Hôm nay,  

‘Wokeness’: Tử Huyệt Của Trump, Giá Trị Của Nước Mỹ

21/03/202500:00:00(Xem: 1445)

iStock-1477358679

Trong bài diễn văn thông điệp liên bang trước Quốc Hội vừa qua, tổng thống Donald Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ “will be woke no longer” – khẳng định quan điểm chống lại cái mà ông ta coi là sự thái quá của văn hóa “woke.” Tuyên bố này phản ánh lập trường của phe bảo thủ, những người cho rằng “wokeness” (sự thức tỉnh) là sự lệch lạc khỏi các giá trị truyền thống và nguyên tắc dựa trên năng lực. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hiểu đúng về bối cảnh lịch sử của thuật ngữ “woke” để không có những sai lầm khi gán cho nó ý nghĩa tiêu cực hoặc suy đồi.
Từ một ca khúc

Theo tìm hiểu của Arthur Marquis viết cho tờ Scientific Origin, thuật ngữ “woke” bắt nguồn từ tiếng Anh trong cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi (African American Vernacular English - AAVE) với ý nghĩa ban đầu đơn thuần là “thức tỉnh.” Theo thời gian, nó được mở rộng để chỉ sự nhận thức về bất công xã hội, đặc biệt là liên quan đến phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng.

Vào những năm 1930, ở Alabama xảy ra vụ án chín thanh niên da đen bị buộc tội cưỡng hiếp hai phụ nữ da trắng ở Alabama – vụ án nổi tiếng trong nhiều thập kỷ, là nền tảng ý tưởng cho cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer To Kill a Mockingbird của Harper Lee. Nhạc sĩ Lead Belly đã sử dụng cụm từ “stay woke” trong bài hát Scottsboro Boys, kêu gọi cộng đồng người da đen hãy “thức tỉnh”, khuyến cáo họ cảnh giác trước nạn phân biệt bất công về chủng tộc trong hệ thống pháp lý. “Hãy nghe lời tôi nói, hãy cẩn thận khi đi qua những con đường ấy, hãy tỉnh táo, hãy nhìn thật rõ.” Từ đó, “woke” trở thành một lời nhắc nhở về sự cần thiết phải nhận thức rõ các vấn đề xã hội và đấu tranh cho sự thay đổi.

‘Woke’ bị đánh tráo khái niệm

Với nguồn gốc đó, “being woke” – thức tỉnh, có nghĩa là nhận ra các cấu trúc xã hội vốn đang nuôi dưỡng sự bất bình đẳng và tích cực ủng hộ công lý và công bằng. Nói cách khác, nó nhấn mạnh nhận thức về thực tế xã hội bên ngoài và hướng tới thay đổi xã hội

Thế nhưng trong những năm gần đây, “woke” đã bị chính trị hóa, thường được sử dụng với ý nghĩa mỉa mai để mô tả những hành động bị cho là “vượt quá về sự đúng đắn chính trị” hoặc “thể hiện sự thức tỉnh một cách giả tạo.” Thậm chí “woke” đã trở thành một từ thông dụng trong cuộc chiến văn hóa của những người theo chủ nghĩa chính trị bảo thủ trong những năm gần đây. Các chính trị gia cánh hữu, có lẽ đầu tiên là Thống đốc Florida Ron DeSantis – đối thủ nay trở thành đồng minh của Trump trong cuộc đua giành chức phiếu bầu sơ bộ của đảng Cộng hòa năm 2024 – đã tận dụng từ “woke” và đưa ra đạo luật “Stop Woke Act” tại Florida năm 2022. Khi tái đắc cử thống đốc lần hai, Ron DeSantis tuyên bố “Florida là nơi ‘woke’ sẽ bị diệt vong.”

