Hôm nay,  

Mùa Xuân Bất Tận Trong Tim Ta

17/02/200700:00:00(Xem: 3119)

- Tôi đang ở vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, chỉ còn hai ngày nữa là Tết Đinh Hợi, 2007, ở đây  Mùa Đông thật lạnh lẽo, nước đóng đá mặt đường, cây trơ cành trụi lá, gió lạnh thấu  xương. Bây giờ sắp Tết mà  không có nắng ấm,   mai vàng, chim hót, bướm  lượn khoe sắc  như những ngày đầu  Xuân ở quê nhà.  Nhưng người dân ở đây cũng đón Xuân, mừng Xuân trong kỷ niệm,  với tâm Xuân.

Các đoàn thể trong cộng đồng cũng tổ chức Chợ Tết  để đồng hương có dịp vui Xuân, sắm Tết theo phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc và cũng để cho thế hệ trẻ  sinh trưởng ở đất Mỹ có dịp biết hương vị Tết của quê hương Việt Nam.

Tại các chợ này có  bày bán đủ các  thức ăn cổ truyền ba ngày Tết như bánh tét, bánh chưng, mứt gừng, mứt dừa, nem chua, chả lụa..dù không có mai thật thì các cửa hàng cũng bày bán hay chưng hoa mai giả màu vàng rực rỡ, bên cạnh  hoa đào, hoa lan,  bonsai , có cả tranh vui và câu đối đỏ nữa.

Hầu hết các gia đình đều có bày bàn thờ tổ tiên để đón ông bà  cha mẹ quá  vãng  về nhà vui ba ngày Tết. Tùy theo tín ngưỡng người ta đi nhà thờ hay đi chùa để cầu nguyện đầu năm. Cầu nguyện cho gia đình được an lành hạnh phúc và cho quê hương có được  tự do, no ấm.

Dù ở xứ người không có không khí Xuân như ở quê nhà,  đồng bào  ở đây  cũng đón Xuân với tâm Xuân, một mùa Xuân được tạo ra trong tâm tưởng với ước mong Chúa Xuân sẽ mang lại cho chúng ta một niềm hy vọng mới tốt đẹp hơn, may mắn hơn, sáng sủa hơn.  Vì vậy những ngày đầu năm chúng ta hay gởi  nhau những lời chúc tụng tốt đẹp nhất. Lời chúc đó xuất phát từ tâm từ, tâm bi, muốn  mọi người được an vui, được hạnh  phúc.

Tâm Xuân  thì không lệ thuộc vào thời gian và không gian. Tâm Xuân không bắt đầu sau mùa Đông lạnh lẽo, cũng không chấm dứt sau ba tháng  ấm áp.   Khi tâm ta có an lạc, không lo âu, không sợ hãi thì dù trong hoàn cảnh nào, nơi chốn nào  trong  ta cũng có mùa Xuân.

Hãy thử tưởng tượng tâm ta như một miếng đất (tâm địa), trong mãnh vườn tâm đó nếu chúng ta chịu khó tưới tẩm, vun trồng hạt giống từ bi, hỷ xả  thì cây từ bi, cây hỷ xả sẽ đâm chồi nẩy lộc, cành lá sum xuê, đơm hoa kết quả, sẽ ngăn  cản ánh mặt trời chiếu rọi xuống đám  cỏ hoang sân hận, đố kỵ, ganh ghét phía dưới. Những  đám cỏ hoang, gai gốc xấu  này không có ánh sáng chiếu rọi , sẽ bị tàn lụi, chết dần.  Từ đó tâm của chúng ta sẽ  bừng nở rộ hoa vô ưu,  xinh tươi, rực rỡ với  muôn hồng nghìn tía đẹp như  cảnh vườn Xuân của thế gian.

Khi chúng ta có tỉnh thức, có an lạc thì cảnh vật chung quanh ta sẽ êm ả, tươi mát, trong tâm ta  có mùa Xuân. Còn ngược lại  khi tâm ta có những buồn phiền, bực bội, giận hờn, lo âu,  sợ hãi  thì dù bên ngoài thời tiết có ấm áp, có hoa tươi bướm  lượn,  lòng ta cũng lạnh lẽo  như mùa Đông, nóng bức  như mùa Hè và u buồn ảm đạm  như mùa Thu.

