mỗi thi sĩ là một người làm mới sự vật. Có những điều chỉ ngôn ngữ thi ca mới nói được, chỉ thi ca mới có cái “thần” giúp chúng ta thấu thị tận đáy sâu của bản ngã. Người làm thơ là người nắm trong tay quyền năng “soi sáng” sự vật, quyền năng cho sự vật một đời sống mới, quyền năng “đi vào linh hồn của sự vật[1],” và không ai có thể tước đoạt quyền năng đó từ tay hắn...
Trong tuần qua, nhà thơ Trịnh Y Thư vừa phát hành một sách mới nhan đề “Căn Phòng Riêng,” dịch từ nguyên bản tiếng Anh, Virginia Woolf, A Room of One’s Own, nxb Harcourt, 1991. Theo lời dịch giả Trịnh Y Thư, ấn bản 2023 của bản dịch để phổ biến ở hải ngoại là bản được sửa chữa và tăng bổ từ hai ấn bản đã in trong các năm 2009 và 2016 tại Việt Nam. Tập tiểu luận văn học này của Virginia Woolf (1882-1941) như dường trải qua gần 100 tuổi, vì sách ấn hành lần đầu là năm 1929, nhưng các vấn đề nêu lên đều rất mới, như vị trí người cầm bút nữ chỉ là bóng mờ trong ngôi làng của các nhà văn, hay yêu cầu của Woolf rằng người sáng tác phải lìa hẳn “cái tôi” khi cầm bút, hay người sáng tác văn học cần có “khối óc lưỡng tính [nam/nữ]” (nghĩa là lìa cá tính, hay lìa ngã thể?) -- nghĩa là tất cả những gì rất mực táo bạo đối với người sáng tác văn học Việt Nam.
Tôi muốn kể lại với quý vị hai ví dụ đặc biệt về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết loài người chúng ta. Quan điểm của tôi không phải cho rằng loài vật là nhân đạo hơn loài người, nhưng cho thấy có bằng cớ rõ ràng rằng loài vật có thể hành động theo những phương cách không phù hợp một số định kiến rập khuôn của Tây phương dành sẵn về các khả năng của chúng...
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách đặt vấn đề của nó. Nó là cuốn sách được nhật báo Le Monde của Pháp quốc xếp hạng thứ 69 trong số 100 cuốn sách hay, giá trị, đáng đọc nhất thế kỷ XX. Kỳ thực, nó là cuốn sách đặt nền móng cho Nữ quyền luận trong hai lĩnh vực tư tưởng và phê bình văn học. Cuốn sách được hình thành dựa trên loạt bài thuyết trình Woolf đọc trước cử tọa toàn phái nữ tại hai trường cao đẳng dành riêng cho phụ nữ, Newham và Girton, thuộc trường đại học danh tiếng Cambridge của Anh quốc, vào năm 1928, xoay quanh chủ đề “Phụ nữ và sáng tác văn học.”
Quyển thơ có 18 bài trong 50 bài được thầy Tuệ Sỹ viết bằng Hán tự trong thời gian bị bắt giam lần thứ nhất hơn 2 năm (1978-1981)...
Nhân đọc tập thơ Tiểu Khúc của Tôn Nữ Thu Dung, Tương Tri xuất bản.
Khi nhận được tập tiểu luận Suy Tư và Ước Mơ của tác giả Pham Xuân Tích, tôi liền điện thư cho tác giả với chân tình: “Tích ơi! Cuối năm bạn gửi đến tôi một quả bom tấn”. Tác giả, người bạn chí thân của tôi, trả lời “Anh Thể! Anh chịu khó đọc thật kỹ, đó là công trình suy tư của tôi trong nhiều năm tháng’’...
Thérèse Desqueyroux, tên tác phẩm của François Mauriac, và cũng là tên nhân vật nữ chính, ra đời từ năm 1927. Đến nay, nó đã tròm trèm trăm tuổi, trải dài 5 thế hệ...
Nhà xuất bản Nhân Ảnh (California) trân trọng giới thiệu tuyển tập tiểu luận của nhà biên khảo, nhà văn Trần Hữu Thục - Trần Doãn Nho
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.