Mặc dù chính Donald Trump vào năm 2023 đã lên tiếng chỉ trích đối thủ chính trị Ron DeSantis và những người Cộng hòa khác lạm dụng thuật ngữ “woke”, trong bài phát biểu ở câu lạc bộ bảo thủ Westside ở Urbandale, Trump tự định nghĩa “woke” liên quan đến các vận động viên chuyển giới, hoặc đàn ông giả vờ là phụ nữ chuyển giới để thi đấu trong các môn thể thao dành cho phụ nữ.

Rồi cũng chính Trump, trong các chiến dịch tranh cử 2024, đã sử dụng “woke” một cách điên cuồng như một liều độc dược tiêm chích vào hệ tư tưởng của các cử tri bảo thủ. Những lời nói vô căn cứ không ngừng nghỉ của Trump khiến “wokeness” trở thành mối đe dọa đối với tự do ngôn luận, là sự xói mòn các giá trị truyền thống.

Ngay những giờ đầu tiên quay lại Tòa Bạch Ốc, Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp có tiêu đề “Khôi phục quyền tự do ngôn luận và chấm dứt kiểm duyệt liên bang.” Trump tuyên bố trong thông điệp liên bang rằng nước Mỹ sẽ không còn tình trạng ‘woke’ nữa, “sự thức tỉnh (wokeness) là tai hại. Thức tỉnh là xấu xa.”

‘Wokeness’ – Tử huyệt của Trump

Hóa ra, “Wokeness” được định nghĩa bởi từ điển Cambridge là “trạng thái nhận thức, đặc biệt là các vấn đề xã hội như phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng” lại chính là một “tử huyệt” đối với Trump. Chính quyền của Trump, theo sách vở bài bản của một chính quyền độc tài, đầu tiên làm công việc “xóa” và “sửa” chữ. Trump muốn tất cả các thuật ngữ được coi là một phần của nền văn hóa cấp tiến này, được nhận thức trong trạng thái “wokeness” chẳng hạn như “bản năng giới”; “chuyển giới”; “phi nhị nguyên giới”; “khủng hoảng khí hậu” và “phân biệt chủng tộc” biến mất hoàn toàn khỏi các tài liệu liên bang của Hoa Kỳ, và cả trong hệ tư tưởng của người dân Mỹ.

Cũng ngay ngày nhậm chức, Trump đã nói rất rõ, dưới chính quyền của ông ta: “nước Mỹ chỉ có hai giới tính, nam và nữ.” Donald Trump đã đặt ra cho nước Mỹ một giới hạn thụt lùi không thể đo lường hay kiểm soát. Bất cứ điều gì nằm ngoài giới hạn đó đều là vô nghĩa đối với Trump, và sự đa dạng về giới tính trong trường học, nơi làm việc, lực lượng vũ trang không thể tồn tại nữa.

Trump và chính quyền của ông ta không chấp nhận sự công bằng và bình đẳng trong xã hội, từ nhân loại học, ngôn ngữ học, chính trị học, khoa học, cho đến luật học.

Với ngôn ngữ học, Trump phỉ báng đối thủ chính trị, buông lời nhục mạ nữ giới, khinh rẻ LGBTQ+. Trong một sắc lệnh hành pháp, ông ta đã định nghĩa lại “năng lượng” để loại trừ năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Kể từ khi Trump nhậm chức, các cơ quan liên bang đã xóa thông tin về biến đổi khí hậu khỏi hơn 200 trang web của chính phủ. Những thay đổi về ngôn ngữ này đặt nền tảng cho cách mọi người hiểu thế nào là đúng và sai, làm gia tăng sự chia rẽ sâu sắc hơn giữa cách nhìn của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ về thế giới.

Với nhân loại học, Trump khinh thường những người không cùng chủng tộc, bài trừ giáo dục, khống chế tự do ngôn luận. Sắc lệnh cắt bỏ chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập ở khắp cơ quan liên bang. Trump cắt cả nguồn tài trợ vốn có vai trò thiết yếu cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của các hệ thống đại học. Những nhân viên chính phủ liên bang bị nghỉ việc không thông báo trước. Đối với Trump, giáo dục, kiến thức không làm nên Golden Age!

