Hôm nay,  

Mùa Xuân Bất Tận Trong Tim Ta

2/17/200700:00:00(View: 3117)

- Tôi đang ở vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, chỉ còn hai ngày nữa là Tết Đinh Hợi, 2007, ở đây  Mùa Đông thật lạnh lẽo, nước đóng đá mặt đường, cây trơ cành trụi lá, gió lạnh thấu  xương. Bây giờ sắp Tết mà  không có nắng ấm,   mai vàng, chim hót, bướm  lượn khoe sắc  như những ngày đầu  Xuân ở quê nhà.  Nhưng người dân ở đây cũng đón Xuân, mừng Xuân trong kỷ niệm,  với tâm Xuân.

Các đoàn thể trong cộng đồng cũng tổ chức Chợ Tết  để đồng hương có dịp vui Xuân, sắm Tết theo phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc và cũng để cho thế hệ trẻ  sinh trưởng ở đất Mỹ có dịp biết hương vị Tết của quê hương Việt Nam.

Tại các chợ này có  bày bán đủ các  thức ăn cổ truyền ba ngày Tết như bánh tét, bánh chưng, mứt gừng, mứt dừa, nem chua, chả lụa..dù không có mai thật thì các cửa hàng cũng bày bán hay chưng hoa mai giả màu vàng rực rỡ, bên cạnh  hoa đào, hoa lan,  bonsai , có cả tranh vui và câu đối đỏ nữa.

Hầu hết các gia đình đều có bày bàn thờ tổ tiên để đón ông bà  cha mẹ quá  vãng  về nhà vui ba ngày Tết. Tùy theo tín ngưỡng người ta đi nhà thờ hay đi chùa để cầu nguyện đầu năm. Cầu nguyện cho gia đình được an lành hạnh phúc và cho quê hương có được  tự do, no ấm.

Dù ở xứ người không có không khí Xuân như ở quê nhà,  đồng bào  ở đây  cũng đón Xuân với tâm Xuân, một mùa Xuân được tạo ra trong tâm tưởng với ước mong Chúa Xuân sẽ mang lại cho chúng ta một niềm hy vọng mới tốt đẹp hơn, may mắn hơn, sáng sủa hơn.  Vì vậy những ngày đầu năm chúng ta hay gởi  nhau những lời chúc tụng tốt đẹp nhất. Lời chúc đó xuất phát từ tâm từ, tâm bi, muốn  mọi người được an vui, được hạnh  phúc.

Tâm Xuân  thì không lệ thuộc vào thời gian và không gian. Tâm Xuân không bắt đầu sau mùa Đông lạnh lẽo, cũng không chấm dứt sau ba tháng  ấm áp.   Khi tâm ta có an lạc, không lo âu, không sợ hãi thì dù trong hoàn cảnh nào, nơi chốn nào  trong  ta cũng có mùa Xuân.

Hãy thử tưởng tượng tâm ta như một miếng đất (tâm địa), trong mãnh vườn tâm đó nếu chúng ta chịu khó tưới tẩm, vun trồng hạt giống từ bi, hỷ xả  thì cây từ bi, cây hỷ xả sẽ đâm chồi nẩy lộc, cành lá sum xuê, đơm hoa kết quả, sẽ ngăn  cản ánh mặt trời chiếu rọi xuống đám  cỏ hoang sân hận, đố kỵ, ganh ghét phía dưới. Những  đám cỏ hoang, gai gốc xấu  này không có ánh sáng chiếu rọi , sẽ bị tàn lụi, chết dần.  Từ đó tâm của chúng ta sẽ  bừng nở rộ hoa vô ưu,  xinh tươi, rực rỡ với  muôn hồng nghìn tía đẹp như  cảnh vườn Xuân của thế gian.

Khi chúng ta có tỉnh thức, có an lạc thì cảnh vật chung quanh ta sẽ êm ả, tươi mát, trong tâm ta  có mùa Xuân. Còn ngược lại  khi tâm ta có những buồn phiền, bực bội, giận hờn, lo âu,  sợ hãi  thì dù bên ngoài thời tiết có ấm áp, có hoa tươi bướm  lượn,  lòng ta cũng lạnh lẽo  như mùa Đông, nóng bức  như mùa Hè và u buồn ảm đạm  như mùa Thu.