Vậy để có mùa Xuân bất tận trong tim ta, mùa Xuân không chỉ có trong ba ngày Tết, hay trong ba tháng  mùa Xuân,  chúng ta nên nuôi dưởng lòng từ bi để biết thương yêu , nuôi duỡng tâm hỷ xả để biết tha thứ cho nhau. Hãy mở rộng tâm từ,  tâm bi, không phải chỉ đối con người đồng loại mà cho tất cả  chúng sinh, muôn loài, muôn vật. Khi hoa từ,  hoa bi, hoa hỷ, hoa xả có mặt trong vườn tâm thì những cỏ hoang sân hận,  si mê,  nhỏ nhen sẽ không còn chỗ đứng trong vuờn tâm nữa.

Chỉ cần buông bỏ một chữ “xả” thôi,  nếu chúng ta thực hiện được thì tâm tư  mình sẽ rất thảnh thơi, trong sáng như trời cao bể rộng,  thuyền bè có qua lại cũng không để dấu tích gì; như mây trời trôi nổi cũng không làm ngăn ngại hư không. Chỉ  với  một chữ “xả”,  tâm  ta sẽ thấy tràn đầy an lạc, hạnh phúc. Xuân bên ngoài  bị thời tiết và thời gian  giới hạn, còn Xuân trong tâm ta thì bất tận, bất cứ lúc nào, nơi nào khi trong  ta có  từ,  bi,  hỷ,  xả thì ngay tức khắc lúc đó tâm  ta có mùa Xuân.

Lúc đó tâm chúng ta mới thực sự có cơ hội tiếp xúc với nàng Xuân, nàng Xuân sẽ hiển lộ toàn chân trước mắt chúng ta với nắng nhẹ, trời trong, núi xanh, nước biếc, bướm ong bay lượn,  khoe sắc tươi màu,  chim hót líu  lo, suối reo róc rách,  gành đá thì thầm,  tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ,  tiếng  pháo dòn  tan hòa cùng  tiếng chuông chùa êm đềm ngân vang đâu đó...

Chúng ta phải  cố gắng làm sống lại trong ta lòng từ bi hỷ xả để có cái nhìn thương yêu trìu mến đối đồng loại và hết thẩy chúng sinh, từ đó mới  có thể tận hưởng những gì mà Chúa Xuân đem đến cho chúng ta. Mùa Đông giá lạnh, mùa hè khô cằn héo úa sẽ biến mất.

Nên  nhớ, lúc nào,  ở đâu,  tâm ta có từ bi, có  hỷ xả là  tức khắc có mùa Xuân  rực rỡ bất tận trong tâm ta.

“Xuân đẹp nhất là mùa Xuân bất tận

Hoa nở trong tim và gió đầy lòng

Bình minh đến ngập hồn bao thơ mộng

Bước chân trần về vạn nẻo mênh mông

Xuân đẹp nhất là mùa Xuân bất tận

Xuân ở trong ta, xuân của mọi nhà

Tình  chân thật xin trao về muôn hướng

Lấy tin yêu hòa vũ trụ bao la”

