Hôm nay,  

George Washington: Doanh Nhân Đích Thực

28/03/202500:00:00(Xem: 1078)

HIỂU RÕ KHÁC BIỆT GIỮA QUẢN TRỊ THƯƠNG MẠI & ĐIỀU HÀNH QUỐC GIA

Quan tri thuong mai

Nếu như trong kinh doanh, người chủ có quyền ra quyết định nhanh chóng, tập trung tối đa vào lợi nhuận và kiểm soát hoàn toàn bộ máy vận hành, thì quản trị quốc gia lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. (Nguồn: pixabay.com)

Trong ba chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump liên tục cam kết rằng ông sẽ điều hành chính phủ liên bang như một công ty. Giữ đúng lời hứa, ngay khi tái đắc cử, Trump đã bổ nhiệm tỷ phú công nghệ Elon Musk đứng đầu một cơ quan mới thuộc nhánh hành pháp mang tên Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency, DOGE).

 

Sáng kiến của Musk nhanh chóng tạo ra làn sóng cải tổ mạnh mẽ. DOGE đã lột chức, sa thải hoặc cho nghỉ việc hàng chục ngàn nhân viên liên bang, đồng thời tuyên bố đã phát hiện những khoản chi tiêu ngân sách lãng phí hoặc có dấu hiệu gian lận. Nhưng ngay cả khi những tuyên bố của Musk đang được chứng minh sai sự thật,  việc tiết kiệm được 65 tỷ MK vẫn chỉ là một con số chiếm chưa đến 1% trong tổng ngân sách 6.75 ngàn tỷ MK mà chính phủ Hoa Kỳ đã chi tiêu trong năm 2024, và là một phần vô cùng nhỏ nhoi nếu so với tổng nợ công 36 ngàn tỷ MK.

 

Ngoài những con số đáng ngờ, DOGE cũng gây ra nhiều tranh cãi về mặt pháp lý. Vì cơ quan này chưa được Quốc hội chính thức công nhận, nên việc cắt giảm nhân sự bừa bãi và không có cơ sở pháp lý rõ ràng đang đặt ra những câu hỏi lớn về tính hợp hiến của sáng kiến này. 

 

Liệu mô hình “quản trị chính phủ như điều hành công ty” của Trump có thể thực sự mang lại hiệu quả như ông kỳ vọng? Hay nó đang vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Hoa Kỳ?

 

Trước khi tiến xa hơn trên con đường áp dụng lối điều hành công ty, xí nghiệp vào quản trị một quốc gia, có lẽ Trump và các cố vấn của ông nên nghiền ngẫm bài học từ vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ: George Washington.

 

George Washington: từ doanh nhân đến tổng thống

 

Cũng giống như Trump, George Washington là một nhà đầu tư bất động sản và doanh nhân thành đạt. Bên cạnh việc nắm giữ đất đai tại Virginia và sáu tiểu bang khác, ông còn có quyền sở hữu nhiều vùng đất của người bản địa tại Thung lũng Sông Ohio.

 

Với các khoản đầu tư trải rộng trên nhiều khu vực, Washington hiểu rõ tầm quan trọng của giao thông và cơ sở hạ tầng. Ông ủng hộ mạnh mẽ các dự án giao thông quy mô lớn, quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của tàu hơi nước (steamboat), và thậm chí còn thành lập Công ty Patowmack, tiền thân của những tập đoàn xây dựng Kênh đào Chesapeake và Ohio sau này.

 

Nhưng trên hết, Washington là một người nông dân. Tại điền trang Mount Vernon ở miền bắc Virginia, ông trồng thuốc lá, lúa mì và điều hành một nhà máy xay lúa. Sau khi rời nhiệm sở, ông tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh và xây dựng một nhà máy chưng cất rượu làm ăn rất khấm khá. Đến khi qua đời, ông sở hữu gần 8,000 mẫu đất canh tác và rừng – gấp gần bốn lần số tài sản ông thừa kế ban đầu.