Chính quyền của Trump đã bắn phát súng “cách mạng văn hóa” chấm dứt Tu Chính Án Thứ Nhất bằng cách ký sắc lệnh ngưng hoạt động các tổ chức truyền thông quốc tế. “Một món quà vô giá Trump tặng cho chính thể độc tài ở Việt Nam, chính thể độc tài ở Châu Á,” một nhân viên Đài Á Châu Tự Do đã nói như thế.

Giáo sư nhân chủng học Norma Mendoza-Denton tại Đại học California-Los Angeles, người đồng biên tập một cuốn sách về cách sử dụng ngôn ngữ của Trump, cho biết: “Tôi nghĩ rằng tất cả những cá nhân quyền lực và tất cả những thực thể quyền lực đều đang cố gắng bẻ cong thực tế để có lợi cho họ, để phục vụ cho lợi ích của riêng họ.”

Với chính trị học, Trump chọn thế đứng với các quốc gia phản dân chủ, làm cho Châu Âu phải rùng mình.

Với luật học, Donald Trump sử dụng sai lầm thẩm quyền tối cao của một tổng thống, đi ngược lại với Hiến Pháp mấy trăm năm của nước Mỹ. Chính quyền của Trump ngang nhiên bắt giữ hoặc trục xuất cả những người có tư cách công dân Mỹ hợp pháp (greencard.) Trump phớt lờ phán quyết của chánh án liên bang.

Tất cả những quan điểm trên, đang hiện diện dưới chính quyền của Trump, không phản ánh đúng bản chất của thuật ngữ “WOKE. Khi “WOKE” mang ý nghĩa khuyến khích con người nhận thức và giải quyết những bất công trong xã hội, thì dưới định nghĩa của Trump, và cách vận hành chính phủ của Donald Trump, nó đã trở thành một thứ độc dược, thậm chí là tiêu cực, một loại văn hóa suy đồi.

Cuộc chiến chống lại ‘WOKE’ của tổng thống Mỹ Donald Trump đang diễn ra với vận tốc ánh sáng, vì đó là tử huyệt của ông ta. Và người Mỹ có chấp nhận đưa “WOKE” trở lại theo đúng ý nghĩa từ điển để làm nên giá trị của nước Mỹ hay không, sẽ là một cuộc chiến khác, có thể sẽ cam go hơn và lâu dài hơn. Vì chỉ khi đó, các cuộc thảo luận về công bằng xã hội mới trở nên cởi mở và mang tính xây dựng hơn, thay vì bị chi phối bởi định kiến và những hiểu lầm.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
Ngày 3 tháng 4, 2014 là ngày mất của nhà đấu tranh Ngô Văn Toại. Mời đọc lại bài phóng sự SV Ngô Vương Toại bị Việt Cộng bắn tại trường Văn Khoa SG hôm tổ chức đêm nhạc Trịnh Cộng Sơn - Khánh Ly tháng 12, năm 1967, Sài Gòn.
Theo thời gian, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, số lượng Tăng, Ni đến định cư ở Mỹ ngày càng đông, theo diện vượt biển và vượt biên tị nạn Cộng Sản (từ 1975 đến 1989), theo Chương Trình Ra Đi Trật Tự (Orderly Departure Program - ODP) và Chiến Dịch Nhân Đạo (The Humanitarian Operation - HO) (từ 1980 đến 1997), hay theo diện hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo được các chùa, các tổ chức Phật Giáo ở Mỹ bảo lãnh kể từ đầu những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3. Các vị Tăng, Ni này định cư ở Mỹ dù thuộc diện nào thì đều mang theo mình sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp của Đức Phật, duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Đây là động lực chính hình thành các cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ trải dài nửa thế kỷ qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.