Hôm nay,  

Wto - Bài Học Nhập Môn Của Hội Nhập

6/2/200600:00:00(View: 3423)

Sau khi mon men mãi ở cửa biển, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào luồng trao đổi tự do của thế giới như người giăng buồm ra khơi. Ngoài đại dương sẽ có cá lớn, nhưng cũng có sóng cả...

Triển vọng và rủi ro đều có đấy và có thể thấy trước được từ kinh nghiệm của các nước khác, nếu như muốn chịu mở mắt.

Thực ra, người dân đã mở mắt và muốn biết vì đã từng lấy nhiều rủi ro rồi tạo ra một phép lạ kinh tế khiến chế độ khỏi sụp đổ và giúp cho lãnh đạo nói phét về thành tích đổi mới.

Điều đáng tiếc là lãnh đạo chậm hiểu lại đa nghi, mưu vặt và tự hài lòng quá lâu trong vùng nước lợ ngoài cửa biển. Vì vậy, từ 2004, năm nào cũng thông báo là năm nay sẽ gia nhập WTO mà chuyện không thành. WTO trở thành mục tiêu di động, một tiêu chuẩn chứng tỏ rằng lãnh đạo đã văn minh và Việt Nam đã thành hiện đại. Người ta đã lầm lẫn danh và thực.

Bây giờ, ngày ra khơi đã tới, người dân sẽ được xua ra biển cạnh tranh… chúng ta học được gì từ kinh nghiệm học bài quá chậm ấy của Hà Nội"

Hà Nội nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới từ đầu năm 1995 (ngày bốn Tháng Giêng). Mãi đến ba năm sau (Tháng Ba 1998) mới bắt đầu tìm hiểu và đi vào thủ tục thảo luận, rồi từ 2003 mới thực sự "dọn mình" cho chuyến hải hành sau khi đắn đo vừa tiến vừa lùi với Hiệp định Thương mại Song phương ký kết cùng Hoa Kỳ.

WTO là một câu lạc bộ 149 quốc gia cùng thỏa thuận với nhau về nguyên tắc tự do kinh tế và xứ nào muốn gia nhập thì phải tuân thủ những quy tắc đã thống nhất của tất cả các hội viên. Vì vậy mới có việc thảo luận đa phương với nhóm đại diện các hội viên và song phương với những quốc gia có nêu vấn đề.

Trong việc gia nhập, không có chuyện mặc cả là tôi cho cái này nhưng đòi cái khác như trong một thương ước song phương, một hiệp định thương mại giữa hai nước, mà là chuyện tôi hứa tuân thủ những quy định của WTO, chỉ xin thông cảm ở điều kiện thực thi vì hoàn cảnh riêng. Theo kiểu con cá nó sống vì nước…

Việt Nam quen với chuyện "xin-cho", lần đầu phải xin và được cho, với điều kiện.

Cửa ải khó nhất và sau cùng là Hoa Kỳ coi như đã lọt, nay chỉ còn bản văn chi tiết, cầu mong được ký trước khi khai mạc hội nghị cấp Bộ trưởng Thương mại của Diễn đàn Kinh tế Á châu Thái bình dương APEC, sẽ triệu tập tại Hà Nội vào hai ngày đầu tháng Sáu. Sau đấy là hoàn tất việc thương thảo đa phương với WTO vào tháng Bảy này, đồng thời xin Quốc hội Mỹ chấp nhận quy chế mậu dịch bình thường một cách vĩnh viễn, thay vì phải được đặc miển từng năm. Nếu mọi việc trót lọt, cuối năm nay Việt Nam đã có thể hội nhập trong thực tế, thay vì chỉ nghe lãnh đạo nói đến chuyện hội nhập trong nghị quyết. Phải hơn 30 năm sau chiến tranh mới bơi đến đó là một chuyện đáng buồn, nhưng vẫn được người trong cuộc nổ xâm banh ăn mừng sau khi đạt thỏa thuận nguyên tắc tại Washington vào ngày 14 vừa qua.

Việc thương thuyết với Hoa Kỳ có thể là một bài học cho nhiều người.

Từ đầu năm 2006, Hà Nội đã thèm đạt thỏa thuận với Hoa Kỳ ngay từ kỳ họp thứ 11. Phiá Mỹ chưa muốn Hà Nội làm show nên đòi họp tại Genève không tại Hoa Kỳ. Đến kỳ thứ 12, khi phái đoàn Việt Nam được họp tại Mỹ, chuyện đã chín mùi. Hà Nội sẽ gật, gật lấy gật để. Lại chuyện ông Hồ nửa đêm ký vội với Marius Moutet 60 về trước.