 

Tuy nhiên, đế chế kinh doanh của Washington lại gắn liền với lao động nô lệ. Ông sở hữu khoảng 300 nô lệ gốc Phi, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của ông. Dù trong di chúc, Washington đã giải phóng 123 nô lệ, nhưng suốt quãng đời của mình, ông vẫn kỳ vọng họ phải làm việc theo ý muốn của mình.

 

Tổng thống Washington và bài học về quyền lực

 

Khi còn là doanh nhân và chủ đồn điền, Washington quen với việc ra lệnh và được tuân theo. Nhưng khi trở thành tổng thống, ông nhanh chóng nhận ra rằng quản trị một quốc gia không đơn giản như điều hành một công ty.

 

Vào đầu năm 1790, gần một năm sau khi nhậm chức, Washington đã viết thư cho nhà sử học người Anh Catharine Macaulay để chia sẻ suy nghĩ của ông về mô hình chính phủ mới của Hoa Kỳ. Trước đó vài năm, Macaulay đã từng đến thăm Mount Vernon, và bà rất muốn nghe quan điểm của Washington về hệ thống chính trị mà ông đang điều hành.

 

Trong thư, ông mô tả đây là “thử nghiệm vĩ đại cuối cùng nhằm thúc đẩy hạnh phúc của nhân loại thông qua một bản khế ước hợp lý.” Washington nhận định rằng chính phủ Hoa Kỳ là không chỉ “là một chính phủ dựa trên pháp luật, mà còn là một chính phủ của sự thỏa hiệp.

 

Trên cương vị tổng thống, Washington biết quyền lực của ông không phải là tuyệt đối. Trong suốt một năm đầu tiên tại nhiệm, ông đã nhận ra rằng “có việc cần cân nhắc kỹ lưỡng, có việc phải thương lượng, hòa giải và có việc phải kiên định giữ vững lập trường. Chỉ những ai có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo về chính trị mới có thể thực sự hiểu được những cái khó khăn và khó xử của vị trí mà tôi đang đảm nhiệm.

 

Dù Washington không nói thẳng lý do tại sao vị trí của ông lại “khó xử,” nhưng ai cũng hiểu điều đó xuất phát từ thực tế rằng Quốc hội mới là cơ quan quyền lực nhất của chính phủ Hoa Kỳ.

 

Chỉ một năm trước đó, Quốc hội đã thể hiện rõ quyền lực của mình khi tranh luận về một vấn đề quan trọng: việc liệu tổng thống có thể bãi nhiệm các bộ trưởng mà không cần sự chuẩn thuận của Thượng Viện hay không.

 

Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, trong Quyết định năm 1789 (Decision of 1789), Quốc hội cho phép tổng thống có quyền lột chức các viên chức cấp cao này. Tuy nhiên, kết quả chỉ được thông qua sau khi Phó Tổng thống John Adams phải bỏ phiếu quyết định để phá vỡ thế bế tắc.

 

Ý nghĩa của cuộc biểu quyết này rất rõ ràng: trong những trường hợp mà Hiến pháp còn mơ hồ, Quốc hội sẽ là cơ quan quyết định tổng thống có quyền nào và không có quyền nào.

 

Washington sớm hiểu rằng, dù muốn hay không, ông vẫn phải làm việc với Quốc hội để vận hành một chính phủ hiệu quả. Điều này được minh chứng rõ nhất khi Quốc hội thành lập Quỹ Sinking Fund vào năm 1790 để quản trị nợ công quốc gia.

 

Về nguyên tắc, quỹ này thuộc Bộ Ngân Khố – một cơ quan nằm trong nhánh hành pháp. Nhưng thay vì để tổng thống kiểm soát quỹ này, Quốc Hội lại thành lập một ủy ban giám sát có nhiệm kỳ cố định, nghĩa là tổng thống không thể lột chức họ và cũng không thể can thiệp vào công việc của họ.