Vậy để có mùa Xuân bất tận trong tim ta, mùa Xuân không chỉ có trong ba ngày Tết, hay trong ba tháng  mùa Xuân,  chúng ta nên nuôi dưởng lòng từ bi để biết thương yêu , nuôi duỡng tâm hỷ xả để biết tha thứ cho nhau. Hãy mở rộng tâm từ,  tâm bi, không phải chỉ đối con người đồng loại mà cho tất cả  chúng sinh, muôn loài, muôn vật. Khi hoa từ,  hoa bi, hoa hỷ, hoa xả có mặt trong vườn tâm thì những cỏ hoang sân hận,  si mê,  nhỏ nhen sẽ không còn chỗ đứng trong vuờn tâm nữa.

Chỉ cần buông bỏ một chữ “xả” thôi,  nếu chúng ta thực hiện được thì tâm tư  mình sẽ rất thảnh thơi, trong sáng như trời cao bể rộng,  thuyền bè có qua lại cũng không để dấu tích gì; như mây trời trôi nổi cũng không làm ngăn ngại hư không. Chỉ  với  một chữ “xả”,  tâm  ta sẽ thấy tràn đầy an lạc, hạnh phúc. Xuân bên ngoài  bị thời tiết và thời gian  giới hạn, còn Xuân trong tâm ta thì bất tận, bất cứ lúc nào, nơi nào khi trong  ta có  từ,  bi,  hỷ,  xả thì ngay tức khắc lúc đó tâm  ta có mùa Xuân.

Lúc đó tâm chúng ta mới thực sự có cơ hội tiếp xúc với nàng Xuân, nàng Xuân sẽ hiển lộ toàn chân trước mắt chúng ta với nắng nhẹ, trời trong, núi xanh, nước biếc, bướm ong bay lượn,  khoe sắc tươi màu,  chim hót líu  lo, suối reo róc rách,  gành đá thì thầm,  tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ,  tiếng  pháo dòn  tan hòa cùng  tiếng chuông chùa êm đềm ngân vang đâu đó...

Chúng ta phải  cố gắng làm sống lại trong ta lòng từ bi hỷ xả để có cái nhìn thương yêu trìu mến đối đồng loại và hết thẩy chúng sinh, từ đó mới  có thể tận hưởng những gì mà Chúa Xuân đem đến cho chúng ta. Mùa Đông giá lạnh, mùa hè khô cằn héo úa sẽ biến mất.

Nên  nhớ, lúc nào,  ở đâu,  tâm ta có từ bi, có  hỷ xả là  tức khắc có mùa Xuân  rực rỡ bất tận trong tâm ta.

“Xuân đẹp nhất là mùa Xuân bất tận

Hoa nở trong tim và gió đầy lòng

Bình minh đến ngập hồn bao thơ mộng

Bước chân trần về vạn nẻo mênh mông

Xuân đẹp nhất là mùa Xuân bất tận

Xuân ở trong ta, xuân của mọi nhà

Tình  chân thật xin trao về muôn hướng

Lấy tin yêu hòa vũ trụ bao la”