Trong hội nghị, bên nào mà nóng ruột tự đặt ra thời hạn là bên đó "thua". Pierre Mendès-France đã thua tại Genève 1954 theo kiểu ấy. Lần này, Hà Nội hiểu ra rằng kỹ thuật đàm phán cũng áp dụng trong kinh tế, cho kẻ nhập môn.

Sở dĩ nhắc đến chuyện ông Hồ ký vội vì cái không khí đi đêm mờ ám hơn là mờ ảo do Hà Nội tạo ra.

Trong hội nghị Mỹ-Việt vừa qua, hai bên thương thuyết là những ai"

Phiá Hoa Kỳ là Văn phòng của Đại sứ Thương mại. Hoa Kỳ có cơ chế rất dung dị theo lối thực tiễn và được việc. Đại sứ Thương mại là nhân vật ngang hàng Bộ trưởng, hiện diện trong Hội đồng Nội các, dưới quyền chỉ huy của Phủ Tổng thống, được Tổng thống chỉ định với sự phê chuẩn của Quốc hội.

Đây là cơ chế đại diện Hoa Kỳ trong các cuộc thương thuyết về ngoại thương với thế giới và những thoả thuận sau đó phải được Quốc hội thông qua. Hoa Kỳ muốn được việc - tự do mậu dịch - nên trong nội bộ, Hành pháp xin cho cơ chế này được rộng quyền thương thảo, nhưng Quốc hội vẫn trực tiếp giám sát và cơ chế này không thương thảo thay cho Tổng thống Mỹ mà thay cho nước Mỹ.

Vì vậy, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ là người làm dâu trăm họ. Trong mọi việc thương thảo, họ phải thu thập ý kiến của tư nhân, doanh giới, của tất cả các bộ liên hệ, từ Ngoại giao, Thương mại, Tư pháp, Quốc phòng, và phải thường xuyên thông báo kết quả với Quốc hội. Nói cách khác, đây là mũi nhọn của nền dân chủ Mỹ khi phải thỏa thuận với bên ngoài, là đại diện chân chính của mọi thành phần liên hệ.

Bên phiá Việt Nam, Bộ Thương mại là đại diện của Chính phủ. Chính phủ là công cụ của đảng Cộng sản Việt Nam và không làm gì nếu không có sự đồng ý của đảng. Viên chức thương thảo không thoát ra khỏi sự kiểm soát của đảng và giám sát của công an. Tội nghiệp cho họ.

Ưu thế của một phe khỏi cần hỏi ý kiến ai trừ thiểu số lãnh đạo của đảng, với một phe chỉ là dại diện cho nhiều thành phần khác nhau, ưu thế ấy có thể giúp Hà Nội trong chính trị. Trong kinh tế, nó là trò khôi hài. Nó là chuyện bi hài: những người liên hệ, doanh nhân, công nhân, nghiệp đoàn và người dân nói chung không hề biết gì về những cam kết hay luật chơi của thế giới, được lãnh đạo thỏa thuận với Hoa Kỳ.

Nói chuyện dân chủ thì lãnh đạo Việt Nam cau mày, nhưng sự lạc hậu của Việt Nam xuất phát từ đấy. Và một bài học mà nhiều người đã thấy ngay tại Hà Nội: phải thông tin cho rõ ràng, minh bạch và mau chóng hơn cho mọi người.

WTO sẽ chấm dứt chế độ bưng bít, đầu cơ thông tin để trục lợi. Một thí dụ là sẽ hết cảnh lén lút chia chác hạn ngạch quota để xuất cảng hàng dệt sợi! Đó là bài học nhập môn của chuyện hội nhập.

Kế tiếp, chúng ta còn nhiều bài học khác.

Lần đầu tiên trong lịch sử, tình trạng phép vua thua lệ làng sẽ phải chấm dứt. Phép vua hay quyền đảng từ nay sẽ thua một uy quyền vô hình mà lớn hơn gấp bội: hệ thống luật lệ quốc tế do các nước WTO tự đặt ra với nhau. Lãnh đạo Việt Nam không thể tiện thiện làm luật theo lối nấu rượu lậu hay chế thuốc gia truyền, vừa làm vừa giấu. Nghĩa là đảng quyền không được khống chế pháp quyền nhà nước và pháp quyền phải trở thành công minh, công bằng minh bạch, được cả thế giới kiểm chứng. Nhờ vậy, may ra người dân sẽ có thêm một chút quyền trong việc soạn thảo luật lệ chi phối cuộc sống của mình - nếu như Quốc hội có xương sống.