(Nghiêm Xuân Cường)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà văn Đào Như vừa hoàn tất việc ấn loát tuyển tập « Tản Văn & Tùy Bút » của ông, bao gồm những bài viết trong hơn hai mươi năm qua, từ đầu thế kỷ thứ 21, cho tới những ngày gần đây của tháng 10 năm 2022...
Cải lương là một bộ môn nghệ thuật thuần túy Việt Nam, mang bản sắc của dân tộc. Nhiều tầng lớp trong xã hội ưa thích, nên cải lương phát triển rất nhanh. Cải lương và vọng cổ gắn bó chặt chẽ với nhau. Ông tổ cải lương là Tống Hữu Định. Ông tổ bản vọng cổ là ông Cao Văn Lầu. Cải lương phát triển rất nhanh, kéo theo một số lượng đông đảo nghệ sĩ, và các soạn giả...
Lễ Halloween đã gần kề, mọi người đã sẵn sàng để ăn mừng sự ma quái, quỷ sứ, cùng nhau đón các hồn ma bóng quế trở về. Bóng ma, thây ma, bộ xương, phù thủy, nhện đen, và tất cả những gì tượng trưng cho sự kinh động đáng sợ được trưng bày khắp nơi, trước sân, cửa sổ, cửa hàng, cửa nhà…. Các lễ hội tập trung xung quanh vương quốc của người chết, và một số người tin rằng người chết có thể thực sự hòa nhập với người sống vào đêm Halloween.
Qua một số sách vở và những bài viết được phổ biến trên các trang mạng VietBao on line, Việt Nam Nhật Báo, Diễn Đàn Thế Kỷ 21... và trên facebook, tôi đã tích lũy trên suốt chiều dài hơn 20 năm qua, được một số lớn bài viết mà tôi có thể cho ra mắt độc giả dưới nhiều dạng khác nhau.
Tủ Sách Tiếng Quê Hương sẽ cho ra mắt hai tác phẩm "Than Hồng Chiến Cuộc" và "Việt Nam: Đại Bi Kịch" vừa được Phan Lê Dũng chuyển ngữ từ hai nguyên bản Embers Of War (tác giả Fredrik Logevall) và Vietnam: An Epic Tragedy (tác giả Max Hastings)... Buổi ra mắt sách sẽ được tổ chức tại: P.B. Hoàn Studio vào ngày thứ Bảy 29 tháng 10 năm 2022, từ 11:00 AM - 1:00 PM.
Tôi mang máng nhớ đó là một câu trong bài hát nào đó của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Trí nhớ tôi kém rồi, xin lỗi tác giả, tôi chỉ muốn vay mượn một câu đó thôi. Đúng ra là tôi chỉ muốn dùng hai cụm từ “một chiều đông” và “thuyền lênh đênh cập bến” là đủ, là vang dội trong lòng, trong tâm thức, là thuyền không đi nữa và đáo bỉ ngạn. Người đã sang bờ bên kia rồi, Người đã lên thuyền bát nhã và cập bến Như Lai...
Tác giả của bài thơ là Tamura Ryuichi (1923-1998). Ông họ Điền Thôn, tên Long Nhất. Tôi gọi ông là Thanh Tâm Tuyền của Nhật Bản vì mấy lý do khác nhau...
Ngoài trời gió nhè nhẹ thổi, những chiếc lá mùa thu đang lãng đãng rơi rơi. Cái lành lạnh của gió heo may bên ngoài như đang hòa nhịp thở với những điệu nhạc “tiền chiến” mà tôi đang thưởng thức trong phòng đọc sách, một căn phòng đầy ấm cúng thương yêu...
Vào tháng Năm vừa qua, một người đàn ông Ấn Độ đã thiệt mạng khi cố gắng chụp ảnh “tự sướng” bên cạnh một con gấu bị thương. Đây là cái chết thứ ba liên quan đến việc chụp ảnh tự sướng ở Ấn Độ kể từ tháng 12 năm ngoái. Trong hai tai nạn khác, những con voi đã đạp chết hai người trong lúc họ đang cố gắng tự chụp với chúng trong hai lần “tự sướng” riêng biệt. Vào tháng 7 năm nay, Gavin Zimmerman, một người Mỹ du lịch đến Úc, 19 tuổi, đã mất mạng vì rơi xuống vực khi anh đang tự chụp ảnh tự trên một vách đá ở New South Wales.
Chữ có hình có dạng, nhưng ý nghĩa bên trong chữ như chất lỏng. Sáng tác không chỉ đặt chữ xuống trang giấy, lên màn ảnh, trong tâm tình và ý thức nghệ thuật, mà quan trọng hơn, là làm rách chữ để chất lỏng chảy ra, thấm sâu vào giấy, vào điện tử, bốc hương lên tác giả và truyền thơm cho độc giả.Ca từ có thể không chứa chất lỏng đặc sệt như chữ trong thi ca, hoặc đậm đen trong ngôn từ triết học, nhưng chất lỏng trong ca từ rất đặc thù: có thể hát, mỹ vị hóa tứ nhạc, đồng cảm với giai điệu, và có khả năng đặc biệt nhất: đi thẳng vào lòng người. Sự phức tạp này là trở ngại lớn nhất đối với người viết ca khúc, vì nói đến ca khúc là nói đến ca từ. Một bản nhạc không thể hay, không thể đạt được giá trị, nếu có ca từ dở.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.