 

Việc Quốc hội giới hạn quyền lực của Washington đối với Ủy ban Quỹ Sinking Fund (Sinking Fund Commission) đã tạo ra một tiền lệ quan trọng. Một minh chứng điển hình cho tiền lệ này là vụ kiện Humphrey’s Executor v. U.S. năm 1935. Phán quyết của tòa trong vụ kiện này sẽ khiến những người ủng hộ “học thuyết hành pháp thống nhất” (unitary executive theory) không vui, bao gồm cả Donald Trump – những người tin rằng tổng thống nên có toàn quyền kiểm soát nhánh hành pháp.

 

Năm đó, Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết rằng Tổng thống Franklin D. Roosevelt không thể tự ý bãi nhiệm một viên chức của Ủy ban Mậu dịch Liên bang (Federal Trade Commission, FTC) trước khi nhiệm kỳ của họ kết thúc. Khi đó, Roosevelt lập luận rằng chính quyền của ông sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu được làm việc với những người do ông tự lựa chọn.

 

Cũng giống như vị doanh nhân đang ngồi trong Tòa Bạch Ốc, Washington không phải lúc nào cũng vui vẻ với việc phải chia sẻ quyền lực với Quốc hội. Quốc hội Hoa Kỳ không phải là QH bù nhìn – các nghị sĩ đều có suy nghĩ riêng của mình, lập trường vững vàng và hiếm khi làm theo mệnh lệnh của tổng thống.

 

Nhưng Washington hiểu rằng hợp tác với Quốc hội là cách duy nhất để xây dựng một chính phủ liên bang thực sự hiệu quả, với từng nhánh thực thi đúng quyền hạn được Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho, theo ý định của các nhà lập quốc. Nhờ nguyên tắc kiểm soát và cân bằng quyền lực, Hoa Kỳ là – và vẫn là – một chính phủ dựa trên sự thỏa hiệp giữa ba nhánh quyền lực. Không ai là ngoại lệ, kể cả tổng thống.

 

Điều đáng ghi nhận là Washington nhanh chóng thấu hiểu và thích nghi với bài học quan trọng đó.

 
Nguyên Hòa biên dịch

 

Nguồn: “George Washington, a real estate investor and successful entrepreneur, knew the difference between running a business and running the government” được đăng trên trang TheConversation.com.

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hành động công kích đầy bất ngờ của Tổng thống Trump nhắm vào nền giáo dục đại học đã vô tình đánh thức tinh thần phản kháng của Harvard cùng hơn 100 trường đại học trên khắp 40 tiểu bang. Sự kiện này cũng để lại một bài học đáng suy ngẫm: nhượng bộ và đầu hàng trước những áp lực ngang ngược, vô lý không phải là cách tồn tại bền vững cho bất kỳ tổ chức nào. Sự việc khởi đầu với lá thư ngày 11 tháng 4 từ chính quyền Trump, trong đó đưa ra hàng loạt yêu cầu đối với Đại học Harvard. Ngay lập tức trường Harvard từ chối, vậy là chính phủ thẳng tay đóng băng khoản ngân sách tài trợ trị giá 2.3 tỷ MK. Ngoài ra, Trump còn dọa tước bỏ quy chế miễn thuế của trường. Hành động này bị nhiều người xem là sự lạm quyền nhằm chi phối một cơ sở giáo dục tư thục, và đã vô tình khơi dậy làn sóng ủng hộ quyền tự chủ của các đại học trên khắp Hoa Kỳ.
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
Ngày 3 tháng 4, 2014 là ngày mất của nhà đấu tranh Ngô Văn Toại. Mời đọc lại bài phóng sự SV Ngô Vương Toại bị Việt Cộng bắn tại trường Văn Khoa SG hôm tổ chức đêm nhạc Trịnh Cộng Sơn - Khánh Ly tháng 12, năm 1967, Sài Gòn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.