Kế tiếp, khu vực xương sống của kinh tế quốc dân - doanh nghiệp nhà nước, kể cả các ngân hàng - sẽ mất thế độc quyền hay được bảo vệ trong hoạt động thương mại. Nếu doanh nghiệp nước ngoài có vào liên doanh với các cơ sở quốc doanh thì họ cũng sẽ áp dụng quy luật thị trường chứ không chấp nhận lề lối kinh doanh theo diện "chánh sách" của nhà nước.

Khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp ngoại quốc sẽ hết bị hạn chế về nhập cảng và tạo ra sức hút rất cao về nhập cảng nhưng cũng có thể là nhà xuất cảng. Họ vào Việt Nam, sản xuất cho thị trường nội địa (không nhỏ dù còn nghèo) hoặc tái xuất cảng ra ngoài. Trong ngần ấy giai đoạn quản trị, họ tạo thêm việc làm và sự thịnh vượng cho Việt Nam nhưng cũng đòi hỏi luật lệ công bằng minh bạch.

Chẳng những chuyện phù phép bằng phong bì, hối lộ và tham ô, sẽ phải giảm, tình hình cạnh tranh cũng trở nên kịch liệt hơn. Xuất cảng dễ hơn thì cũng phải cạnh tranh mạnh hơn với hàng nhập cảng. Đồng tiền phải có hai mặt và trương mục kế toán phải có hai cột!

Đồng thời, chế độ bao cấp phải lui sân vì mọi trợ cấp thái quá sẽ bị cắt. Người ta chỉ nói đến việc bốn tỷ trợ cấp cho ngành dệt sợi đã phải bỏ mà quên là còn nhiều thứ trợ cấp khác cũng lần lượt lọt vào sổ đen. Tinh thần tựa lưng vào nhà nước nhờ thế lực của đảng sẽ phải chấm dứt dần.

Lúc ấy, ai sẽ tài trợ quỹ đảng"

Việc Việt Nam giong buồm ra khơi sẽ gây rất nhiều đổi thay trong lề lối sinh hoạt, trước tiên là trong guồng máy công quyền, từ chỗ làm luật đến chỗ thực thi luật pháp. Điều ấy tất nhiên đòi hỏi cải cách chính trị và thúc đẩy việc kiện toàn luật lệ: nó sẽ minh bạch hoá nếp sinh hoạt và lề lối quyết định của chính phủ, khiến người dân phải được biết về luật và lệ sẽ chi phối sinh hoạt của mình, sẽ có thêm quyền tự do. Trước tiên, nó giúp cho nhà nước trở thành văn minh hơn và bớt khinh dân.

Marx nói trăm điều hồ đồ mà có một điều lại bất ngờ đúng: sinh hoạt kinh tế mở rộng đang gián tiếp giúp cho sự hình thành của chế độ pháp trị, chế độ cai trị bằng luật pháp công minh. Nhờ vậy mà dân trí sẽ được nâng cao.

Người dân sẽ làm gì với quyền hạn mới thì còn tùy dân khí và… vận nước.