(Nghiêm Xuân Cường)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo bản tin VOA, 23/11/2022, vở nhạc kịch “Miss Saigon” từng gây tiếng vang của hai biên kịch người Pháp là Claude-Michel Schönberg và Alain Boublil vừa bị huỷ diễn tại nhà hát Crucible ở trung tâm thành phố Sheffield của Anh vì bị chỉ trích có “những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc”. Công ty New Earth Theatre, bao gồm một nhóm các nghệ sĩ người Anh gốc Đông và Đông Nam Á, ra thông báo nói rằng vở nhạc kịch “Miss Saigon” có chứa “những ẩn dụ tai hại, những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc” nhằm vào người Việt Nam...
Lần đó, tôi nhận được cuốn sách “Lam Phương, Trăm Nhớ Ngàn Thương” từ bên quê nhà gửi qua. Nói thiệt, cầm cuốn sách mỏng dính trên tay, xem qua các mục lục, tôi bỗng thấy… giận hờn và chỉ biết thở dài...
Trong khi dư luận và luật ở các tiểu bang về vấn đề quyền phá thai đang khiến đất nước bị chia rẽ sâu sắc, ngày lại càng có nhiều dấu hiệu cho thấy hầu hết mọi người đều tán thành một chủ đề từng gây tranh cãi khác – bảo vệ hôn nhân đồng tính.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao Lễ Tạ Ơn lại xoay quanh gà tây mà không phải giăm bông, thịt gà, thịt nai, thịt bò hay ngô bắp? Gần 9 trên 10 người Mỹ ăn gà tây trong bữa ăn lễ hội này, cho dù đó là món gà tây quay, chiên giòn, nướng, hầm hay nấu theo bất kỳ cách nào khác cho dịp này. Bạn có thể nghĩ rằng đó là vì những người hành hương và những vị khách Wampanoag bản địa của họ đã ăn trong bữa tiệc tạ ơn đầu tiên của họ vào năm 1621, một năm sau khi họ đặt chân đến bang Massachusetts ngày nay. Hoặc đó là vì gà tây có nguồn gốc từ Châu Mỹ.
Tôi vừa đọc xong quyển "Rain on The Red Flag" do Frank Thanh Nguyen viết. Đó là một quyển hồi ký có một Sài Gòn mất tên, biến dạng và những truân chuyên, khổ đau người miền Nam phải gánh chịu...
Dòng nhạc thính phòng với hai trường phái Cổ Điển (1730-1820) và Lãng Mạn (1800-1910) của Tây Phương, các thể loại như Sonata, Concerto, Symphony… đã ảnh hưởng nhiều đến giới thưởng ngoạn ở Việt Nam về thể loại Sonata, Concerto...
Thánh Kinh nói thế. “Homosexuality is sin". “Đồng tính là tội lỗi.” Sự thật thì sao??? Lần đầu tiên từ “đồng tính" xuất hiện trong Thánh Kinh là năm 1946, khoảng một ngàn chín trăm mười năm sau khi chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự. Trong gần 80 năm qua, nó làm nền tảng cho không biết bao phân biệt đối xử, gây bao đau thương chết chóc cho những người đồng tính.
Nhà giáo Doãn Quốc Sỹ là vị thầy khả kính với các thế hệ học sinh, sinh viên trước năm 1975. Nhà văn chân chính với các tác phẩm đóng góp cho nền văn chương miền Nam Việt Nam cho đến nay ở hải ngoại...
Ai quen gặp tôi đều biết tôi nói nhiều, quá nhiều. Lại thích uống rượu, nhiều rượu. Rượu vào lời ra. Nói càng nhiều hơn. Rồi giờ đây, bắt đầu điếc tai, không nghe, nghe không rõ, càng nói ghê gớm hơn nữa và lớn tiếng, gần giống như đàn áp công luận. Tôi chắc rằng bạn đọc đã từng gặp nhiều lần, những người nói không chịu chấm dứt. Và chúng ta thường ca tụng, ngưỡng mộ những ai ra đám đông lầm lầm lì lì không nói gì hoặc cạy miệng mới nói. Trước hết, Xin phân tích hiện tượng này: Người ít nói chia làm ba loại: 1- Người sinh ra có tính ít nói. 2- Người hiểu biết sâu rộng, thâm trầm không muốn nói. 3- Người không biết gì sợ không dám nói.Người nói nhiều cũng chia làm ba loại: 1- Người có tính nói nhiều. 2- Người hiểu biết nhiều muốn truyền bá những gì đã biết. 3- Người không biết nhiều nhưng có động cơ nổ. Đối với họ, nói là nhu cầu để chứng minh sự nổi bật .
Vào thứ Bảy qua, Bảo tàng Guggenheim ở Manhattan vẫn nhộn nhịp như thường lệ, với khách du lịch và người dân địa phương quanh co lên xuống đoạn đường xoắn ốc mang tính biểu tượng của tòa nhà. Ở đó, từ đỉnh của đường xoắn ốc, 12 biểu ngữ màu đỏ bung ra, trải dài suốt bốn tầng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.