(Ngày Nay - 23, 05, 2006)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo thói quen đa số người Việt gốc miền Nam Việt Nam đều chỉ trích Hoa Kỳ, đặc biệt là Đảng Dân Chủ, đã bỏ rơi VNCH. Tin tưởng này được tăng cường bởi những lập luận thiếu căn bản dựa trên những tài liệu thiếu cập nhật của những cố vấn cũ của ông Nguyễn Văn Thiệu. Ít người có can đảm và tính chất vô tư để nhìn vào sự thật...
“Trung Cộng muốn đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam để đánh lạc hướng và cầm chân quân đội Bắc Việt, ngăn chận cuộc tổng tấn công Miền Nam đang tiến hành,” Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng VNCH, ông Bửu Viên nói với chúng tôi ngay sau cuộc rút quân khỏi Pleiku (15/2/1975). Ít lâu sau, lại được nghe Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết sau một cuộc Họp Nội Các, rằng: “TC có liên lạc và đề nghị một kế hoạch để tiếp cứu VNCH, nhưng TT Thiệu đã từ chối.” Vào thời điểm ấy thì chúng tôi cho rằng câu chuyện TC muốn can thiệp để ngăn chận cuộc tấn công của BV là hoang tưởng, viển vông nên không để ý, và sau này cũng quên không hỏi thẳng TT Thiệu.
Vào thế kỷ 18, Đảng Dân Chủ Cộng Hòa (Democratic Republican Party) được gọi tắt là Cộng Hòa (Republican) hoạt động ở Hoa Kỳ do Thomas Jefferson và James Madison thành lập, nhằm chống lại chủ trương và chính sách của Đảng Liên Bang (Federalist Party) lãnh đạo bởi Luật Sư Alexander Hamilton hoạt động mạnh về kinh tế, xã hội, ngoại giao...
Các di tích bằng đá gọi là megalith rải rác khắp nơi trên thế giới, tiếng Việt gọi là “cự thạch” (“cự” có nghĩa là lớn như trong cự phách, cự đại, cự phú, dịch prefix mega; thạch là đá)...
LTS. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ủy thác nhiều công việc trong những ngày tháng cuối, trước khi Sàigòn sụp đổ . Tại Hoa Kỳ, sau 1975, ông là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rộng rãi như "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập", "Khi Đồng Minh Tháo Chạy", "Khi Đồng Minh Nhảy Vào", và sắp xuất bản cuốn BỨC TỬ VNCH - KISSINGER VÀ 8 THỦ ĐOẠN NHAM HIỂM. Bước vào tháng Tư, mời đọc bài bài viết đã đăng trên báo xuân Việt Báo Ất Dậu (2005), vừa được tác giả gửi lại bản có hiệu đính.
Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng và chưa có bảng thống kê về ngôn ngữ, kể từ khi có mặt loài người sống trên hành tinh trái đất này. Có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn ngôn ngữ khác biệt nhau, và chưa có ai qủa quyết con số chính xác về ngôn ngữ từng được sử dụng trong lịch sử phát triển của xã hội con người...
Cho dù Hoa Kỳ trong thế yếu không còn thúc đẩy Trung Quốc dân chủ hóa nhưng bù lại cả hai chính quyền Bush (con) và Obama đều bang giao với Trung Quốc như một đối tác trách nhiệm (responsible party). Thực tế trái ngược vì tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh tăng theo đà phát triển kinh tế nên Trung Quốc không còn muốn nép mình trong trật tự thế giới tự do (liberal world order) do Mỹ lãnh đạo...
Tháng Ba là tháng vinh danh những đóng góp của người phụ nữ cho xã hội, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở nhiều nước khác. Nhà văn người Anh Charlotte Brontë (1816-1855) đã viết trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của bà “Jane Eyre,” được xuất bản vào năm 1847, rằng, “Tôi không phải là chim; và không có cái lưới nào bẫy được tôi: Tôi là một con người tự do với ý chí độc lập.”Charlotte Brontë đã khai hỏa trên mặt trận văn chương cho cuộc chiến kéo dài hàng nhiều thế kỷ để đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội mà tới hôm nay vẫn chưa thực sự chấm dứt. Những thanh thiếu nữ tại Afghanistan đã và đang bị cấm thừa hưởng nền giáo dục học đường mà đáng lý ra các em phải có được! Nhưng, không phải chỉ ở thời đại của tác giả “Jane Eyre” người phụ nữ mới gióng lên tiếng nói tự do và độc lập mà trong lịch sử nhân loại từ xưa tới nay người phụ nữ đã bao lần lên tiếng, xuống đường để tranh đấu cho tự do và độc lập của họ cũng như của xã hội và đất nước họ.
Vào thập niên 1970 kinh tế và dân số Ấn Độ và Trung Quốc tương đương với nhau nhưng rồi 30 năm sau đó tăng trưởng bên Tàu vượt xa Ấn. Nếu so sánh Trung Quốc với nhiều nước đang mở mang khác như Ai Cập, Brazil, Indonesia…kết quả đều tương tự. Câu hỏi đặt ra nơi đây tại sao tham nhũng ở Trung Quốc không cản trở tăng trưởng, mà trái lại nền kinh tế bốc hỏa nhanh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại?
Vào đầu thế kỷ 20, xã hội Nga cũng tương tự như xã hội Pháp trước cuộc cách mạng 1789 vậy. Một mặt triều đình thối nát, công quỹ kiệt quệ. Mặt khác giáo hội Chính Thống Giáo cũng liên kết với vương quyền và giới quý tộc bóc lột người dân. Cuộc cách mạng lật đổ Nga Hoàng năm 1917 không phải hoàn toàn, hoặc chủ yếu, do người Cộng Sản Bolshevik. Cũng như cuộc cách mạng Pháp và những cuộc cách mạng khác, thành quả có được là do sự đóng góp của nhiều cá nhân và đảng phái khác nhau. Tuy nhiên tổ chức nào nghiêm túc, chặt chẽ và kỷ luật sẽ nắm được thế thượng phong...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.